Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Điện Ngọc Hoàng (2).


Điện thờ Kim Hoa Thánh Mẫu, các vị Tiên Sư, Tổ Sư, Thánh Sư, và Thập Nhị Nương Nương.



Phía bên dãy nhà Đông Sương của Điện Ngọc Hoàng có một điện thờ, ở giữa là Kim Hoa Thánh Mẫu, Tiên Sư, Tổ Sư, Thánh Sư, cùng Thập Nhị Nương Nương. Bộ tượng gốm rất độc đáo này do lò Bửu Nguyên ở Chợ Lớn sản xuất (gốm Cây Mai, Saigon), đây là những tác phẩm mỹ thuật đặc biệt.


                 Kim Hoa Thánh Mẫu (tượng chính ở giữa).

Kim Hoa Thánh Mẫu là nữ thần của người Hoa chủ quản việc sinh đẻ, người Quảng Đông gọi là Huệ Phúc Phu Nhân. Cùng với Kim Hoa Thánh Mẫu còn có Thập Nhị Nương Nương còn gọi là Thập Nhị Hoa Bà, hay gọi theo như cách gọi dân gian của người Việt là Mười Hai Bà Mụ, Bà Mụ, Mẹ Sanh. Đối với người Hoa là các Bà: Vạn Tứ Nương: Bà chú thai; Lâm Cửu Nương: Bà thử thai; Lâm Thất Nương: Bà an thai; Trần Tứ Nương: Bà chú sinh; Lý Đại Nương: Bà chuyển sinh; Nguyễn Tam Nương: Bà giám sinh; Tăng Ngũ Nương: Bà bảo tống; Hứa Đại Nương: Bà hộ sản; Lưu Thất Nương: Bà chú nam nữ; Cao Tứ Nương: Bà dưỡng sinh; Trúc Ngũ Nương: Bà bảo tử. Mã Ngũ Nương: Bà tống tử.

                                  
                Tượng những Bà Mụ trong Thập Nhị Nương Nương.

Kế bên gian thờ Thập Nhị Nương Nương là gian thờ có những bức phù điêu bằng gỗ được chạm trổ rất đẹp và công phu, những phù điêu có chạm hình Quán Thế Âm, và Thập Điện Diêm Vương, với những phù điêu bằng gỗ tả cảnh Mười điện dưới Âm phủ. Những bức phù điêu này tả những cảnh Diêm Vương đang xử án.


                   Phù điêu Quán Thế Âm và Diêm Vương xử án.




                    Phù điêu tả cảnh Thập Điện Diêm Vương.

Tại chính điện của Điện Ngọc Hoàng có một bệ thờ gọi là Thủy Nguyệt Cung, thờ Chuẩn Đề Vương Bồ Tát vị thần cai quản cõi Thủy Nguyệt Cung, với tượng thờ nhìn giống như tượng Quán Thế Âm trăm tay (tượng có tất cả 18 tay).


                                   Tượng Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.
                                
Cũng ở tầng trệt của Điện Ngọc Hoàng cũng có tượng thờ hai vị thần không thể thiếu được của người Hoa, đó là Thổ Địa và Thần Tài. Thần Tài với tên chữ là Bạch Lão Gia, là tượng thờ được khoác thêm áo trắng, đội mũ trắng, tay cầm quạt. Khi ghé đến bàn thờ Thần Tài bạn có thể thỉnh một hai gói giấy đỏ trong cái rổ lộc trước mặt Thần Tài lấy may mắn. Phía sau lưng Thần Tài có chữ Tâm viết bằng chữ Hán, tôi hỏi thì được cho biết, cầu "Tài" nhưng đừng quên cái "Tâm"


                                                      Thổ Địa.

               Thần Tài với rổ đựng lộc trước mặt, sau lưng Thần Tài có chữ "Tâm".

Tôi đi ngang qua một Tăng phòng tại dãy Tây Sương thấy trên vách có treo bức tranh vẽ Bồ Tát Di Lặc bằng mực Tàu khá đẹp.

                                    Tranh vẽ Bồ Tát Di Lặc.
                
Phần 1 và phần 2 là những tượng thờ chính ở tầng trệt của Điện Ngọc Hoàng của người Hoa tại Saigon, một Điện thờ đặc trưng cho tục thờ đa thần của người Hoa. Để giới thiệu với các bạn tương đối đầy đủ về ngôi Điện đặc sắc này, tôi sẽ tiếp tục đưa những hình ảnh của tầng lầu ngôi Điện trong phần 3.

(Hết phần 2).



13 nhận xét :

  1. Đúng là đặc sắc Trung Hoa anh H nhỉ. Ta vẫn nói đến 12 bà mụ mà không rõ là những bà nào, chắc nhớ lõm bõm từ những bà này...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đặc sắc tượng thờ Toro, từ gốm tới gỗ, 12 Bà mụ của VN chắc là bắt nguồn từ những Bà này của TH, cũng có sách nói 12 Bà mụ mỗi Bà coi một tuổi (12 con giáp).

      Xóa
  2. Ở đây họ thờ đủ các loại Phật và Thánh! Đọc bài này của bác Hiệp em mới biết về thập nhị nương nương đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tam giáo đồng nguyên mà TT (Phật, Nho, Lão), nhất là bên Đạo Lão, rất nhiều Thánh. Người mình gọi nôm na bao gồm cả 12 Bà là Bà mụ, hoặc Mẹ sanh.

      Xóa
  3. Lần đầu tiên bu tui thấy tường 12 bà mụ.
    Là biểu tượng 12 con giáp hay thập nhị nhân duyên chưa ai kết luận cho ngả ngũ. 12 bà mụ lại sinh ra 12 bên nước... hihihi quả là rắc rối!!!

    Trả lờiXóa
  4. Thập Nhị Nương Nương của người Hoa có nguồn gốc rõ ràng, còn 12 Bà mụ của người Việt mình có vẻ... mênh mông quá, hìhì!

    Trả lờiXóa
  5. Nói theo bác H thì đây là ngôi điện thờ đa thần
    Còn mạn phép nói theo bác Bu giống ở entry trước thì là điện thờ này theo... đa nguyên , đa đảng (:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy người Hoa rất tiến bộ trong việc thờ phượng, xưa họ đã thờ đa nguyên, trong khi ông Phật giáo nguyên thủy (Tiểu thừa) chỉ "chơi" mỗi ông Thích Ca duy ngã độc tôn, haha!

      Xóa
  6. Thich thât , nêu muôn tim hiêu vê gôc gac cua cac vi Thanh và Thân thi sang nhà anh Hiêp thi se duoc hoc hoi rât nhiêu diêu bô ich ! Cam on anh Hiêp da chia se bài viêt này nha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là trang "thập cẩm", người Hoa gọi là "tả pí lù", muốn xem gì cũ cũ xưa xưa xin mời ghé, hìhì!

      Xóa
  7. Vụ "12 bến nước" em tìm mãi chưa biết lai lịch thế nào đấy ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ này có nhiều lý giải, chẳng rõ ra sao.

      Xóa
  8. Cho em hỏi về bức Hoạt Vô Thường với ạ, Hoạt Vô Thường là ai và có chức năng gì vậy ạ

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))