Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Di tích.

                                   Một hố khai quật ở Hà Nội. Ảnh Internet.

Sáng nay lại... lai rai đọc báo, thấy trên tờ Phụ Nữ TP HCM (24-4-2013) có đăng một bài ngắn "Xóa tàn dư phong kiến (!?)". Tin như thế này:

"Hiệp hôi vận tải Hà Nội vừa có một văn bản gây choáng váng và phẫn nộ đối với nhiều người. Để ủng hộ việc xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc, Hà Nội, Hiệp hội này không ngần ngại cho rằng "xóa đi đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1km".

Ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc về vấn đề trên: "Người NGU mới nói phá đàn Xã Tắc để xóa tàn dư phong kiến".

Như chúng ta đã biết đàn Xã Tắc ngày xưa được lập ở nhiều nơi, tỉnh thành nào cũng có. Trong khi đàn Nam Giao chỉ được lập ở nơi kinh thành (kinh đô). Kinh Lễ có câu "Thiên tử tế Nam Giao/ Chư hầu tế Xã Tắc". Đàn Nam Giao là đàn tế Trời, của triều đình và do nhà vua làm chủ tế, ngày xưa chỉ có ở Thăng Long, và sau này dưới triều Nguyễn được xây dựng ở Huế, khi kinh đô được dời từ Thăng Long vào Huế. Hiện di tích đàn Nam Giao vẫn còn ở Huế.

Xã Tắc, thì Xã là Thần đất, và Tắc là Thần lúa, là hai vị Thần của nền văn minh lúa nước ở nước ta, mà ngày xưa có đến 90% dân Việt là làm ruộng. Đàn Xã Tắc có ở nhiều nơi trên đất nước. Trong những ngôi đình ở miền Nam, trong sân đình cũng thường có hai miếu nhỏ thờ Thổ thần và Thần nông, một hình thức thờ Xã Tắc. Như vậy việc thờ Xã Tắc là của dân, và do dân thực hiện việc cúng tế Xã tắc. Xã Tắc cũng là từ ngữ để chỉ đất nước, quốc gia.

Với cái nội dung văn bản của Hiệp hội vận tải Hà Nội bên trên chắc chúng ta cũng miễn bàn tới. Ông Dương Trung Quốc đã nói rồi. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì ở Hà Nội có ít nhất hai đàn Xã Tắc, một đàn Xã Tắc có từ đời Lý ở huyện Vĩnh Thuận, phía Tây Nam tỉnh thành (Hà Nội), dựng năm Thiên Cảm Thánh Vũ đời Lý (1048), các đời sau cũng theo đó tế lễ. Nay (thời nhà Nguyễn) nền cũ ở thôn Thịnh Hào vẫn còn.

Đàn Xã Tắc thứ hai cũng Đại Nam Nhất Thống Chí chép ở phía Tây trong tỉnh thành. Đắp năm Minh Mạng thứ 20 (1839). Không biết dấu vết đàn Xã Tắc mới phát hiện ở Hà Nội là đàn từ thời Lý còn lưu lại, hay đàn thời Minh Mạng mới đắp? Và cũng chưa rõ thành phố Hà Nội sẽ quyết định xử lý di tích đàn Xã Tắc này ra sao? Có "xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát" như văn bản của Hiệp hội vận tải Hà Nội hay không?

Thiết nghĩ đàn Xã Tắc (xưa có ở nhiều nơi) nếu nay tìm lại được dấu vết, đấy chính là lịch sử của đất nước, đánh dấu một giai đoạn của cha ông, cũng nên cố gắng bảo toàn những gì còn lại. Có lẽ cũng không thể ngừng việc xây dựng cầu vượt hiện nay, nhưng nếu Hà Nội có thể tìm ra được một phương án nào đó, chẳng hạn vẫn thực hiện phát triển cái hiện tại, mà vẫn giữ được di tích lịch sử này thì thật tốt đẹp.

28 nhận xét :

  1. Su ngu dot hoan toan khong co gioi han. Huhu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng như cái kiểu sau 30-4-75, hễ tên Tây thì đích thị là... thực dân, cho nên đường và viện Pasteur cũng bị đổi tên. May mà sau còn đổi lại, không ngờ cái suy nghĩ đó còn kéo dài đến giờ.

      Xóa
  2. cái này vừa ngu đẳng cấp cao vừa văn hóa lùn siêu hạng, bọn khốn kiếp bán nước mới ngu như thế

    Trả lờiXóa
  3. Phẫn nộ, buồn nản, thất vọng ê chề...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết tại sao những người có suy nghĩ như thế lại làm lớn để đưa ra văn bản hẳn hoi :-(((

      Xóa
  4. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Hoàng Long hiểu Đàn Xã Tắc như Đàn Nam Giao, nếu phục dựng mất diện tích đất của nửa quận Đống Đa. GS Chu Hảo khăng khăng đó không là Đàn Xã Tắc. Đúng hay không chả biết nhưng văn bản của Hiệp hôi vận tải Hà Nội như lời nói của kẻ có mồm "trôn trẻ", hành vi kẻ "để l. bốc gạo" (lợi ích nhóm), như các cụ xưa khinh bỉ.
    (xin lỗi câu tục vì bực quá)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấy là cái cần phải xác định của các nhà chuyên môn (khảo cổ, ngành khảo cổ...), tôi nghĩ không khó lắm, vì sách sử xưa vẫn còn chép, về cả kích thước, quy mô của các đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc xưa.

      Nếu xác định được, tôi nghĩ không cần phải phục dựng làm gì, nếu giữ được như khai quật cũng là tốt lắm rồi, phục dựng rồi lại làm sai be bét còn tai họa hơn. Còn cái kiểu nói như cái Hiệp hội kia thì chán quá!

      Xóa
  5. Năm xưa M đi Taiwan, có hôm đi về Đài Trung chơi, thì các bạn dẫn đi ra chợ và đi ngang một khu nhỏ với những con đường nhỏ hai bên có hai dãy nhà cổ xưa, những ngôi nhà cổ lạ ở giữa những nhà cao tầng quanh đó, nên M hỏi "có phải đây là nhà cổ hay không?" thì họ trả lời rằng: "đó là những ngôi nhà của dân trong làng có từ đời nhà Minh.. hiện nay gia đình ở trong đó phải giữ gìn không được cơi nới sửa sang (không hỏi họ có sửa cái toilet không?), mỗi năm huyện cấp tiền cho các hộ dân ở trong đó để bảo trì nhà.."

    Rồi cũng một lần khác đi về Đài Nam, M được dẫn đến viếng một ngôi chùa bốn tầng, trong chùa ngoài việc thờ Phật, Ngọc Hoàng và Thần hoàng.. ra, thì còn có một cái thuyền cổ bằng gỗ dài khoảng trên dưới 10 mét. Hỏi ra mới biết đó là chiếc thuyền có chở tượng Phật và một số dân chúng đi từ bờ biển Trung quốc vượt qua biển để tìm đất lánh nạn, lúc đang ở giữa biển thì gặp mưa bão và thuyền tắp vào địa phương này, thế là họ thoát được bão, rước tượng Phật lên lập chùa, lập làng và giữ lại thuyền đến nay. Bây giờ ở địa phương đó rất sầm uất và chiếc thuyền cổ đó vẫn được đặt ở trong chùa.

    Rồi đến viếng cái nhà Bảo tàng ở Đài Bắc Taiwan, ngắm nhìn những cổ vật ấy trong ấy, nếu không nhờ Tưởng Giới Thạch mang về cái đảo này để cất trong lòng núi, thì bao nhiêu là di tích cổ của Trung Quốc chắc đã được di cư đi đến cái trời tây hay vào tay các nhà chơi đồ cổ mất rồi..

    Còn ở VN ta thì có bao nhiêu cái gọi là cổ nhỉ?

    Năm xưa, ở Đồng Nai, cái tòa nhà Tỉnh trưởng xây từ thời Pháp thuộc bên trong cầu thang gỗ quí.. nằm trong một khuôn viên rộng, một bên nhìn về phố thị, một mặt nhìn ra con sông Đồng Nai, sau giải phóng được sử dụng làm UBNH tỉnh Đồng Nai. Nhưng vào khoảng năm 2000s gì đó, cả tòa nhà được đập bỏ thay bằng một khối bê tông nóng bức, lên xuống bằng thang máy. Dạo đó nhìn mà thấy tiếc quá đi, Đồng Nai đất rộng thế mà không xây ở chỗ khác nỡ lòng nào đập bỏ cái tòa nhà kiến trúc đẹp đẽ như thế cơ chứ! huhuhu.

    Rồi cũng năm 1998 M ra Tam Đảo, toàn bộ những tòa nhà nghỉ mát của Pháp xây bằng đá bằng gỗ quí.. thế mà sau 1945 dân ta mặc áo vải quần lĩnh xông vào đập cho tan những di tích của bè lũ thực dân đó.. huhu sao mà dân mình sao mà "khờ" thế, đã nghèo mà lại không biết tiếc thương tài sản, đuổi Pháp đi thì đuổi người chứ của cải là tài sản của ta cơ mà, để mà có cái đẹp để ở ,để mà còn có cái mà nhớ mà căm thù.... huhu. Dạo ấy ngắm Tam Đảo với mây và sương mù cứ trôi trên bầu trời rồi trôi qua đỉnh núi và lại bay bay quanh vùng Tam Đảo mát lạnh, nhìn những cái nhà Công đoàn và những cái nhà mới xây khập khểnh sau này lại thấy mà thấy buồn tênh.

    Ôi trời, dài quá, bà già lại nhiều chiện ngừng công việc của mình lâu quá.. hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như chị M. đã nói, vấn đề là ở chỗ biết xác định được cái gì là cũ, cổ, cần phải giữ lại. Điều này rất có lợi, để con cháu biết cha ông mình đã sống ra sao. Nguồn văn hóa đất nước không bị "đứt mạch", và đây chính là một nguồn tài nguyên "không khói" đáng kể, phục vụ cho du lịch. chị M. thấy đấy, Angkor của người Khmer một năm đem lại biết bao nhiêu tiền của cho họ.

      Đất nước mấy ngàn năm lịch sử mà không có quá khứ thì sẽ ra sao?

      Xóa
  6. Để đả phá phong kiến:
    Một thời Đàn Nam giao Huế thành đài liệt sỹ
    Hồ bán nguyệt của các cung phi rửa chân một thời thành ao cá bác Hồ
    Không khéo người ta đập luôn Ngọ Môn với điện Thái Hòa để chống phong kiến???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, dám lắm ấy chứ bác Bu, như bác VanPham nói bên trên, đến Phó trưởng ban Tuyên giáo mà còn lẫn lộn giữa đàn Nam Giao với đàn Xã Tắc, và cho là diện tích cái đàn bằng nửa một quận, thì... ẹ quá, ông ấy chắc chẳng bao giờ đọc sách sử :-(((

      Xóa
  7. Xin hãy phá hết để dỡ phải bàn đi bàn lại!
    Ức....

    Trả lờiXóa
  8. Chậc , chậc , Bác Hiệp la to quá , thôi đích thị đây cũng là một tàn dư văn hóa phong kiến rồi , hic hic ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, cái gì của tổ tiên mấy ông này đều cho là phong kiến, tàn dư văn hóa hết. Có những cái xưa cũ không thích hợp, cần phải bỏ, nhưng "gom chung tất cả thành một giuộc" thì cái văn hóa của mấy ông này đúng là tệ quá :-(((((

      Xóa
  9. "Hồ bán nguyệt của các cung phi rửa chân một thời thành ao cá bác Hồ" - bác Bu xem xét biên tập lại nhá... Hừm.

    Trả lờiXóa
  10. Ông cần làm đường thì hô đập bỏ! Ông cần giữ lại thì chửi bỏ là ngu! Mà cái vụ đàn xã tắc nghe nói gây ra vụ "đấu đá" ở cấp cao! Chỉ có mấy bác "khảo cổ" thấp cổ bé họng là chưa có ý kiến gì! Ở ta, tay ngang thường lại to mồm hơn những bậc chuyên môn! Hic!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới đây tôi đọc được cái gọi là "Hội thảo khoa học" về Đàn Xã Tắc của một số nhà chuyên môn mà chán quá, những điều mà tôi có thể biết được qua những quyển sách sử xưa như Đại Việt sử ký toàn thư, Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thông chí, Phong tục sử... về các đàn như Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc, Đàn Tiên Nông, Đàn Sơn Xuyên... còn nhiều hơn là trong hội thảo của các vị.
      Đấy chính là lý do sáu bảy năm nay rồi (từ năm 2006), mà các vị vẫn loay hoay như gà mắc tóc, chưa thể xác định được đây là cái đàn gì, và có phải đúng là ĐÀN không? thì làm sao mà bảo với tồn. Có vị hình như còn lẫn lộn đàn Xã Tắc với Đàn Nam Giao, việc tế Xã Tắc với tế Giao... Chán quá.

      Xóa
  11. ở nước ta có tiền lệ hể cái gì không quản lý được, không nắm bắt được là cấm, là phá, là đập anh ạ, đọc bài của anh mộc xin chia sẻ vậy thôi, chúc anh đầu tuần vui vẻ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn đã vào xem, vấn đề Đàn Xã Tắc này có lẽ cũng đơn giản khi xác định được Đàn là gì? có quan trọng lắm không để đề ra quy mô bảo tồn, và bảo tồn như thế nào?. Đến bây giờ mà các cấp còn lúng túng như gà mắc tóc nữa.

      Xóa
  12. _ Lỗi đây vốn bởi Vua Hùng?
    _ Sinh ra 1 lũ vừa Khùng vừa Điên
    _ Chung quy vốn tại Vua Hùng?
    _ Sinh ra cả lũ Khùng khùng,điên điên

    Trả lờiXóa
  13. Không khác gì chuyện em bị cô giáo chủ nhiệm xoá họ tên khai sinh vì có tên đệm quá dài, cô viết không đủ trong khung sổ điểm. Bởi vậy nên em cứ long đong mãi vì tên khai sinh với tên đi học. Gần 60 tuổi rồi, đi đâu cũng phải kèm giấy xác nhận 2 tên cũng chỉ là 1 người

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự nhiên bạn thành "2 in 1", cũng rắc rối thật :-))

      Xóa
  14. Lần đầu giáo qua chào bác Phạm! Nghe danh đã lâu nhưng hơi ngại vì giáo hay nói tưng tửng, sợ bác Phạm ko vui... Chúc bác luôn khỏe và viết thiệt hăng! Chúc ngủ ngon! Có gì xin lượng thứ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Giáo đã quá bộ ghé thăm, đã thấy bác lâu nay bên bác Bu, nhưng bản thân tôi cũng ngại, bởi sợ có gì lại thất lễ với Nhà giáo. Đã quen biết xin mời bác rảnh cứ ghé chơi :-)))

      Xóa
  15. Thất vọng!
    Theo chân Mr Bu qua nhà bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bác, lâu quá mới gặp lại, hihi! Chúc bác khỏe>

      Xóa

:) :( :)) :(( =))