Chị G. Mai, một người bạn quen biết lâu nay nói "Hôm nào bác Phạm Ngọc Hiệp gom chữ viết thời Alexandre de Rhodes ra viết một bài đi. Tôi có nói với chị G. Mai chữ viết thời đó viết vài quyển sách cũng không đủ. Nhưng cũng xin viết một cái gì đó về chữ Quốc ngữ thời xưa đó theo ý của chị G. Mai.
Chắc chị G. Mai còn nhớ bài học thuộc lòng từ thuở nhỏ:
Chữ Quốc ngữ
chữ nước ta
con cái nhà
đều phải học
miệng thì đọc
tai thì nghe
đừng ngủ nhè
chớ láu táu
Chữ Quốc ngữ là chữ cách nay mấy trăm năm do các giáo sỹ Tây phương làm ra để truyền đạo, mà công đầu thuộc về giáo sỹ Dòng Tên Alexandre de Rhodes (1591-1660), viết theo chữ Quốc ngữ là A Lịch Sơn Đắc Lộ, ông có công soạn ra quyển tự điển ta hay gọi là Tự điển Việt-Bồ-La in năm 1651 tại Roma, bây giờ vẫn còn lưu lại. Trải qua mấy trăm năm, chữ Quốc ngữ ta dùng ngày nay đã rất hoàn chỉnh (dĩ nhiên tôi muốn dùng chữ "rất" một cách tương đối).
Như ta đã biết, thoạt đầu chữ Quốc ngữ được các giáo sỹ Tây phương sáng tạo ra với mục đích truyền đạo Công giáo ở nước ta, cho nên những dấu tích của chữ Quốc ngữ thời sơ khai còn tìm thấy nơi những tài liệu của các giáo sỹ thời ấy:
"... ếy cệy mà bây nhêu sự nây ở tlão đức chúa blời, là chúa cả làm nên blời, đết, cũ mọi sự..." (ấy vậy mà bấy nhiêu sự này ở trong đức chúa trời, là chúa cả làm nên trời, đất, cùng mọi sự...).
Phép giàng ngày thứ hai trpng Phép giảng tám ngày của giáo sỹ Đắc Lộ in năm 1651 tại Roma.
"Tau rữa mầi nhân danh Cha, ùa Con, ùa Spirito santo. Tau lạy tên Chúa, tốt tên, tốt danh, tốt tiếng. Vô danh cắt ma, cắt xác, Blai có ba hồn bãy uía, Chúa blay ba ngôy nhân danh...". (Tao rửa mày nhân danh Cha, và Con, và Spirito santo (và Thánh thần). Tao lạy tên Chúa, tốt tên, tốt danh, tốt tiếng. Vô danh, cắt ma, cắt xác. Bay có ba hồn bảy vía. Chúa bay ba ngôi nhân danh...).
Thư của giáo sỹ Dòng Tên Marini viết năm 1645 tại Áo Môn.
"Lạy ơn Đ.C.B.phù hộ Thài bàng an linh hồn và xác. Từ nam Thài thái vè nhỏy, thì hay Thài ở lạy chịu nhèu sự khó lám, thì ràng chẳng có tlở vè são le cữ như vè 6ài". (Lạy ơn Đức Chúa Trời phù hộ Thày, bằng an linh hồn và xác. Từ năm Thày trẩy về khỏi, thì hai Thày ở lại chịu nhiều sự khổ lắm, thì rằng chẳng có trở về song le cũng như về vậy).
Thư của Isesico Văn Tín viết gởi cho Marini ở Roma vào ngày 12-9-1659.
"Nước Ngô thước hết mớy có Bua trị là Phục Hi. Bua thứ hai là Thần nôõ con cháu Bua Than nôõ sang trị nước Annam, liền sinh ra Bua Kinh dương Bương, thước hết lãi 6ợ là nàng Thần Lão, liền sinh ra Bua Lạc Lão cuân. Lạc Lão cuân trị vì lãi 6ợ tên là Âu Cơ có thai đẻ ra một bao có một trăm trứng nở ra được một trăm con blay". (Nước Ngô trước hết mới có vua trị là Phục Hi. Vua thứ hai là Thần Nông. Con cháu vua Thần Nông sang trị nước Annam, liền sinh ra vua Kinh Dương Vương. Trước hết lấy vợ là nàng Thần Long, liền sinh ra vua Lạc Long Quân trị vì, lấy vợ tên là Âu Cơ, có thai đẻ ra một bao có một trăm trứng, nở ra được một trăm con trai).
Tập sử Việt của Ben Tô Thiện (1658).
Qua những thư, bài viết của các giáo sỹ Tây phương và Việt Nam kể trên, ta thấy chữ Quốc ngữ thời sơ khai cách nay mấy trăm năm, khoảng giữa thế kỷ thứ XVII tuy khá khó đọc với người ngày nay, nhưng đã hình thành các dấu để ghi âm tiếng Việt, thấy cũng tương đối, không khác về sau này bao nhiêu. Cũng nên lưu ý, thời gian này nước ta chỉ mới đến Thuận Hóa, cho nên chữ Quốc ngữ thời ấy mới chỉ ghi âm từ đó trở ra. Nhân đây xin giới thiệu một đoạn văn của một tác giả văn học miền Nam cách nay trên 60 năm, để ta có thể so sánh cách dùng chữ Quốc ngữ của từng thời và từng miền.
"Lửa hạ vừa tàng, gió thu đổ lá, kèn xe hơi rỉ rả, tiếng ngâm sầu nhặc nhặc khoan khoan. Nội cỏ bóng le the, trang vẻ cảnh vàng vàng dợt dợt, kìa xóng róng một đám rừng thông cụm liễu cây đứng xơ rơ, trợn mắt trơ trơ, dường như giận cái phong cảnh tiêu điều mà phai màu xũ lá. Nọ một giãi trường-san vọi vọi nằm dọc theo mé biển Đông-dương, dơ sống phơi sường, thiêm thiếp iêm liềm ở dưới trời Nam, dường như buồn thảm cái thời tiết đổi đời nên không động dạng". Đây là đoạn mở đầu của lịch sử tiểu thuyết GIỌT MÁU CHUNG TÌNH của tác giả Tân Vân Tử (ghi đúng phải là Tân Dân Tử) do nhà Phạm Văn Cường xuất bản lần thứ 8 năm 1954 tại Chợ Lớn.
Đoạn văn trên cho ta thấy rõ cách sử dụng từ ngữ, cách hành văn đặc trưng của một tác giả tiểu thuyết Nam bộ lúc bấy giờ, kể luôn cả cách viết sai chính tả. "kèn xe hơi rỉ rả", đúng ra phải là "kèn ve (con ve) hơi rỉ rả", có lẽ do in sai hoặc đúng là lỗi của tên đánh máy, còn viết sai chính tả thì lu bù.
Tham khảo:
- Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, Hoàng Xuân Việt (NXB Văn Hóa Thông Tin-2007).
- Những bước đầu của Báo chí, Truyện ngắn, Tiểu thuyết & Thơ mới, Bùi Đức Tịnh (NXB TP. HCM-2002).
Phải nhận rằng dù ban đầu sơ khai như thế, nhưng nhờ có việc "ghi âm" cách nói, nên dần dần chữ quốc ngữ là một vũ khí vô cùng lợi hại. Dễ học, dễ nhớ, dễ đánh vần. Với nhiều sự dễ như thế, chữ quốc ngữ đã thay chữ Hán. Đó là một may mắn cho chúng ta. Không dùng chữ Hán. Không dùng chữ Nôm ( vì muốn biết chữ Nôm, phải biết chữ Hán!). Đó là một con đường thuận lợi mà chúng ta phải cám ơn các giáo sĩ phương Tây! Sau này có một vài người tiếc vì chúng ta đã bỏ chữ Hán, theo tôi đó là một sự "hoài cổ" bảo thủ và lạc hậu!
Trả lờiXóaNhững ông giáo sỹ truyền đạo thời xưa đó có khi cũng rất giỏi chữ Hán, chữ Nhật, nhưng tại sao họ lại không sử dụng chữ Hán, Nôm, là thứ chữ đã bén rễ ở nước ta để truyền đạo? Bởi họ thấy chữ Hán, Nôm chỉ phổ biến trong tầng lớp cao trong xã hội, mà tầng lớp này thì Nho, Phật đầy mình rồi, còn lại là đa số người dân, thì không biết chữ, cách tốt nhất là sáng chế ra một thứ chữ ghi âm nhưng dễ đọc, dễ học mới mong phổ biến sâu rộng giáo lý. Thật ra như bác Vũ Nho nhận định, cũng may mà ta bỏ chữ Hán, chữ Nôm trong quần chúng, chứ không học cũng mệt. Còn chuyện cần chữ Hán, chữ Nôm để nghiên cứu, dịch thuật thư tịch cổ, thì vẫn phải đào tạo nguồn này thôi.
XóaÔi ...ôi ...em thực sự bái phục các bậc tiền bối rồi đây !!! Mỗi ngày mà được học hỏi thêm kiến thức thế này thì thật là mở mang trí tuệ !! Nhưng có điều dốt như em thì để hiểu nôm na mấy chữ Quốc Ngữ này thì quả là không dễ tí nào ..huhu ...
Trả lờiXóaGiời, cô giáo Trung học mà nói thế, hì hì!
XóaDạ , cái pụng của em nghĩ sao thì em nói vậy đó anh Hiệp ui !!! Cô giáo về hưu rùi nên dốt đặc hà ..hic ...
XóaRất thích cái thật thà của người miền Nam đó NangTuyet, có sao nói vậy, hì hì! Bravo.
XóaMời bạn xem bimatchuquocngu.blogspot.com, một khám phá luật tiếng nói con người.
Trả lờiXóa