Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Chuẩn và báo cáo.

                                                       Ảnh internet.

Từ điển của Viện Ngôn ngữ-Trung tâm Từ điển học định nghĩa chữ chuẩn như sau: chuẩn: cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng. Định nghĩa này chắc không ai phản đối.

Sáng nay tôi đọc được trong bài "Nặng kiến thức, nhẹ thực hành" trên báo Tuổi Trẻ (16-7-2013) có đoạn viết: Theo báo cáo giám sát, tỉ lệ đạt chuẩn đào tạo của giáo viên phổ thông hiện nay ở mức rất cao, từ 99,6 - 99,63% tùy theo bậc học. Nhưng bất cập lớn nhất và nan giải nhất lại ở năng lực sư phạm, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học của số đông giáo viên ở mức yếu.

Đọc điều này tôi thấy rất lạ, tỉ lệ đạt chuẩn đào tạo của giáo viên phổ thông hiện nay là 99,6 đến 99,63%, nghĩa là gần như 100% giáo viên được đạt chuẩn đào tạo, nhưng năng lực sư phạm, phương pháp, cách thức tổ chức dạy của số đông giáo viên lại ở mức yếu, mà ai trong chúng ta cũng biết, ở nơi người giáo viên thì năng lực sư phạm, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học lại là cái quan trọng vào bậc nhất của người đứng trên bục giảng, người giáo viên mà có nhiều tri thức, kiến thức cao, nhưng nếu thiếu năng lực sư phạm, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học, thì chắc chắn hiệu quả khi dạy học sẽ rất thấp.

 Như vậy chúng ta sẽ phải hiểu ra sao với câu "đạt chuẩn đào tạo" đối với gần 100% giáo viên phổ thông? Năng lực sư phạm, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học, có lẽ không nằm trong chuẩn đào tạo?

Đọc tiếp nữa thì ra vấn đề nằm ở báo cáo giám sát, giữa chất lượng thật và báo cáo không giống nhau, điều này cũng giống như trong giao thông, trong xây dựng... Chất lược thật của công trình lại trái ngược với nghiệm thu, với giám sát... Thế!

13 nhận xét :

  1. Chuẩn nhưng không ra chuẩn
    Chỉnh cũng chẳng thành chỉnh
    Cuối cùng một mớ lăng nhăng
    Dưới trên ông cùng như thằng cả thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc báo cáo nước ta thì chỉ có.... bể cái đầu thôi, bác Phạm ơi, kể cả cái Báo Cáo to nhất cứ 5 năm đọc một lần!

    Trả lờiXóa
  3. Nói xuôi cũng được
    Nói ngược cũng xong
    Đoc báo nhà nước
    Lắm khi nổi xung!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáng nay giở tờ báo cũng đọc thấy ông Thứ trưởng Giáo dục lại ký cái QĐ thu hồi... cái QĐ mới ký mấy hôm trước, về việc cộng thêm 2 điểm thi vào đại học, cho những người có công với cách mạng năm 45 và bà mẹ VN anh hùng. Cái QĐ cộng điểm này người ta nói là... hâm. Bởi vì đối tượng được công điểm tính ra đều đã trên... tám chục.
      Đúng là ngược xuôi gì cũng được, cai trị là tiên liệu, đấy là câu đầu tiên mà người quản lý nhà nước phải nằm lòng, ở đây cứ thoải mái đưa ra những "quyết sách" ấm ớ đến khi bị phản ứng thấy vô lý quá mới thôi.

      Xóa
    2. Hâm quá đi mất, nhưng mà vụ hâm này cũng là miếng mồi ngon cho báo chí và cho thiên hạ chửi góp được mấy ngày đấy bác ạ , buồn ghê!

      Xóa
  4. HN cũng đọc mà tưởng mình nhầm. Đồng chí vợ đang chuẩn bị đồ ăn sáng vừa nghe suýt đánh rớt cái đĩa! HN có vẻ thú vị với cái còm của anh Toro. Thì ra "bề trên" không có việc gì làm để thấy mình hưởng lương xứng đáng với mức thuế của dân như ngài bộ trưởng giao thông từng phán bao nhiêu câu xanh dờn, như dự thảo quyết định thu thuế đối với giới xe ôm, bán vé số...!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng đấy chính là cái tai họa cho xứ sở, người ta nói "nó lú nhưng chú nó khôn", xứ mình thì chú nó còn... mít đặc hơn.

      Xóa
    2. Hình như dạo này mấy đứa nhỏ thường khuyên nhủ nhau câu này : " Nhỏ mà không học thì lớn lên chỉ có nước đi làm quan ..." Hehe ...

      Xóa
    3. Haha, sao giống câu ngày xưa "nhỏ mà không học lớn làm... đại úy". Coi bộ thời nào cũng có cái giống nhau :-))

      Xóa
  5. Cộng điểm cho BMVNAH và người hoạt động CM trước 1954 cũng tượng vô số cái lăng nhăng khác như quy định cấm gọi điện thoại ở trạm xăng, người bán hàng vỉa hẻ phải qua lớp tập huấn, thịt được bán không quá 8 tiếng, nhà cấm xây kieur kiến trúc Pháp... mà các quan nghĩ ra thôi các bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những cái kiểu khôi hài mà chỉ có dân nhậu nghĩ ra được từ bàn nhậu, hùhù!

      Xóa

:) :( :)) :(( =))