Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Những quyển sách cũ.


Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, in lại năm 1967 tại Saigon, theo bản in năm 1931 tại Hà Nội.


Thỉnh thoảng cần phải tra cứu hay tìm hiểu gì tôi thường lục lọi trong đám sách vở hiện có, hay trên mạng. Tìm trên mạng tiện bởi rất nhanh, vào Google gõ vài chữ, enter là nó hiện ra cả đống trang cho mình tha hồ đọc, nhưng những thông tin trên mạng thường cần phải kiểm chứng lại, ngay cả với những trang tương đối nghiêm túc, và muốn kiểm chứng lại phải quay trở lại sách vở. Tuy không phải những gì viết trong sách là "đáng tin tuyệt đối", nhất là sách vở bây giờ, nhiều khi có vẻ được viết ra một cách "vô tội vạ".

Mới đây trên một trang mạng quen thuộc (TỄU - BLOG), có đưa ra trường hợp một quyển sách nói về chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam căn cứ trên những Châu Bản từ đời Nguyễn, in bằng 4 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa. Cuốn sách do ỦY BAN BIÊN GIỚI QUỐC GIA thuộc Bộ Ngoại Giao thực hiện (sách không bán, chỉ dành cho các hoạt động đối ngoại), dĩ nhiên một cuốn sách quan trọng như thế (khẳng định chủ quyền), phải được "chăm sóc kỹ lưỡng" từ hình thức đến nội dung, bởi những người giỏi nhất (dịch sang chữ quốc ngữ, Anh, Pháp, Hoa), và sẽ phải qua nhiều tầng lớp kiểm tra trước khi phát hành.

Không ngờ sau khi phát hành thì trang TỄU đã nêu một cái sai khó biện minh, ngay ở trang thứ hai bài Lời giới thiệu của Ban biên tập "Vua Gia Long tạ thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh...". Từ cháu nội không chỉ sai trên bản tiếng Việt mà sai trên tất cả 4 bản Việt, Anh, Pháp, Hoa. Sách có đính kèm theo một tờ giấy nhỏ đính chính chữ cháu nội = con là, và theo trang TỄU thì chỉ có phần đính chính chữ Việt còn 3 bản Anh, Pháp, Hoa không thấy đính chính. Tại sao một cuốn sách quan trọng như thế lại in sai một điều cơ bản mà một học sinh Trung học cũng biết, vua Minh Mệnh là con chứ không phải cháu nội của vua Gia Long?. Điều này chứng tỏ chỉ khi đã in và đóng thành sách rồi mới phát hiện, và "chữa cháy" bằng một cái đính chính mà trang TỄU nói bằng hai cái lá tre.

Mấy bữa rồi miền Trung mưa bão quá, trời Saigon ảnh hưởng lúc nào cũng nặng một màu xám. Tôi ngồi nhà lôi một mớ sách cũ ra đọc, cũng nhân tiện sắp xếp lại ít sách vở mình có, lâu lâu cũng phải sắp xếp lại để khi cần lục tìm cho dễ. Có những quyển sách tôi có đã  xấp xỉ nửa thế kỷ nay, mua từ thời đi học còn giữ được, ấy là ít quyển sách học, sách kiến thức, từ điển mà tôi còn "diếm" được qua lần "sách nạn" sau 30-4-1975... Lúc ấy kể cả bộ Thiền luận, Đức Phật và Phật pháp, Nho giáo... sách dịch của Dostoievsky, Leon Tolstoi, và các tác giả Âu, Mỹ..., tất cả các loại sách đều bị người ta đẩy xe ba gác đến nhà tịch thu sạch.


            Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Trường Thi xuất - 1957.


 Tự điển Chữ Nôm, Nguyễn Quang Xỹ-Vũ Văn Kính, Trung Tâm Học Liệu Saigon - 1971.



Pháp Việt Tân từ điển, Thanh Nghị, NXB Thời Thế - 1961.

Tự điển Việt Pháp, Đào Văn tập, Nhà sách Vĩnh bảo Saigon - 1953.


                                         
 
 Tự điển Anh Việt - Việt Anh, Lê Bá Khanh-Lê Bá Kông. Ziên Hồng - 1968.

          Tự điển Danh nhân Thế giới, Trịnh Chuyết, NXB Xuân Trinh - 1970.

Ngoài những quyển tự điển, tôi còn một vài quyển sách học chữ Nho của GS Đào Mộng Nam ( tôi có được học với ông, trước năm 75 ông có dạy tại ĐHSP Huế, Saigon, đã mất ít năm gần đây tại Hoa Kỳ), Nho văn, Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm, Chiến Quốc Sách, Thiền và Phân tâm học...

Sách tự học chữ Nho của GS Đào Mộng Nam, Việt Nam Văn Hiến - 1973.

Nho văn Giáo khoa Toàn thư, Nguyễn Văn Ba, Việt Nam Văn Hiến - 1970.


  Việt Nam Văn Học Sử yếu, Dương Quảng Hàm, Bộ văn Hóa Giáo Dục - 1964.

 
  Sách  Chiến Quốc Sách - Thiền và Tâm Phân Học.

Tôi còn giữ được quyển Kinh Thánh Tân Ước loại bỏ túi mà tôi đã mang theo ba lô suốt những năm tháng chiến tranh, trước năm 1975 một vị Linh mục Tuyên úy trong quân đội đã tặng

  Kinh Thánh Tân Ước loại bỏ túi.


Sau năm 1975, khi đã quen quen với cuộc sống mới, thỉnh thoảng tôi vẫn ghé nhà sách quốc doanh xem và mua sách. Những quyển sách như Từ điển Truyện Kiều, Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Học sinh, Chữ Nôm, Bảng tra Chữ Nôm, Từ điển Nga Việt, Tục ngữ Nga Việt, sách khảo cứu..., và khá nhiều sách Văn học. Đa số sách được in trong thời gian này giấy rất xấu.




                Từ điển Truyện Kiều, Đào Duy Anh, NXB Khoa Học Xã Hội - 1974.


         Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ Biên, NXB Khoa Học Xã Hội - 1967.


 Từ điển Học Sinh, Nguyễn Lương Ngọc, Lê Khả Kế chủ biên, NXB Giáo Dục - 1971.

                       Chữ Nôm, Đào Duy Anh, NXB Khoa Học Xã Hội - 1975

         Bảng Tra Chữ Nôm, Viện Ngôn Ngữ Học, NXB Khoa Học Xã Hội - 1976.

Từ điển Nga Việt, Nguyễn Năng An, NXB Giáo Dục - 1972.

Tục ngữ Nga Việt, Lê Đình Bích, NXB Khoa Học Xã Hội - 1986.

Mỹ Thuật Việt Nam, Nguyễn Phi Hoanh, NXB TP HCM - 1984.


Những quyển sách cũ của một thời, giấy đã vàng úa theo thời gian, có những quyển đã hơn nửa thế kỷ, lại là những quyển sách tôi thích nhất trên kệ sách của minh...



39 nhận xét :

  1. Bác Hiệp có một tủ sách thật quý. Thảo hèn kiến thức của bác Hiệp rất uyên thâm qua các bài viết trên Entry. Chúc mừng và khâm phục

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác BoBi đã vào xem. Hơn nửa thế kỷ tôi đã "tích cóp" được kha khá các loại sách về kiến thức, đủ để lập một tủ sách nho nhỏ, tra cứu trên nhiều thể loại.
      Hồi này thấy bác ít xuất hiện, nghe nói bác bị hạn chế lên mạng vì sức khỏa. Chúc bác an lạc.

      Xóa
  2. - Có thêm một người mà nhân dân Việt Nam, nhất là Trí thức tiếc thương đó là nguyên cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.
    Năm 1975, trên đường từ Sài gòn ra, mình chở đầy một xe com-măng-ca đít vuông sách (mà cách mạng khi đó định tiêu hủy). Nhưng rồi về Hà Nội lại không giữ được vì mỗi bạn mượn vài quyển và không trả vì họ biết là sách quý. Thật là tiếc. Trong chiến tranh mình đã bị bom trúng nhà, đốt cháy một cuốn tem do một cụ người việt nam từng đi lính sang tây về đã nhặt được trên xác một lính Đức chết trận trên chiến trường. Các tem đó có mốc thời gian từ 1914 trở về trước, thật vô giá, và cũng rất tiếc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ có nhiều người sưu tầm những sách xưa, cũ thời trước năm 75, có nhiều quyển tôi không thể tìm thấy nữa. Sau năm 1975 cho tới khoảng năm 2000, thời gian này có nhiều quyển sách hay, những quyển từ điển về đủ thể loại mà tôi có được một ít, có thể tin cậy được. Bây giờ thỉnh thoảng cũng có được một vài quyển sách hay, do những người viết có uy tín viết.

      Nghe bác nói về sách và tem thấy tiếc thật.

      Xóa
    2. chào bác, bác có thể để lại cho con cuốn từ điển Anh việt của Lê Bá Kong được ko ak, con đang cần nó. nếu được bác vui long liên hệ con qua email julienguyen0608@gmial.com. cảm on bác nhiều.con đợi email của bác

      Xóa
    3. julienguyen0608@gmail.com nha bác, ở trên con bấm sai lỗi ính tả

      Xóa
    4. Chào bạn Julie Nguyen, rất tiếc quyển từ điển Anh-Việt này là kỷ niệm thời đi học của tôi bạn ạ.

      Xóa
  3. Đọc bác viết " sách nạn " thấy thiệt tình , trên đời này sao có nhiều thứ "nạn" quá ,hihi . Sách bao giờ cũng là người bạn thân quý , nếu mình biết chọn bạn , bác nhỉ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, đúng là sách mắc nạn, lúc ấy bao nhiêu sách bị khoác cho cái "vòng kim cô" là "văn hóa phẩm đồi trụy", khác chi Tần Thủy Hoàng đốt sách ngày xưa.
      Trường học đem lại cái nền móng, còn sách giống như kiến trúc mà ta có được. Bao giờ cũng là bạn tốt :-))

      Xóa
    2. :Đốt sách ở ta thì có 3 lần: 1414 (do quân Minh), 1954 và 1975 (do quân "mình"). Trên thế giới thì ngoài bạo Tần, còn có bạo Hitler cũng đốt sạch sách nữa!

      Xóa
    3. Ta "đốt" mình, hìhì! Nói thế chứ hồi năm 75 theo tôi biết ở Saigon cũng không đến nỗi đốt sách, họ tịch thu xong mang ra chợ trời :-))

      Xóa
    4. Cũng tùy theo phường đó bác . Cái thời hỗn mang mạnh ai nấy làm . Có nơi gom cả đống sách với băng cassette đem "hỏa thiêu hồng liên tự", băng nhựa cháy khét lẹt .
      Đốt hết, rồi sau này một số được đem ra tái bản lại và cho hát hò lại . Trí tuệ và tâm hồn con người thì có lửa nào đốt được ?

      Xóa
    5. Ui vậy hả, thời gian đó tôi có một người bạn bán sách cũ ở vỉa hè Saigon, nhiều nơi người ta lấy sách bán cân ký lô (nói lái là "cô ký lân") bởi sách tịch thu nhiều quá, hồi đó có những quyển sách đóng dấu những thư viện lớn bán rẻ mạt. Thỉnh thoảng tôi ra ngồi chơi hay gặp nhà văn Sơn Nam, Vương Hồng Sển và cả Bùi Giáng la cà nơi sách vỉa hè.

      Xóa
  4. Qua đây gặp sách.. cũ
    Chợt thấy nhớ bạn xưa
    Sách cũ và người cũng cũ
    Cất vào kho bụi mù..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà chà, hôm nào dọn lại kho đi chị M. :-)))

      Xóa
  5. Lê nin nói không có sách không có tri thức, không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản
    Khổng tử nói trung thư hữu mỹ nhân (trong sách có người đẹp)
    Hi hi hi bu tu theo cụ Khổng thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Lê Nin nói đúng quá, không có sách thì không có chủ nghĩa Cộng sản, nhưng lại có một thứ "cộng sản nguyên thủy", đó là cuộc sống bầy đàn.

      Người đẹp còn đỏng đảnh chứ sách không thế phải không bác Bu, cho nên tôi với bác mới làm bạn với sách được suốt cả hơn nửa thế kỷ nay :-)))

      Xóa
    2. Hehe bầy đàn kiểu trại lính mới chết chứ

      Xóa
  6. Bạn có bài mới mà sao bên trang bu chỉ hiện lên bài cũ Cát tường là sao nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi qua nhà bác thấy bài này mà.

      Xóa
    2. Chiều nay mới thấy xuất hiện

      Xóa
    3. Cái anh Blogspot này đôi khi nó thế, hay là nghe nói năm tới dẹp người ta không chăm sóc nên nó mới ì ạch thế?

      Xóa
  7. Khâm phục.
    .
    Những bạn hiền.
    Những người hiền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong đó chắc chắn phải có bác VanPham :-)))

      Xóa
  8. Quý 1 năm 2008 Nhà xuất bản Văn học cho ra đời quyển Từ điển Thành ngữ, điển tích, danh nhân của giáo sư Trịnh Văn Thanh. Sách này được xuất bản lần đầu tiên năm 1966 ở miền nam. Ở trang 742 nói về Phan Bội Châu có đoạn viết "Năm 1925 nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bôi Châu nộp cho thực dân Pháp..."
    Cái lỗi động trời này do NXB Văn học không đọc kỹ trước khi tái bản. Nhưng từ năm 2008 đến nay không thấy ông chóp bu nào của nhà xuất bản bị kỷ luật, cấp trên cũng im re vì làm toáng lên thì thưa ông tôi ở bụi này. Tác giả Trịnh Văn Thanh bây sống chết ra sao không ai biết, ông ấy bịa tạc ra chi tiết này hay tham khảo ở đâu đó có trời mới biết được.
    Tắc trách về sách vở và xuất bản đến thế là cùng ...huhuhu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới sáng nay trên báo Tuổi Trẻ cũng có bài viết về sai sót trong sách giáo khoa lớp 1, trích dẫn sai "Tuổi thơ con thả trên đồng" (Quê hương-Đỗ Trung Quân), thành "Chiều chiều con thả trên đồng". Tùy tiện trong việc viết tên loài vật, con thì viết hoa con thì viết thường trong cùng một câu, và nhiều lỗi khác như câu chữ lủng củng, sai nghĩa như "bò bê có cỏ, bò bê no nê", bò bê "ăn" cỏ mới đúng.
      Mà đây là lần tái bản thứ bao nhiêu chứ không phải sách in lần đầu. Có nghĩa là người ta cứ nhắm mắt mà in, mà dậy... Tôi cũng huhu theo luôn!

      Xóa
  9. Cứ sách với blog thế này thì mắt bác Hiệp sẽ mỏi lắm đây. Cuối tuần sang thăm chúc Bác Hiệp và cả nhà luôn khỏe và vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi vậy bây giờ phải đi khám mắt định kỳ rồi, hìhì! mắt... già!

      Xóa
    2. bạn có thể để lại cho mình quyển từ điển của thầy lê đình bích k bạn. hoặc cho mình mượn đọc ít hôm đc k bạn. nếu dc bạn liên hệ với mình qua mail: phamvanthang20n@gmail.com nhé

      Xóa
  10. Cháu chào bác ạ! Cháu tình cờ tìm được website của bác khi đang tìm quyển sách "Tục ngữ Nga Việt" của Lê Đình Bích. Cháu đang ở Nga và làm nghiên cứu sinh đề tài có liên quan tới thành ngữ tục ngữ Nga Việt. Cháu có nhờ người nhà tìm quyển sách đó nhưng không thấy, và hình như không có tái bản lại. Bác ơi bác có thể giúp cháu cho phép người nhà cháu tới chụp lại quyển sách để gửi qua mail cho cháu không ạ? Cháu cảm ơn bác rất nhiều. Cháu biết thế là rất phiền, nhưng thật sự cháu rất cần bác ạ. Cháu Thanh Hà. Địa chỉ email của cháu là ocean_910@yahoo.com Cháu rất mong nhận được câu trả lời của bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi khá bận và rất ít tiếp xúc nhưng cũng muốn giúp bạn, có điều quyển sách Tục ngữ Nga Việt in vào năm 1986 trên giấy đen có lẫn cả rơm rác, lúc ấy là thời bao cấp sách báo đều phải in trên loại giấy ấy, chữ in kiểu typo cũ, mực lem nhem, qua cũng gần 30 năm bây giờ giở sách ra đọc còn muốn không nổi, nếu đi photo rồi lại gởi qua email chắc chắn bạn sẽ chẳng còn nhìn thấy gì... Biết làm sao được!

      Xóa
  11. Cháu cảm ơn bác ạ, cháu chỉ mong bác cho phép tới gặp lấy máy ảnh chụp sách tại chỗ và gửi lại bác luôn ạ.Vì cháu thật sự rất cần nếu không cháu không dám làm phiền bác đâu ạ, cháu cũng biết là bác rất bận ạ. Cháu cảm ơn bác đã trả lời cháu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã gởi Email cho bạn, bạn xem ở Email nhé.

      Xóa
  12. Kính chào bác Hiệp. Lời đầu tiên cháu chúc bác nhiều sức khỏe.
    Cháu tình cờ vào trang blog này vì cháu đang tìm trên google sách "Nho Văn - Nguyễn Văn Ba". Thật sự Bác có kho sách rất quý. Cháu thuộc thế hệ 8x rồi nhưng không hiểu sao vẫn thích học cho được chữ Nho để mong có dịp được tìm hiểu các kiến thức của Ông Bà ta ngày xưa để lại trong sách. Cháu mới tìm thấy bản Scan trên mạng quyển sách " Chữ Nho tự học - Đào Mộng Nam", thực sự rất mờ nhưng đọc qua cháu thấy hay quá. Mỗi ngày, sau 1 ngày làm việc căng thẳng, trước khi đi ngủ vẫn phải học ít nhất 4 chữ, thật sự quá hay.
    Cháu dài dòng như vậy cũng chỉ mong Bác hiểu là cháu rất trân trọng những người như Bác, gìn giữ vốn quý cho đời sau.
    Chúc Bác thật nhiều sức khỏe và có duyên sưu tầm được nhiều sách quý thêm nữa.
    Nguyễn Quốc Cường - TPHCM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn, cám on bạn về lời chúc sức khỏe.
      Những quyển sách như Tự học chữ Nho của GS. Đào Mộng Nam, hay Nho văn là sách tôi đã mua từ trước năm 1975 để học chữ Nho. Bạn nói rất đúng sách học chữ Nho học dễ hiểu, dễ nhớ, thời bây giờ mà những bạn trẻ (tôi xin mạn phép gọi như vậy qua cách xưng hô của bạn) mà còn chú ý học chữ Nho quả là đáng nể.
      Tôi cũng rất quý những quyển sách của tôi, dầu là cũ hay mới.
      Cũng xin chúc bạn sức khỏe. Như ý.
      PhamNgocHiep.

      Xóa
    2. Cảm ơn bác Hiệp về lời khen ^_^

      Xóa
    3. Muốn được liên lạc với a, xin a cho số di động hay gmail ạ.

      Xóa
  13. Cháu chào bác Hiệp. Cháu đang tìm mua quyển "thành ngữ điển tích danh nhân từ điển" của tác giả "Trịnh Văn Thanh". Không biết bác có quyển này không ạ, hay bác biết ai có chia sẽ giúp cháu với ạ. Tks bác chúc bác 1 ngày tốt lành.

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))