Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Viết ngắn ngày 5-7.


Tôi đang gõ những dòng này vào sáng ngày 5-7-2015, anh em từ bên Mỹ gọi điện về hỏi thăm, nói bên Mỹ đang là ngày 4-7, ngày quốc khánh Mỹ, mới sực nhớ. Mấy ngày nay đọc báo cũng thấy nói vị đứng đầu đất nước Việt Nam, lần đầu tiên sẽ có chuyến thăm nước Mỹ vào ngày mai (6-7-2015). Những bạn nào già đã về hưu như tôi, không làm chuyện gì khác ngoài chuyện trong nhà loay hoay với những công việc không tên (chẳng hạn như phụ đi siêu thị để xách đồ, phụ phạch nhà cửa, bếp núc...), và rảnh thì loay hoay với chiếc còm piu tơ cánh cửa sổ nhìn ra thế giới, cùng mấy quyển sách, có nhiều khi quên cả ngày tháng.

Nước Mỹ là một nước "đại tư bản", điều này thì cả thế giới đều biết. Họ có một sức mạnh quân sự thật đáng nể. Năm 1972, "Mùa hè đỏ lửa" tôi ở Kontum, một thị trấn cao nguyên miền Trung, khi ấy thị xã đang bị bao vây, chiến tranh đã ở sát nách. Để giải vây người Mỹ đã dùng B52 "trải thảm". Thật kinh khủng, ở dưới hầm trú ẩn cách vài ba cây số, nghe tiếng bom nổ tôi có cảm tưởng như đang đứng giữa đám múa lân. Nền kinh tế của họ cũng thế, và cả khoa học, y tế, giáo dục... nói chung, không cần phải vỗ ngực xưng tên, tự quảng cáo, ai cũng biết họ đứng đầu thế giới về mọi mặt.

Duy vật biện chứng nói tư bản là bóc lột, mà "hắn ta" còn là "đại ca" nữa thì chắc chắn "gia" này bóc lột con người đến tận cùng xương tủy, nhiều người vẫn tin là như thế. Nhưng rất thú vị là người ta lại hay nói đến "American Dream" (Giấc mơ Mỹ). Có nhiều người mơ đến Mỹ, để du lịch, để làm giàu, để có một cuộc sống đầy đủ hơn, có người mơ đến Mỹ để học hành (rất nhiều sinh viên du học ở Mỹ đến từ các nước Xã hội Chủ nghĩa), người ta đến Mỹ làm việc, để chữa bệnh, để được hưởng không khí tự do hơn tại xứ mình... Nước Mỹ đứng đầu thế giới về văn minh, vật chất, đồng đô la của họ là bá chủ trong các loại tiền tệ. Họ đặt chân lên mặt trăng, nơi này khô cằn  chỉ toàn đất đá, họ phóng phi thuyền đáp xuống sao Hỏa, cũng chẳng khác gì hơn. Từ khi có giải thưởng Nobel, nước Mỹ là một đất nước sở hữu nhiều giải Nobel về đủ mọi lãnh vực nhất trên thế giới.

Nhưng trên mặt sau của tờ giấy bạc 1 đô la Mỹ, chúng ta thấy in dòng chữ "IN GOD WE TRUST" (Chúng Ta Tín Thác Nơi Chúa). Họ không tín thác mọi chuyện cho đồng đô la, cho sức mạnh vật chất, cho một chủ nghĩa, mà tín thác nơi Thượng đế.

Có lẽ nước Mỹ là một nước thực tế và mơ mộng nhất trên thế giới.



26 nhận xét :

  1. Salam chưa đi Mỹ nên không dám nhận xét gì
    Cái cần bàn ở đây là tầm nhìn và tư duy của người Việt mình . Nói không ngoa rằng văn hoá hái lượm và văn minh lúa nước vẫn còn hiện hữu , chưa thể thoát ra được .
    - Trong một thùng Cua không cần đậy nắp thì cũng chẳng con nào thoát ra được , tại sao vậy ? Bởi vì cứ hễ có con nào bò lên được miệng thùng thì những con còn lại lại kéo xuống , người Việt mình cũng vậy . Hễ có người nào giỏi hơn mình thì bới lông tìm vết để dìm xuống
    - Xã hội nào thì có nền văn hoá của xã hội đó , những lúc tranh luận thay vì tôn trọng và học hỏi những điều mà mình còn thiếu , thì lại quay ra thoá mà nhau , thậm chí lôi cả tổ tiên dòng họ của nhau ra để chửi mặc dù họ không liên quan
    - Văn hoá bầy đàn : Không phân biệt đúng , sai , cứ thấy mọi người ném đá một ai đó cũng nhảy vào ném cho vui . Ví dụ vụ việc của Giáo Sư Nguyễn quang Ngọc chẳng hạn , chẳng biết đúng sai hè nhau ném đá GS tơi tả .. Nghĩ thiệt là rầu
    - Con đường phát triển của mỗi đats nước nào cũng trải qua nhiều chặng đường chông gai , có khi hũng tráng , cũng có khi bi thảm . Không nên che dấu điều đó , phải cho hậu thế biết được để không mắc phải sai lầm như vậy nữa
    - Một đất nước muốn phát triển cần phải có một nền văn hoá mạnh , điều cần nhất bây giờ là phải xây được một nền văn hoá của nước Việt mình đủ mạnh thì việc phát triển của đất nước không có gì khó ... Còn như bây giờ mở tờ báo nào ra cũng thấy cướp , hiếp , giết , khoe " Hàng " nghĩ mà sợ , nhiều lúc không dám đọc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "văn hoá hái lượm và văn minh lúa nước vẫn còn hiện hữu", nghe mà rầu bác Salam.
      Cái gạch đầu dòng thứ nhất vụ "con cua", đúng là khi còn đi việc tôi vẫn thường thấy, người giỏi đôi khi vì công việc họ vẫn cần, nhưng luôn bị dè chừng.
      Cái gạch đầu dòng thứ nhì nói lên "tinh thần tập thể", cũng vẫn hay thấy khi còn đi làm, người ta cũng rất lười suy nghĩ giữa những cái đúng - sai trong xã hội, những điều phải động não, phải nhận thức... Nhưng lại rất "nhanh nhạy" trong cách kiếm tiền vặt lẫn kiếm tiền lớn, bằng mọi cách...
      Cái gạch đầu dòng thứ ba cũng đúng luôn, che dấu, tù mù, sợ sự thật là cái thường thấy trong xã hội... Bởi vậy những sai lầm cứ lập đi lập lại...
      Bây giờ tôi hết đọc báo giấy luôn, báo mạng thỉnh thoảng vào đọc mấy tin chính, ngán...

      Xóa
  2. Dân gian mình nói hay lắm, trước đây Mã quy (Mỹ qua) bây giờ Quy Mã (qua Mỹ). Con cái các chính khách, các đại gia đều qua Mỹ học, Những nhân tài kiệt xuất như Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn đều học Mỹ.... Ngô Bảo châu Học Pháp nhưng nay làm giáo sư đại học Chicago (Mỹ) ba nhân tài này do đế quốc sài lang đào tạo đã làm rạng danh nước Việt và dân Việt
    Bỏ ra mấy triệu sinh mạng đánh cho Mỹ cút này phải mời Mỹ qua, O ba ma được mời nhưng không thèm sang Hà Nội mà sang Myanmar ôm hôn thắm thiết nàng Aung San Suu Kyi .
    Mùng 6/7 2015 này "đ/c" Trọng sang Mỹ không biết có soạn bài đặt lên đầu gối đọc ngắc ngứ như thủ tướng Phan Văn Khải đọc trước ông George Walker Bush năm nào không...Huhu lo bò trắng răng nhưng vẫn cứ lo lo....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vừa qua có GS. Trần Văn Khê, bà Điềm Phùng Thị, do "đế quốc" Pháp đào tạo, cũng làm rạng danh đất Việt,
      Kỳ này chắc cụ Tổng cũng sẽ mời ngài Obama sang thăm VN.
      Tôi chán nhất là thấy những lãnh đạo VN xưa nay đọc diễn văn, cầm tờ giấy đọc, có cụ ê a, thường với những khuôn mặt không biểu lộ chút cảm xúc.

      Xóa
    2. Hồi đó mà nghe mấy từ '' đế quốc sài lang'' là thấy '' ác ôn '' dễ sợ , vậy mà giờ nghe bác Bu nói nhân tài Việt nam bây giờ do '' đế quốc sài lang'' đào tạo , thiệt là muốn ... tỉnh mộng ((-:

      Xóa
    3. "Đấ quốc sài lang", hì hì! Vậy mà họ đào tạo nhân tài cho ta hay ác. Bây giờ quan chức cho con đi du học, chữa bệnh, mua nhà cửa... hà rầm. Nhưng nền giáo dục, y tế của ta vẫn cứ ưu việt vào bậc nhất thế giới. Nghe Mỹ và "Cuba anh em" (ta và Cuba là 2 kẻ "thức" canh giữ lương tâm nhân loại ở 2 đầu trái đất), nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ mà mừng cho qnh em,

      Xóa
  3. Bài viết của bác Hiệp tuy ngắn nhưng ý nghĩa và diễn giải thì không hề ngắn chút nào . Bác nhắc tới đồng tiền Dolla thì Salam lại nhớ tới một sự kiện
    Lá thư của cô bé Sofia đến từ Massa Chusetts , để hỏi xem tại sao không có hình người phụ nữ nào trên các đơn vị tiền tệ của Mỹ

    Trong thư của mình Sofia viết :
    Cháu viết bức thư này cho Ngài để hỏi xem tại sao không có hình ảnh người phụ nữ nào trên tờ Dolla Mỹ ?
    Cháu nghĩ nên có hình ảnh những người phụ nữ trên tờ Dolla của nước ta , bởi nếu như không có phụ nữ thì cũng không có đàn ông . Rất nhiều người phụ nữ có thể xuất hiện trên tờ Dolla vì họ đã đem tới cho đất nước chúng ta những thứ quan trọng
    Làm ơn hãy hồi âm cho cháu ... Sofia !

    Sau đây là thư trả lời của tổng Obama :
    Những người phụ nữ mà cháu liệt kê ra là những người ấn tượng , và tôi phải nói rằng cháu cũng khá ấn tượng .
    Tôi sẽ tiếp tục làm việc để đảm bảo rằng cháu sẽ được lớn lên ở một đất nước mà phụ nữ cũng có cơ hội như nam giới , và tôi hy vọng cháu sẽ tiếp tục tham gia vào các vấn đề mà cháu quan tâm .
    Nếu cháu tiếp tục tập trung vào học tập và cố gắng giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể , sẽ không có giới hạn cho những gì cháu muốn thực hiện ... Obama !

    Vấn đề mà Salam muốn trao đổi cùng các Bác ở đáy là :
    1 - Điều gì thôi mà thôi thúc một cô bé 8 tuổi nói lên những vấn đề to lớn ở tầm vĩ mô , không chỉ trong nước Mỹ mà chung cho toàn thế giới ?
    2 - Điều gì mà khi một vị Tổng Thống đứng đầu một cường quốc trên thế giới lại trân trọng và nâng niu một tâm hồn trẻ thơ như vậy ?
    3 - Một nền văn hoá như thế nào mà sản sinh ra được những con người tuyệt hảo như vậy ?
    Đọc hai bức thư trên Salam rất là " Tâm tư " . Các Bác có chung tâm trạng với Salam hay không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những điều bácSalam muốn trao đổi, tôi nghĩ là với tất cả chúng ta, và thiển nghĩ của tôi:

      1- Ở những nước tiên tiến, có một nền dân chủ lâu dài, như Mỹ, Úc, Pháp... thì người ta luôn coi trọng ý kiến của tất cả công dân, dù nhỏ tuổi. Tôi thấy người ta luôn tạo điều kiện cho người trẻ nói chung có những suy nghĩ và phát triển độc lập, trường hợp cô bé 8 tuổi Sofia có lẽ không đến nỗi quá cá biệt và "ghê gớm" đối với họ. Có những xứ chậm tiến như ta chẳng hạn, lấy ví dụ Hội nhà văn, toàn các cụ già bảy, tám mươi giữ "trọng trách", sợ giới trẻ... Lấy chi mà tiến.
      2- Họ tôn trọng ý kiến của tất cả công dân. Không như ta, chuyện ở thủ đô vừa rồi, người ta trả lời những chất vấn về vụ trồng cây, là "chính quyền không có trách nhiệm giải trình trước những thắc mắc của người dân", làm sao mà tiến được.
      3- Đó là một nền văn hóa nhân bản, coi trọng con người, chứ không coi trọng một chủ nghĩa mơ hồ, xa xôi (lời vị đứng đầu không biết hết thế kỷ này có được cái mà ta theo đuổi hay không?).

      Một đất nước rất gần chúng ta là Singapore, mới đây họ kỷ niệm 50 năm lập quốc, 50 năm thôi mà họ đã như thế nào? So với ta mấy ngàn năm trì trệ?

      Xóa
    2. Trả lời bạn Salam chỉ vài câu thật khó.
      - Lòng nhân ái của Obama bao la không điều kiện.
      - Lòng nhân ái của xứ ta phải có điều kiện:
      Thiếu tướng Đặng Kim Giang người lo cơm áo gạo tiền súng ống đạn dược cho tướng Giáp đánh thắng Điện Biên Phủ. Sau này khi ốm nắng các bệnh viện được lệnh không cứu chữa cho ông Giang, vì ông tẩy chay Mao - Lê nin của châu Á. Tướng giang thiếu điều kiện: Tuyệt đối phục tùng đảng.!!!!

      Xóa
  4. Hihi ...em không dám có ý kiến gì , chỉ xin được đọc và cảm ơn anh Hiệp về bài viết này vì ít nhất em cũng được học hỏi thêm vài điều thật bổ ích ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc mừng NangTuyet có chuyến về quê vui vẻ, ấm áp, hì hì!

      Xóa
    2. Dạ , em cảm ơn anh Hiệp nhiều nhé ! Em chỉ tiếc rằng không được ngồi uống café với anh và với Bố susu đó thôi ...

      Xóa
    3. Lần này NangTruyet về chị Marg. và chị Mai lại có chuyện đột xuất, còn tôi thì mắc chuyện... thường xuyên.
      Thôi để lần sau (chắc phải năm tới ha), NangTuyet về tôi sẽ rủ Bố susu nữa ngồi cà phê "vợt" vỉa hè ngõ hẻm ngắm đời.

      Xóa
  5. CT cám ơn bác Phạm Ngọc Hiệp đã cho CT được đọc entry này! :)

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Cầu Tre đã vào xem. Có phải blog của bạn là Nhuangmaybay?

      Xóa
    2. Chẳng hiểu mạng hôm nay thế nào mà CT chỉ lệnh xuất bản khi com có một lần mà nhà ai ít nhất cũng thành hai com y chang. Bác Hiệp làm ơn xóa giùm CT nhé! Đúng đó là nhà của CTạ!

      Xóa
    3. Chắc còm piu tơ thấm cái ý của câu nhạc TCS rồi: "con mắt còn lại nhìn một thành hai"...
      Tôi đã ghé nhà bạn xem.

      Xóa
    4. Hi, bác Hiệp rép một cái com "normal" bằng một còm quá ý vị ạ. :)

      Xóa
  7. Người ta ví nước Mỹ như đại ngàn, khó nói hết, nhưng bác Hiệp tóm được nước Mỹ trong vài trăm chữ. Chỉ bài viết ngắn đủ hiểu về nước Mỹ, và vì sao họ tiếp tục phát triển và nó trở thành giấc mơ của "bộ phận không nhỏ"... "Có lẽ nước Mỹ là một nước thực tế và mơ mộng nhất trên thế giới" - kết luận quá hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, cái quan trọng là mình biết mình "viết cái gì". Tổng hợp, phân tích, xét đoán, tóm tắt... biết cái gì chính cái gì phụ... đưa ra kết luận, cách giải quyết... là những gì tôi học được nơi giáo trình của tụi Mẽo ngày xưa, trong công việc ở quân đội.

      Cám ơn Toro, quyển sách của Toro tôi đã gởi cho chị Mùi, sách viết thú vị. Bây giờ tôi thích đọc loại này hơn là tản văn, thơ...

      Xóa
  8. Nô có tí théc méc nhờ bác Phạm giải đáp dùm : tự bản thân nước Mỹ và cả phương Tây có coi họ là nước "tư bản" không hè, hay cái "sản phẩm" ni cũng chỉ là của hai bác Mac Lê?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Nô có cái théc méc rất thú vị. Trước khi có ý kiến tôi muốn xem "tư bản" là gì?

      Tư bản (tiếng Anh capitol) là một "định nghĩa" chứ không phải là một mỹ từ tư tưởng, cho nên nước Mỹ, hay phương Tây, có muốn hay không cũng không thể tự nhận mình là tư bản, hoặc không phải tư bản. Tuy nhiên theo tôi, những định nghĩa về tư bản được hiểu theo nhiều khía cạnh, tùy từng người, tùy từng định chế xã hội. Người ta giải thích tư bản dưới góc độ xã hội, kinh tế, hay cả triết học. Chẳng hạn cách hiểu thông dụng về kinh tế, đó là "bất kỳ tài sản hay nguồn tài sản nào - tài chính hay vật chất - có khả năng tạo ra thu nhập". (Từ điển kinh tế của Phạm Đang Binh-Nguyễn Văn lập, NXB Giáo Dục-1995). Hoặc hiểu ngắn gọn theo Karl Marx "Tư bản là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự bóc lột lao động làm thuê.

      Vậy thì theo định nghĩa về kinh tế, nước Mỹ, phương Tây hẳn nhiên là những nước tư bản. Còn theo cụ Marx thì "chắc chắn" luôn.

      Xóa
    2. Bên trên xin đọc là (tiếng Anh capital).

      Xóa
  9. Cho bác Hiệp nè

    ĐÀNH THẾ

    Tuổi trẻ qua vèo tựa gió bay
    Người chào kính Cụ , nhắc mình hay
    Chân thôi hải ngoại vì long lách
    Răng chối sơn hào bởi lắt lay
    Nhệu nhạo hanh trời cơm những dở
    Vật vờ buốt gió giấc nào say
    Bạn bè tao ngộ .... Ôi toàn Lão
    Rượu chuốc cho vui ... Chẳng mấy chày

    ( Vũ quang Huy )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn bè gặp nhau ở đây tán dóc cũng vui hả bác Salam.
      Cám ơn bác về bài thơ.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))