Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

... và hoa Cát tường.



Ở entry trước đã tán nhảm về hoa Cát đằng 葛 藤 cho nên tôi muốn tán tiếp luôn về hoa Cát tường 吉 祥, cùng một "họ" Cát với nhau cả, nhưng chữ Hán Việt thì viết khác và nghĩa cũng khác. Đây là môt loài hoa mới thấy xuất hiện ở Việt Nam vài năm nay, tên khoa học Eustoma grandiflorum, họ Gentianacrae, nguồn gốc đâu tận miền Tây nước Mỹ. Hoa Cát tường có nhiều màu sắc, tím, trắng pha sắc xanh, hồng, trắng, trắng có viền tím, viền hồng... Hoa Cát tường có loại cánh hoa xếp trông giống như hoa Hồng nhưng nhìn có cảm tưởng cánh hoa mỏng hơn.






Về ý nghĩa của chữ Cát tường ai cũng biết, có nghĩa là tốt lành, tốt đẹp. Trong 64 quẻ của Kinh dịch có những quẻ cát tường (tốt)  và đại cát tường (rất tốt). "Cát tường như ý" là một câu hay được viết trong dịp tết để treo trong nhà, mong năm mới tốt đẹp như ý, cũng như "Cung chúc tân xuân", hay câu tiếng Anh "Happy New Year" vậy. Phật giáo có tượng Phật nhập Niết bàn nằm nghiêng bên phải còn được gọi là tượng Cát tường, theo kinh sách Phật giáo ghi chép năm 80 tuổi Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết bàn dưới tán của 2 cây Sa La ở thành Câu Thi Na bên bờ sông Bạt Đà nước Câu Lợi. Phật giáo Tây Tạng cũng có một bức tượng gọi là Cát Tường Thiên Mẫu ngồi trên một con la rất được người Tây Tạng tôn sùng.

Trong câu chuyện về chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam được đọc thấy trong nhiều sách vở,  khoảng thập niên 1930 có một họa sĩ tên là Cát Tường cải tiến chiếc áo tứ thân để thành chiếc áo dài hai thân, tuy theo thời gian chiếc áo dài của phụ nữ đã được biến đổi khá nhiều, nhưng vẫn giữ được cái nét ban đầu. Báo chí thời đó viết tiếng Pháp đã gọi áo dài là Le Mur (bức tường) theo tên Cát Tường. Một cách dịch khá ngộ nghĩnh.

* Ảnh: Internet.


19 nhận xét :

  1. Bây giờ bu tui mới biết trên đời có hoa cát đằng và hoa cát tường hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sang bên nhà bác Bu thì thấy bác chú ý tới "hoa biết nói" (post hình hoa biết nói). Hihì!

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Bu tui tán thêm cho vui:
    1- Từ quẻ Thuần càn (số 1) đến quẻ Hỏa thủy vị tế (số 64) chỉ có quẻ Hỏa thiên đại hữu (số 14) là tập trung nhiều tính ưu việt. Quẻ 14 này có Li (lửa, ở trên), có càn (trời, ở dưới). Phần hào từ bàn đến hào dương trên cùng như sau: Thượng cửu: Tự thiên hựu chi, cát, vô bất lợi, được dịch là: Hào trên cùng, dương, tự trời giúp cho, tốt, không có gì mà chẳng lợi.
    Khổng tử đọc tới hào này bảo: Trời sỡ dĩ giúp cho là vì thuận với đạo trời, người sỡ dĩ giúp cho là vì có lòng thành tín. Phan Bội Châu nhận xét rằng trong 64 quẻ, không quẻ nào tốt đều như quẻ này: Hào 1,2,3 đều không có lỗi, hào 4 được hanh thông, hào 5 tốt, hào 6 đã tốt hơn nữa, “không có gì mà chẳng lợi”. Ngay đến quẻ càn, quẻ thái hào cuối cùng cũng xấu, Kém quẻ này. Đại hữu chính là thời thịnh trị sau thời đại đồng.
    2- Nói theo cách của PNH thì quẻ Hỏa thiên đại hữu (số 14) là “Đại cát tường” cho dù trong 64 quẻ không có quẻ nào có tên là Đại cát tường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ba cái vụ "Dịch" này tôi chỉ mới dám "lớt phớt" qua đọc để mà chơi thôi, chưa dám xông vào, thấy như đám rừng :-)))

      Xóa
  4. Cám ơn bài viết của bác Hiệp và lời bình của bác BU!
    Tôi từng nhầm hoa cát tường trong ảnh với hoa hồng trắng.
    Chúc các bác và mọi người Cát Tường Như Ý!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn ở ngoài hay trên hình tưởng hoa hồng trắng thật đấy bác VuNho, nhưng lá của hai loài hoa này khác nhau, lá hoa Cát tường dài và không có răng cưa như hoa hồng.
      Cám ơn bác, cũng xin chúc bác và bạn bè cát tường.

      Xóa
  5. Sau này dịp Tết thấy hoa Cát tường bán nhiều và giá khá đắt , chỉ là vì mỹ danh Cát Tường chứ sắc hoa nhàn nhạt không rực rỡ như hoa mai, hoa cúc hay lay ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một nhận xét của bạn Marg. theo tôi là rất chính xác, hoa Cát tường hiện nay được mua nhiều, cả trong những ngày Sóc, Vọng (1 và 15 Âm lịch) để cúng, chứ không riêng gì ngày Tết, và giá đắt hơn hoa Hồng, tôi có người bạn chuyên bán hoa nên biết khá rõ.

      Xóa
  6. Bác Hiệp ơi, theo bác Huỳnh Chương Hưng.
    .
    Ngày 16 tháng đủ, ngày 15 tháng thiếu gọi là “vọng” 望. Thơ Bảo Chiếu 鲍照 có câu:
    Tam ngũ nhị bát thời
    Thiên lí dữ quân đồng

    三五二八時
    千里與君同

    (Ngày 15, 16 lúc trăng tròn/
    Chúng ta cùng ngắm nhìn trăng sáng dù cách xa ngàn dặm)


    Chính là nói trăng tròn ngày “vọng”. Sau ngày “vọng” gọi là “kí vọng” 既望 . Cho nên trong bài Tiền Xích Bích phú 前赤壁賦 Tô Thức 蘇軾 đã viết:
    Nhâm Tuất chi thu, thất nguyệt kí vọng
    壬戌之秋,七月既望
    (Sau rằm tháng bảy mùa thu năm Nhâm Tuất)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác PhamVan đã đưa thêm những thông tin về ngày Vọng. Theo sách vở Việt Nam tôi thấy đều viết ngày Sóc là ngày mùng một ÂL, và ngày rằm (15) ÂL là ngày Vọng không phân biệt là tháng đủ hay tháng thiếu. Điều này đại đa số những người theo Phật giáo ở xứ mình cũng áp dụng trong việc thờ cúng. Cũng có một số ít người cúng vào ngày 1 và 16 ÂL (họ không cúng vào ngày 15), tôi có hỏi thì được cho biết, một số người làm ăn buôn bán cúng vào ngày 16 chứ không cúng ngày 15 ÂL, họ cũng chỉ nói thế chứ không giải thích gì thêm.

      Riêng câu 三五二八時 (Tam ngũ nhị bát thời), phía dưới được bác ghi là (Ngày 15, 16 lúc trăng tròn/). Tôi không hiểu rõ lắm?

      Vấn an bác.

      Xóa
    2. Aha, cám ơn bác Bu đã giải thích, ba năm và hai tám, cũng như bẩy bẩy = 49 :-))

      Xóa
  7. Thấy trên Google còn có hoa Cát Lan (Cattleya Labiata), hoa Cát Cánh (Campanula takesimana)... Cái họ Cát này nhiều hoa ghê nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ Cát này coi bộ thịnh hành gớm à bác Nô :-)))

      Xóa
    2. Ý quên, bác tra thử luôn xem có hoa Cát... cứ không?

      Xóa
  8. Dù hoa đẹp nhưng M vẫn chẳng thích loại hoa này đâu anh Hiệp ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có nhiều hoa ... Cát. Ngoài bắc, cứ Tết, nhiều cây tên Phát, Tài, Lộc.
      Tâm lý hóng của giời. Mồm nói vô sản cần lao, tay vơ tài lộc. Chán cái hoa của bác.

      Xóa
    2. Hihi, chán cái hoa này thật, cũng như ít năm trước đây dịp Tết có cái hoa tên Mãn đình hồng, một giống hoa ngoại nhập khá vô duyên. Cũng đặt theo "tên" nhưng hoa Mai (người ta nói do người Nam bộ nói trại từ chữ "may") lại thấy có duyên. :-))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))