Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Tứ trấn và Tứ chiếng.



Thỉnh thoảng ta hay nghe nói đến 2 từ "Tứ trấn" và "Tứ chiếng". Về từ "Tứ trấn" có hai cách giải thích:

1- Tứ trấn   : thường được hiểu là Thăng Long Tứ trấn  , với ý nghĩa:

   a- Bốn ngôi đền trấn giữ ở bốn hướng của kinh thành Thăng Long:

   - Đền Trấn Vũ (Chân Vũ Quán), ở hướng Bắc, thường được gọi dưới tên đền Quán Thánh, nằm ở phía Bắc kinh thành, nay là đường Quán Thánh, thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình - Hà Nội. Thời Pháp là đường Phật Lớn (Route du Grand Bouddha). Đền thờ Trấn Thiên Chân Vũ Đại Đế, người đã có công giúp An Dương Vương (257-179 TrCN) diệt trừ yêu tà khi xây thành Cổ Loa. Đền có pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ nặng gần 4 tấn, đúc đời Lê Hy Tông (1677).

   - Đền Kim Liên, xưa thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Kim Liên, quận Đống Đa - Hà Nội. Đền thờ thành hoang Cao Sơn Đại Vương, tương truyền là một trong trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hội đền vào ngày 16 tháng Ba âm lịch.

   - Đền Bạch Mã, ở hướng Đông, trên phố Hàng Buồm, Hà Nội, thờ thần Long Đỗ là Thành hoàng của thành Thăng Long. Cũng thờ thần Bạch Mã. Tục truyền xưa Cao Biền đắp thành Đại La, lập miếu để cầu thần phù hộ. Đến khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, cho tu sửa thành Đại La, nhưng việc gặp trở ngại mãi không xong. Vua sai người vào đền cầu đảo, chốc lát thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đến đâu để lại dấu chân đến đấy. Vua sai theo dấu chân ngựa mà đắp, quả nhiên xăy được thành. Vua xuống chiếu cho dân thành Thăng Long thờ làm Thành hoàng, phong là Quảng Lợi Bạch Mã Tối linh Thượng đẳng thần. Các triều sau đều có sắc phong.

   - Đền Voi Phục, ở phía Tây kinh thành, hiện ở bên công viên Thủ Lệ, thờ Linh Lang con trai Lý Thái Tông, thần có công đánh giặc giữ nước và nhiều lần hiển linha giúp nhà Trần trong cuộc kháng chiến quân Nguyên-Mông, và nhà Lê trong cuộc trung hưng. Trước cửa đền có đắp hai con voi phục nên đền được gọi thế. Hội đền diễn ra vằo ngày mười một tháng Hai ăm lịch.

   b- Bốn Kinh trấn, còn gọi là nội trấn bao quanh kinh thành Thăng Long: có tên gọi từ đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức 21 (1490), vào cuối thế kỷ XV. Bốn xứ nằm ở ngoại vi kinh thành Thănh Long như lớp vỏ bảo vệ cho kinh thành, gọi là Tứ trấn, các xứ khác ở xa hơn gọi là Phiên trấn. Tứ trấn gồm có:

   - Trấn Kinh Bắc, bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Phúc Yên sau này, gồm 4 phủ (20 huyện). Trấn Kinh Bắc còn gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm.

   - Trấn Sơn Nam, tương tương các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên sau này, gồm 11 phủ (42 huyện). Trấn lị nằm ở phía Nam kinh thành nên được gọi là trấn Nam, hay trấn Ly.

   - Trấn Hải Dương, bao gồm các tỉnh Hải Dươnh, Hải Phòng và Kiến An sau này, gồm 4 phủ (18 huyện). Trấn lị nằm ở phía Đông kinh thành nên được gọi là trấn Đông hay trấn Chấn.

   - Trấn Sơn Tây, tương đương với các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn Tây sau này, gồm 6 phủ (24 huyện). Trấn lị nằm ở phía Tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hay trấn Đoài.

2- Tứ chiếng: 

    Tứ chiếng nghĩa bốn phương, bốn phía, tứ xứ, các nơi, ở khắp nơi... như Việt Nam Tự điển (Hội Khai Trí Tiến Đức, Hanoi-1931), Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ biên (Hà Nội-1967), Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên-1997), Từ điển Tiếng Việt (Phan Canh-1997). Tự điển Việt Nam Phổ thông (Đào Văn Tập, Saigon-1951), Việt Nam Tân Tự điển (Thanh Nghị, Saigon-1952) còn ghi chú thêm bằng tiếng Pháp "Les quatres côtés, partout" (Bốn phương, bốn hướng, khắp nơi), Tự điển Việt Nam (Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ, Saigon-1970), Tự điển Việt Nam (Ban Tu thư Khai Trí, Saigon-1971).

Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ, ngoài giải thích từ "tứ chiếng" là "tứ xứ, bốn phương", còn giải thích từ "tứ chính" cũng với nghĩa "bốn phương hướng chính. Đông, tây, nam, bắc", và trong phần phụ lục giải thích tục ngữ, thành ngữ, có ghi câu "Trai tứ chiếng, gái giang hồ", giải nghĩa như sau: Trai phải đi lính, luôn luôn được đi thú khắp bốn Trấn ở Bắc Hà hồi xưa là Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây. Gái thì đảm đang việc gia đình, phải đi mua bán khắp nơi, khi thì ngồi thuyền, khi thì trẩy bộ. 1/ Đủ hạng người từ các nơi tựu lại làm ăn đông đúc; 2/ Rất xứng đôi, trai thì lão luyện, gái thì già dặn.

Trong mục Hỏi đáp Đông Tây trên Bách Khoa Tri Thức, học giả An Chi đã giải thích khi có người hỏi "Tứ chiếng" trong "Trai tứ chiếng, gái giang hồ" nghĩa là gì?

Ngoài phần giải thích căn cứ theo Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ như trên, ông An Chi đã viết như sau:

"Tứ chiếng đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm dịch thành bốn chiến như có thể thấy ở câu sau đây trong thơ quốc âm của ông:

Dại nhơn nhơn bốn chiếng hay

                                                  (Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn Học, Hà Nội 1993. A. Thơ    Nôm, bài 108, trang 145).

Hai tiếng bốn chiếng đã được sách trên chú giải như sau: "Tức là tứ chiếng, bốn trấn quan trọng chung quanh Đông Đô. Trấn Kinh Bắc (trấn Bắc), trấn Sơn Nam (trấn Nam), trấn Sơn Tây (trấn Đoài), trấn Hải Dương (trấn Đông). Đó là bốn chính trấn (tứ chính trấn, gọi tắt là tứ chính. Sau người ta đọc chệch tứ chính thành tứ chiếng).

Thực ra, chẳng phải đợi đến khi có "tứ chính trấn" thì cụm từ này mới được nói tắt thành tứ chính vì hai tiếng này đã tồn tại sẵn từ lâu trong tiếng Hán mà âm Hán Việt xưa là tứ chiếng, biết rằng iêng - inh, như: - (trống) chiêng - chinh; (đau) điếng - đính  (say đến không còn biết gì); kiềng (ba chân) - kình   (giá đèn, chân đèn); thiêng (liêng) - linh (thiêng),v.v... Tứ chiếng - Tứ chính  đã được Từ hải giảng giải như sau: "Tức là bốn phương hướng căn bản. Xem mục cơ bản phương vị. Còn mục cơ bản phương vị thì được giảng giải: "Tức bốn hướng Đông,Tây, Nam, Bắc vậy". Còn gọi là Tứ chính.



Tham khảo:

- Từ điển di tích văn hóa Việt Nam, Ngô Đức Thọ chủ biên, NXB Văn Học-2003.

- Địa chí Tôn giáo Lễ hội Việt Nam, Mai Thanh Hải, NXB Văn hóa - Thông tin-2008.

- Từ điển đường phố Hà Nội, Giang Quân, NXB Thời Đại-2010.

- Các Thành Hoàng & Tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc - Nguyễn Duy Hinh, NXB Lao Động- 2009.

- Thư của các Giáo sĩ Thừa sai, Nguyễn Minh Hoàng dịch, NXB Văn Học-2013.





34 nhận xét :

  1. Hai học giả Lê văn Đức - Lê ngọc Trung giải thích về " Gái giang hồ " có vẻ không ổn rồi
    Trong từ điển chuyện Kiều của Học giả Đào duy Anh thì cho ta thấy điều đó hoàn toàn khác :
    - Nguyễn Du đã dùng từ Giang Hồ để nói đến Từ Hải , là một người có ý chí độc lập , không khuất phục
    Tử sinh liều ở trận tiền
    Dạn dày cho biết gan lỳ tướng quân
    Khí thiêng khi đã về thần
    Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng
    ...Giang Hồ quen thói vẫy vùng
    Gươm đàn nửa gánh , non sông một chèo
    Nhưng khi nói về Kiều , đoạn Thúc Sinh nói với Hoạn Thư , thì lại theo một hàm ý khác
    Tiếc thay lưu lạc Giang Hồ
    Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài
    Theo học giả Đào duy Anh thì chữ Giang Hồ để chỉ những người thích ngao du nay đây mai đó , hoặc những người lang thang sống tự do không theo triều đình dành cho đàn ông . Nhưng khi dành cho đàn bà , nó chỉ người làm " Gái " . Trai giang hồ để tả những bậc anh hùng , nhưng khi nói về phụ nữ thì " Nói về người đàn bà quen thói trăng hoa " ( Từ điển và từ ngữ - Nguyễn Lân - 1998 )
    Các Bác nghĩ sao về điều này ? ... Hè hè hè

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ "Giang hồ" có gốc Hán-Việt 江湖 nghĩa đen là "sông và hồ", nghĩa bóng ban đầu đối với người là để chỉ cuộc sống phóng túng rày đây mai đó, không ở yên một chỗ. Ngày xưa với phong kiến Á đông thì "giang hồ" như nghĩa ban đầu, ta thấy cũng chỉ được chấp nhận nơi nam nhi, chứ không chấp nhận nơi nữ lưu. Đối với người nam thì "giang hồ quen thói vẫy vùng", nhưng đối với nữ nhi khuê các, thì "tiếc thay lưu lạc giang hồ". Đào Duy Anh đã lấy 2 câu Kiều sau đây để giảng giải trong Từ điển truyện Kiều từ "giang hồ" là để chỉ người con gái làm đĩ.

      Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ,
      Một màu quan tái bốn mùa gió trăng.

      Thực ra từ "giang hồ", ngoài nghĩa ban đầu như kể trên, sau này còn có nghĩa phái sinh, là xấu. Chẳng hạn ai ở Saigon chắc biết câu "giang hồ quận 4", để chỉ dân du đãng quận 4 (nơi có bến cảng trước năm 1975 nổi tiếng anh chị), hoặc "dân giang hồ", để chỉ dân dao búa, đâm thuê chém mướn, hoặc "gái giang hồ", để chỉ những cô gái "buôn hương bán phấn"...

      Xóa
  2. "Tứ chiếng" thì được các học giả nhất trí là từ "tứ trấn" mà ra. Dứt chíí" với các cụ thôi.
    Còn "gái giang hồ" diễn giải là người phụ nữ giỏi giang đảm đang thì tôi thấy không ổn. Chưa thấy tư liệu văn chương (từ xưa đến nay) dùng hai từ này theo nghĩa như vậy.
    Có thể thành ngữ "trai tứ chiếng" có trước, chuyển dần sang nghĩa "dân chơi chọc trời khuấy nước" rồi cụm "gái giang hồ" mới xuất hiện và lắp vao cho đủ bộ đăng đối.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Dứt chí" = Nhất trí. :)

      Xóa
    2. Cái câu "phải đi mua bán khắp nơi, khi thì ngồi thuyền, khi thì trẩy bộ", để chỉ "Gái thì đảm đang việc gia đình" trong phụ lục giải thích tục ngữ, thành ngữ Việt Nam Tự điển của Lâ Văn Đức-Lê Ngọc Trụ, tôi thấy cũng không ổn. Thường người phụ nữ "đảm đang việc gia đình" là người phải thường xuyên "ở trong gia đình" (ở trong nhà, ở tại nhà), chứ "giang hồ" miết (dù với nghĩa tốt là đi buôn bán bên ngoài để có kinh tế cho gia đình), cũng không phải là "đảm đang việc gia đình. Có thể hiểu với nghĩa thứ nhì "gái già dặn" thì được (do tiếp xúc nhiều với xã hội).

      Xóa
    3. "Dứt trí" với cụ Nô :-)

      Xóa
  3. 8888 tiếp
    Từ ". Tứ chiếng " giải thích như các Cụ cũng chưa ổn lắm bởi vì :
    - Tứ Chiếng là chỉ 4 hướng xung quanh để bảo vệ Kinh Thành Thăng Long ? Theo Salam hiểu thì Tứ Chiếng là người từ 4 phương , từ khắp mọi nơi tụ tập lại , không thuần nhất chủng loại , tiếng nói và màu da , để phân biệt với dân bản xứ ( Có ý coi khinh là dân ngụ cư )
    Trai tứ chiếng , gái giang hồ
    Gặp nhau làm nổi cơ đồ cũng nên
    Giang - sông , Hồ - Hồ , hai từ này hai chữ này đi chung với nhau thì thành tính từ , không liên quan gì đến nghĩa của từ gốc ban đầu
    Theo chúng ta được biết đạo Nho và đạo Khổng đã ăn sâu vào xã hội Việt tù ngàn đời nay . Theo đó người đàn ông có thể " Lên Đông xuống Đoài " phiêu bạt khắp nơi để lập nên sự ngiệp . Còn đàn bà thì chỉ quanh quẩn ở trong nhà chăm sóc con cái và nội trợ . Thế thì tại sao các học giả lại cho rằng Giang Hồ là để chỉ người đàn bà giỏi giang , đi thuyền ngược xuôi buôn bán ???
    Thời hiên đại bây giờ câu " Trai tứ chiếng , Gái giang hồ " lại là dùng để chỉ những kẻ du thủ du thực , trai thì bất hảo , gái thì làm điếm . Nhắc đến từ " Giang hồ " ta sẽ hình dung những kẻ chuyên dùng dao kiếm , mã tấu thậm chí dùng " Hàng nóng " để giải quyết ân oán với nhau . Hai từ " Giang hồ " ngày nay là điều bất an cho xã hội ... Hì hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng đồng ý với bác Salam. Và hiểu như sau:

      - Tứ chiếng, nghĩa rộng của nó như các từ điển đã giải thích, là bốn phương, khắp nơi, mà ông An Chi đã viết là âm cổ của "Tứ chính", có nghĩa là bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Còn "Tứ chính" có nghĩa là "Tứ trấn", cụ thể là bốn trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, thì chỉ có nghĩa hẹp là ở vùng quanh kinh đô Thăng Long ngày trước. Dân Tứ chiếng, tức là "dân tứ xứ", "dân bốn phương", "dân khắp các nơi"...

      Còn từ "gái giang hồ", thì cách nay cả hai thế kỷ cụ Nguyễn Du đã dùng chữ "giang hồ" để chỉ thân phận Thúy Kiều, cho nên 2 học giả của Việt Nam Tự điển ở Saigon hiểu "gái giang hồ" là "gái đảm đang" thì hơi lạ, hiểu như giải thích 2/ "gái thì già dặn" còn tạm được.

      Còn thời nay thì "trai tứ chiếng" mà gặp "gái giang hồ" thì ôi thôi, cặp này quậy tới bến :-)))

      Xóa
  4. Có cái này muốn đàm luận cùng các Bác nè :
    Như bác Hiệp viết : Lý công Uẩn ( 1010 ) đắp thành Đại La không được , một hôm mộng thấy một con Ngựa trắng đi từ trong đền ra , mới đắp thành theo dấu chân của Ngựa trắng thì mới hoàn thành . Nên mới phong là Thành Hoàng , đặt tên là đền Bạch Mã
    - Thế thì rõ ràng cái Đền này là có trước khi Lý công Uẩn dời đô , do Cao Biền xây dựng lên ( Theo Lĩnh nam chích quái )
    - Thế thì từ trước khi chưa có tên và thờ thần Bạch Mã , thì trong Đền thờ ai ?
    - Có phải là thờ Phục Ba Mã Viện tướng quân hay không ? Hay còn thờ một người nào khác mà ta chưa biết ? Hè hè hè
    P / s. : Huy Trường đâu rồi ? Tham gia cho vui đê

    Trả lờiXóa
  5. Dân tứ chiếng thường hiểu theo nghĩa không có gốc, mất gốc, lang bạt không đáng tin.
    Gái giang hồ là gái lang bạt, làm điếm...
    Ở Trung Quốc bây giờ Giang - Hồ lại là cặp từ có nghĩa khác, các bác nhỉ, hii.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên Tàu khi nói Giang Hồ là ám chỉ Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào
      Tập Cận Bình không khoái cặp Giang Hồ này lắm

      Xóa
    2. Cặp Giang-Hồ Trung Quốc này gặp tay Cận, vừa rồi đọc trên mạng tưởng Giang cạn luôn, hì hì!

      Xóa
  6. Thưa Bố Salam, thưa bác Hiệp và các bác. Vụ này con thấy hay và bổ ích với con. Nhưng phải thú thật là vụ này con dốt. Tứ Trấn thì con biết là nói về 4 ngôi đền trấn yểm thành Thăng Long xưa. Và 4 xứ thì quê con ở xứ Đoài - Sơn Tây.
    Con trộm nghĩ hay câu "tứ xứ giang hồ" nó có liên quan gì ở đây chăng???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu "giang hồ tứ xứ", thì "tứ xứ" có thể là bốn vùng đất này lắm chứ? Ăn thua là câu này phát xuất ở đâu, vào thời điểm nào? Nếu ở Hà Nội cách nay bảy tám chục năm trở lên thì đúng, còn nếu ở miền Nam thì chắc không phải, "tứ xứ" sẽ có nghĩa là bốn phương, khắp nơi.

      Xóa
    2. Hoặc cũng có thể suy luận theo kiểu vùng Kẻ Chợ xưa với 36 phố nghề. Các nghề này thường là của các phường thợ từ những vùng xung quanh như: Sơn, Hưng, Tuyên, Phòng, Nam (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Hải Phòng, Nam Định) tụ hội lại mà thành "tứ xứ" chăng?
      Rồi phải chăng thành tố "Tứ" chỉ là một cái j đó tượng trưng. Nghe nhiều những Tứ đổ tường, Tứ ngu, Tứ đại mỹ nhân chẳng hạn.... đây là ngu ý của con. Mong các bác giảng giải thêm. :))).

      Xóa
    3. "Những câu như "tứ đổ tường", "tứ ngu", "tứ đại mỹ nhân"... lại chỉ đúng số 4, còn "dân tứ xứ" lại thường được hiểu là các nơi, nhiều nơi.

      Xóa
    4. Trong văn hoá tâm linh của người Việt thì có " Tứ bất tử " đề chỉ Thánh Tản Viên , Thánh Gióng , Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh
      Vừa rồi có một ông Nghị chửi một ông Nghị khác là " Tứ đại ngu "
      Hồi nhỏ chơi bài Tam cúc thì bốn cặp giống nhau thì gọi là " Tứ tử trình làng "
      Giờ đánh bài tiến lên mà bài có 4 con 2 thì gọi là " Tứ Heo "
      Và 4 người khiêng chung một giỏ đồ thì không gọi ... Ông ba bị chín quai mười hai con mắt .. Để doạ trẻ con Hì hì hì
      P / s : Hỏi bác Hiệp tại sao con bài 2 trong bộ bài tú lơ khơ lại gọi là con Heo , ví dụ chặt Heo rô , hay là thúi Heo bích ? Ngoài Bắc không gọi như vậy

      Xóa
    5. Chuyện bài bác là tôi "bù trất" luôn rồi bác Salam :-)))

      Xóa
    6. Vụ bài bạc này bố Salam mà hỏi bác H với hỏi con là con cũng chịu luôn. Con không biết chơi bài. "Tứ đổ tường" thì con chỉ dính một thứ. Hè hè.
      Còn "Tứ đại ngu" thì thú thiệt với bố và bác là năm nay mới chỉ 24 tuổi mà đã dính đủ. "Ở đời có bốn cái ngu/ Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu" con đều dính cả. :(((

      Xóa
    7. Anh bạn trẻ HT này đúng là tuổi trẻ tài cao, xứng đáng để Bố Salam chọn :-)))

      Xóa
    8. Không đâu bác Hiệp ơi !
      Trăm thằng con trai khi muốn lấy lòng bố vợ đều nói như thế cả , ngay bản thân Salam hồi xưa đến nhà người yêu chơi cũng vậy , lúc nào cũng giả vờ như con Nai tơ . Cái sách lược này quá rành 6 câu vọng cổ rồi . Vì thế Huy Trường tính bộ lấy vải thưa che mắt " Bọ " . Bọ biết hết cả rồi , mấy chú cho con gái Bọ ăn lương khô rồi ngửi mồm con gái Bọ .. Nỏ có mô à nha
      Vậy thì phong cho Huy Trường là " Tứ đại Xạo "
      1- Con nỏ khi mô hút thuốc lá mô ( thuốc lào thôi )
      2- Con nỏ khi mô uống rượu mô. ( uống bia thôi )
      3 - Con nỏ khi mô chơi bài mô ( Cà độ đá banh và chơi số đề thôi )
      4 - Con nỏ khi mô lăng nhăng mô. ( một ngày chỉ đi với một cô thôi )
      P / S : Bọ đã từng trải qua như vậy rồi , vì thế Bọ rất chi là lựu đạn ... Hè hè hè

      Xóa
    9. Coi bộ bác Salam rành thâm lý con rể tương lai quá hả? :-)

      Xóa
  7. Cụ Đào Duy Anh viết :
    * Giang hồ : Tam giang và Ngũ hồ là chỗ ẩn dật- không có chỗ định trú- Hư phù không tin được.
    * Lang bạt kỳ hồ
    Con lang đạp cái bọc da ở trước cổ nó lúng túng không đi được - Người mình lại thường dùng mấy chữ ấy theo nghĩa trái hẳn là : Đi nơi này nơi khác, không định chỗ nào.
    Bu tui thêm một nghĩa nữa của Lang bạt kỳ hồ : Gậy ông đập lưng ông
    Nói vậy để thấy sự phái sinh, biến hóa, của ngôn ngữ là khôn lường, đôi khi đa đoan và oái oăm lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái câu "Lang bạt kỳ hồ" người ta hiểu theo nghĩa phái sinh chứ không còn theo nghĩa gốc.

      Chữ nghĩa quả là biến hóa khôn lường phải không bác Bu?

      Xóa
  8. Đọc bài xong, đọc luôn mấy câu còm bàn lựn của các bác rất bổ ích ạ! Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ông bạn Salam (không phải Salem) là rôm rả đó cô Giáo :-)))

      Xóa
  9. Ôi ...đúng là em dốt đặc đó anh Hiệp ơi ! Từ nào đến giờ em có hiểu hai từ " Tứ trấn " và " Tứ chiếng " đâu nè . Giờ nhờ anh Hiệp giải thích em mới hiểu được đó ! Cảm ơn anh nhiều anh Hiệp nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vào đây đọc mấy cái từ ngữ này có khi nhức cả đầu đấy NangTuyet :-)))

      Xóa
    2. Hì hì, vào lộn trang của cu cậu con trai NangTuyet.

      Xóa
    3. Í ..í ..anh Hiệp nói ai là con trai của em cơ ? Em hổng hiểu gì hết ...hihi ..

      Xóa
    4. Đúng rồi bạn AP's Haven ạ , nhưng mình cũng phải ráng đọc rồi phải ráng hiểu nữa đó bạn ui ..híc ...

      Xóa
    5. Haha, cu cậu con trai về nhà sử dụng máy của tôi vào tên của nó, đến khi tôi tiếp tục không thoát ra vào lại tên mình nên mới thế đó NangTuyet.
      Rồi tôi lại giải thích vắn tắt nữa, hì hì!

      Xóa
  10. bác Hiệp ơi, vậy ở miền Nam mình nếu tính tâm là gia Định thì mình có cái tứ trấn nào ko vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong sách vở thì không thấy nói đến "Tứ trấn" ở Gia Định Bố susu (Gia Định - được hiểu tương tự như Thăng Long, vùng đất TT Saigon ngày nay, thời Chúa Nguyễn Ánh chưa thống nhất đất nước, đã được chọn là kinh đô của nhà Nguyễn). Đến thời Đệ nhị Cộng hòa nghe đồn ông Thiệu xây cái Hồ Con rùa để "trấn" con rồng (long mạch) gì đó, mà trấn không xong, Năm 1975 con rồng quậy quá bay luôn cái Phủ đầu rồng của ông ấy..

      Xóa

:) :( :)) :(( =))