Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Đàn Dược sư và Phục sinh.



Tiêu đề bên trên tôi viết toàn là những từ ngữ Tôn giáo.

Đàn Dược sư, là chữ của Phật giáo. Phục sinh, là chữ của Thiên Chúa giáo. Tôi muốn viết về tôn giáo chăng? Hoàn toàn không phải, chẳng qua chỉ là tình cờ. Mấy ngày nay, sáng nào ngôi chùa gần nhà tôi cũng có buổi lễ Đàn Dược Sư, nghe nói lễ được tổ chức trong một tuần. Và ý nghĩa chính của Đàn Dược Sư, đã được Thượng Tọa Thích Lệ Trang phát biểu trong buổi khai hội "Pháp Hội Dược Sư", tại chùa Huê Nghiêm (quận 2) vào sáng ngày 26-2-2013: "hằng năm vào mùa xuân Pháp hội Dược Sư đã tổ chức tại các tự viện nhằm cầu nguyện cho mưa hòa gió thuận, nhân dân an lạc...".

Cũng ở gần nhà tôi, nơi một ngôi nhà thờ Thiên Chúa giáo khá lớn, thì các tín đồ đang vào mùa Chay, để chuẩn bị cho lễ Phục sinh, tức là lễ mừng Đấng Cứu Thế Jesus Christ sống lại, sau khi bị đóng đinh trên cây Thập tự. Lễ Phục sinh là ngày lễ lớn của Thiên Chúa giáo, được tổ chức vào khoảng tháng 3, tháng 4 hằng năm, cùng với ngày lễ Giáng sinh, là ngày mừng Đấng Cứu Thế ra đời, nhằm vào cuối năm tháng 12...

Trong dịp lễ Phục sinh người ta làm những quả trứng bằng chocolate, hoặc dùng màu vẽ trang trí lên những vỏ trứng thật rất đẹp.

 photo 41-1_zps83c79c9f.jpg
Ảnh buổi lễ "Pháp hội Dược Sư" tại chùa Huê Nghiêm (Báo Giác Ngộ Online).

 photo download10_zps6215e8ae.jpg
Ảnh lễ Phục sinh nơi một nhà thờ Thiên Chúa giáo (Internet).


Nhân đây, tôi cũng xin nói về thêm mấy từ ngữ của Phật giáo và Thiên Chúa giáo chúng ta thường hay gặp.

-Luân hồi: Tiếng Sanscrit (S) và tiếng Pali (P) là SAMSÀRA. Tiếng Anh (E.) là CYCLE OF EXISTENCS, có nghĩa là Sự tái sinh không ngừng từ đời này sang đời khác trong sáu cõi (cõi Trời - Người - A Tu La - Súc sinh - Ngạ quỷ - Địa ngục). Nguyên nghĩa Phạn ngữ là Lang thang, trôi nổi. Cũng được gọi là Vòng sinh tử, sinh tử.

-Bánh xe luân hồi, hay Vòng luân hồi: (S): SAMSÀRACAKRA. (P) SAMSÀRACAKKA. (E.): WHEEL OF REBIRTH. Chỉ cho cuộc hành trình không bao giờ ngừng nghỉ, giống như bánh xe quay không bao giờ ngừng, của chúng sinh, trong sáu cõi.

-Niết bàn: (S): NIRVÀNA. (P) NIBBÀNA. Hoa ngữ - Chinese (C): NIÈPÁN. Nhật ngữ - Japanese (J): NEHAN. Nghĩa là Diệt tận. Diệt độ. Tịch diệt. Bất sinh. Viên tịch. Giải thoát. Vô vi. An lạc. Niết bàn là mục đích tu hành của mọi trường phái đạo Phật. Phật giáo nguyên thủy xem Niết bàn là đoạn triệt Luân hồi, để đi vào một thế giới khác, là sự tận diệt gốc rễ của 3 nghiệp Bất thiện (tham, sân, si). Phật giáo Đại thừa xem Niết bàn như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, và sự An lac, khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi tham ái...

Đối với Thiền tông, Niết bàn không hề tách rời khỏi thế giới này, mà là sự trực ngộ được thể tính của Tâm, là thể tính của con người, và thể tính của Phật...

-Thiên đường: (E.): HEAVEN. Là nơi mà Thượng đế và các Thiên thần cư ngụ. Người Thiên Chúa giáo tin rằng những con người chính trực sau khi chết, và sau khi qua một cuộc phán xét sẽ được đến Thiên đường, để sống một cuộc sống vĩnh hằng, tốt đẹp hơn cuộc sống tạm nơi trần thế.

Tuy bản chất của Niết bàn và Thiên đường khác nhau, nhưng chúng ta có thể tạm hiểu, Niết bàn của đạo Phật và Thiên đường của người Thiên Chúa giáo có ý nghĩa tương đương, là nơi chốn cuối cùng mà các tín đồ luôn hướng tới.

-Địa ngục: là khái niệm đều có ở 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Tiếng Anh (E.): HELL. Tiếng Hoa (C): DÌYÙ. Tiếng Nhật (J): JIGOKU. Là nơi ở của bọn ma quỉ, và những kẻ độc ác sau khi chết, sẽ phải đến nơi này để chịu sự trừng phạt. Theo Thiên Chúa giáo chỉ có một địa ngục, còn theo Phật giáo thì có nhiều tầng địa ngục, tùy theo con người khi sống phạm những tội gì, nặng nhẹ ra sao, sau khi chết sẽ bị đày vào những địa ngục thích hợp để chịu tội...

 photo 761965_1207047710_zps9cf60824.jpg
Chocolate trong dịp lễ Phục sinh. Ảnh Internet.

 photo download9_zps482993d7.jpg
Những quả trứng được trang trí rất đẹp bằng màu trong lễ Phục sinh. Ảnh Internet.

 photo download10_zps30df3ce4.jpg
Bánh xe Luân hồi. Ảnh Internet.

 photo images9_zpsf95633bf.jpg
Tượng Phật nhập Niết bàn. Ảnh Internet.


Tham khảo:

-Từ điển Phật học, Ban biên dịch Đạo Uyển, Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu. NXB Thời Đại xuất bản năm 2010.

-Từ điển Phật học SANSCRIT, PALI, ANH-HÁN-VIỆT, VIỆT, Nguyên Hảo, Về Nguồn xuất bản lần thứ nhất 1999.

-Từ điển Vô Thần Luận, Cung Kim Tiến, NXB Phương Đông, xuất bản năm 2006.


11 nhận xét :

  1. Trả lời
    1. Chào bác nguoigia online, chúng ta lại gặp nhau. Tôi chưa rành add bạn, nếu được bác add dùm :-)

      Xóa
  2. Anh Hiệp ơi! Bây giờ ở bên Camb, M không xem được hình post từ photobucket nữa.
    Anh có thể post trực tiếp từ vi tính vào trang blog luôn đó, hình ảnh làm to nhỏ đều được. Hôm bữa hình như anh hỏi ở G+, M lu bu quá nên không trả lời anh.

    Bên trang nhà M có bài hướng dẫn cách post hình anh vào xem nha.
    http://ttm0123a.blogspot.com/2013/01/cach-post-hinh-vao-entry.html

    Trả lờiXóa
  3. Tại tôi viết trước bên Opera và copy qua đây, mà bên Opera trang của tôi bây giờ lại không post hình trực tiếp được, phải qua photobucket. Để tôi "nghiên cứu" theo chị hướng dẫn. Cám ơn nhiều nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì anh copy bài qua, nên có những dòng trắng ở trong thân bài, trong khi đó kết cấu màu của trang thân bài là màu xanh dương đó anh Hiệp ơi! màu này thì mình có thể thay đổi được.

      Xóa
  4. 1- Như vậy là PNH được ở giữa hai tôn giáo lớn của nhân loại, không giác ngộ kiểu này thì giác ngộ kiểu kia. Nếu Thiên đường là nơi mà Thượng đế và các Thiên thần cư ngụ thì lên đó thú vị hơn nhập niết bàn. Tui đã đọc rất nhiều định nghĩa niết bàn nhưng thấy mông lung lắm. Hình như niết bàn là thứ không thể nghỉ bàn vì không ai từ niết bàn trở về để nói là cái gì cả. Còn nghe những "Diệt tận. Diệt độ. Tịch diệt. Bất sinh" thì hãi hùng quá. Tóm lại bu tui còn luẩn quẩn nợ trần gian chưa xả bỏ được cái tôi tham sân si... huhuhu
    2- Ông Phật Dược sư trước khi thành Phật có hứa 12 điều trong đó điều thứ 8 cho phụ nữ trở thành nam giới. Tức là cũng na ná ông A di đà trước khi thành Phật có 48 lời hứa trong đó lời thứ 35 nói đại khái: Nếu được thành Phật mà đám đàn bà nghe tên con vui mừng phát tâm bồ đề chán ngán thân gái và khi họ mạng chung mà còn làm thân gái thì con không trụ ngôi chánh giác. Như vậy cái xứ cao siêu của Phật không ưa có đàn bà. Thế nhưng Bồ tát Địa Tạng là một người đàn bà chính hiệu, mà bồ tát là "phó Phật" rồi chứ còn gì nữa
    3- Bu định viết một ẻn "Đức Phật với phụ nữ" tiếc là 8/3 qua mất rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1-Hihi, vậy cho chắc ăn bác Bu. Thật ra tôn giáo, cũng như những triết thuyết, chủ nghĩa này nọ, là sản phẩm của trí khôn, của con người. Cùng tồn tại trong "cõi ta bà" này, sống và chết, y như con người, nhưng các động vật khác không có tôn giáo, và cũng không cần đến tôn giáo. Chúng không cần, cũng chẳng màng đến Chúa và Phật, Niết bàn, Thiên đường, hay địa ngục, cả đến giác ngộ, khái niệm mộng tưởng đảo điên. Chúng chỉ biết mỗi một điều, tồn tại, nghĩa là sống và chết...
      Mà đã "nhỡ" sinh ra làm con người, thì cứ phải luẩn quẩn nợ tr6àn gian, cứ phải tham sân si. Nói nhỏ bác Bu nghe, không biết cái giây phút gọi là "giác ngộ", thì Đức Phật sẽ ra sao? Cái vòng lẩn quẩn ở chỗ này, người tu hành (ở đây tôi nói bậc chân tu), là kẻ muốn đạt đến giác ngộ, nghĩa là giải thoát mọi khổ ải, phiền nhiễu. nhưng "muốn đạt đến giác ngộ" thì "cái muốn" cũng chính là cái đang nằm trong tham sân si. Và chúng ta đang thực hiện cái tham sân si thì làm sao nhìn thấy giác ngộ? Quá rối...

      2-Riêng những trường hợp Phật Dược Sư, 12, 36, 48 đại ước, đại nguyện gì đó, cả chuyện thân gái, thân trai, hay chẳng phải nam cũng chẳng ra nữ, mã nào, ngọc lưu ly, ao ngọc bích... trong kinh sách... Chỉ là những cái do những con người, rất người bày vẽ ra, để mà tự trấn an mình thôi... Nó là những sản phẩm của... tưởng tượng!

      3-Đức Phật với phụ nữ - Hihi, bác cứ viết đi, hay đấy.


      Xóa
  5. Tình cờ lang thang trên web lại gặp đề tài này. Xin phép 2 bác cho em được tiếp chuyện về đạo Phật và Niết bàn. Có lẽ đạo Chúa các bác cũng đã hiểu về thiên đường tuyệt vời như thế nào, ko buồn rầu, ko đau khổ, ko lo âu, ... nói chung chỉ có một sự thanh khiết và nhẹ nhàng trong tâm hồn. Thì Niết bàn cũng vậy. Duy chỉ có một điều Niết bàn khác thiên đường ở chữ Tâm. Một người có thể đến thiên đường để hưởng thụ, nhưng Niết bàn thì không. Chính vì thế người ta còn có những cụm từ như "thiên đường ăn uống", hay "thiên đường thời trang",... nhưng không ai gọi là Niết bàn ăn uống cả. Vì khi ở Niết bàn, người ta không còn tham, sân si, không còn lệ thuộc vào bất cứ gì kể cả đồ ăn, thức uống, ... cho nên đối với người đã đạt tới cảnh giới Niết bàn thì món nào cũng ngon, đồ nào cũng đẹp, mọi ham muốn bình thường trở nên vô nghĩa. Ở đây nên nhớ rằng Niết bàn không phải là Viên tịch nên khác hẳn với Thiên đường của đạo Chúa ở cái sự sống và chết nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Trúc Ly đã vào xem và để lại ít dòng. Riêng tôi, nếu hiểu, tôi cho Niết bàn và Thiên đường là "Tâm cảnh" hơn là "Vật cảnh" (cảnh của "Tâm" hơn là cảnh của "Vât").

      Xóa
  6. Câu nói của bác thật chính xác. Đọc blog của bác, em đoán rằng bác là một người rất am hiểu về lịch sử địa lý ( vẫn biết rằng tuổi đời của bác hơn em nhiều) nên em cũng không dám "múa rìu qua mắt thợ". Những bài viết của bác rất thu hút làm em càng ngày càng tò mò về bác...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng không am hiểu lắm, bởi chỉ "amateur" qua sách báo, tri thức và "tuổi đời" thì bao nhiêu cho đủ? Viết chơi thế này cũng tựa như ăn, như ngủ, ai sống cũng thế, cho đầu óc ta còn hoạt động, không đến nỗi ù li :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))