Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Vài món ăn quen thuộc.


Món bò bía. Ảnh Internet.

Hằng ngày ta vẫn "hẩu xực" vài món ăn quen thuộc, gọi tên nhưng có lẽ ít ai rõ ngữ nghĩa của những tên món ăn ấy, đó là những món ăn có gốc gác của người Hoa, như những món ăn dưới đây:

- Bò bía: là một món ăn chơi được cuốn bằng bánh tráng mỏng, bên trong có nhân củ sắn xắt sợi xào chín, đậu phọng, tôm khô, lạp xưởng, trứng tráng mỏng xắt nhỏ, xà lách, rau thơm... khi ăn chấm với một thứ nước chấm gồm tương đen, tương đỏ, đậu phọng giã nhỏ... Món ăn có chữ "bò" nhưng hoàn toàn không có chút thịt bò nào. Thứ này ăn chơi, có khi bán ở mấy xe đẩy lề đường, thường hay ăn vào tầm năm, sáu giờ chiều, phụ nữ rất hảo món ăn này.

Bò bía là món ăn của người Triều Châu gọi theo âm Phúc Kiến poh-pía, âm Hán-Việt là bạc bính ,  bạc  có nghĩa là mỏng, bính  là bánh, Bò bía chính là để gọi món ăn cuốn bằng bánh tráng mỏng.

- Hủ tíu, hủ tiếu: là món ăn chơi hoặc ăn thay bữa cũng tốt, hủ tíu, hay hủ tiếu là đọc theo âm Quảng Đông, âm Hán-Việt là quả điều 粿   , quả 粿 có nghĩa là thức ăn làm bằng bột gạo, điều  có nghĩa là vật nhỏ mà dài thành sợi, chính là để chỉ sợi hủ tíu được làm bằng bột gạo.

- Hoành thánh, vằn thắn: là tên gọi theo âm Quảng Đông, cũng là món ăn gốc Quảng Đông, âm Hán-Việt gọi là vân thôn  . vân  là mây, thôn  là nuốt. Có lẽ món hoành thánh được làm bằng bột mì bọc nhân thịt bằm, cho vào trong tô với nước lèo trông như một cụm mây? Khi ăn ta nhai nuốt cụm mây bột mì nhân thịt đó.

Món hoành thánh trước khi cho vào tô mì. Ảnh Internet.

- Xá xíu: gọi theo âm Quảng Đông, món ăn cũng của người Quảng Đông, âm Hán-Việt là xoa thiêu  , xoa  có nghĩa là đâm, xiên, thiêu   là nướng. Đây là món thịt được xiên quay hoặc nướng trên lửa, khi ăn xắt miếng mỏng cho vào tô mì, cùng với món hoành thánh.

- Há cảo: đọc theo âm Quảng Đông, âm Hán-Việt là hà giáo  , hà  là con tôm. giáo  là bánh nhân bao bột, há cảo là loại bánh có vỏ được cán từ bột mì, bột năng bao nhân tôm, hấp chín hoặc chiên giòn, nếu hấp chín thì ăn riêng, còn chiên giòn được ăn cùng với mì nước, xá xíu, hoành thánh.

Món há cảo hấp chín. Ảnh Internet.

- Sủi cảo: đọc theo âm Quảng Đông, âm Hán-Việt là thủy giáo  , thủy  là nước, giáo  là bánh nhân bao bột. Cũng như món há cảo, sủi cảo là bánh nhân thịt heo xay bao bột năng hoặc bột mì chiên giòn, nếu chiên giòn khi ăn cũng thường được cho vào tô mì sợi với thịt xá xíu xắt miếng.

Món sủi cào chiên giòn. Ảnh Internet.

- Giò cháo quẩy (dầu cháo quẩy): âm theo tiếng Quảng Đông, âm Hán-Việt là du tạc quỷ  , du  là dầu, mỡ, tạc  là nổ, phá nổ, quỷ  là ma quỷ. Có nghĩa là quỷ bị chiên, rán bằng dầu. Đây là một món bánh lạt làm bằng bột chiên trong dầu, dạng dài được làm thành một cặp, ít khi ăn riêng mà thường cắt nhỏ khi ăn cho vào súp bong bóng cá, hoặc tô mì. Bây giờ cũng thấy người ta cho vào tô phở. Người Trung Quốc có một truyền thuyết về món bánh này, bắt nguồn từ chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối, Vương Thị hãm hại. Để nguyền rủa vợ chồng Tần Cối, họ làm ra món bánh bằng bột nặn thành cặp dài tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối và rán trong chảo mỡ đang sôi.

Bánh giò cháo quẩy sau khi chiên. Ảnh Internet.

- Lạp Xưởng: âm Quảng Đông, âm Hán-Việt là lạp trường  , lạp  là thịt hun khô, trường  là ruột. Lạp xường là món ăn làm từ ruột heo nhồi thịt, mỡ heo, rượu, gia vị, để chín bằng cách phơi lên men tự nhiên. Đây là món ăn khô, để lâu được.

Lạp xưởng. Ảnh Internet.

- Lẩu: âm Hoa Nam là   có nghĩa là cái bếp lò. lò ở đây là cái nồi và lò liền một khối, ở giữa có chỗ để đốt than giữ cho nồi nóng lâu. Món lẩu như theo cách gọi của người Việt thực chất là một món canh ăn nóng, với bún, miến, hoặc, mì sợi. trong những đám tiệc món lẩu được dọn ra sau cùng. Trước đây lẩu còn gọi là cù lao, tên cù lao bắt nguồn từ tiếng Mã Lai pu-lô, có nghĩa là đảo. Nhưng tại sao ngày trước lại gọi món lẩu là cù lao mà tiếng Mã Lai là pu-lô có nghĩa là đảo? Cái lẩu (lô) ngày trước như đã nói, gồm một khối làm bằng nhôm, ở giữa có chỗ nhô lên bên trong đốt than, chung quanh là nước canh tùy theo món. Chỗ nhô lên để đốt than trông như một hòn đảo.

Cái lẩu ngày xưa hay dùng, còn gọi là cù lao, ở giữa nhô lên là chỗ đốt than.
Ảnh Internet.



17 nhận xét :

  1. Hơ hơ ! Đang đói bụng lại được bác Hiệp cho ăn " Ngó " những món ăn ngon . Salam chỉ thích cái lảu thôi , thêm một lít Gò Đen là OK con gà đen ngay . Cho SL góp thêm vào một món nghen

    BÁNH CUỐN

    Trắng muốt dẻo mềm , tráng mỏng tang
    Hương thơm bột gạo thoảng mơ màng
    Mỡ hành , bánh cuộn tròn thân áo
    Mộc nhĩ , thịt băm vẹn vị nhân

    Chả lụa đâm tiêu cay hắc vị
    Bánh tôm sên đậu , nóng dòn tan
    Mắm hương Cà Cuống kèm rau giá
    Gói trọn lòng em thoả bụng chàng
    ( Cao Boi Gia )

    Mại zô , mại zô ...tới luôn bác tài ..Ăn hết nhà bác Hiệp đi bà con cô bác ơi !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihihi, bên nhà cháu thì có bài thơ về khế qua nhà bác Hiệp thì có bài thơ về món ăn, bác Alaykum Salam đa tài quá nha :)

      sẵn cháu hỏi món lạp xưởng xuất xứ ở Tàu luôn phải ko bác Hiệp?

      Xóa
    2. Cám ơn bác Salam đã bổ sung bài thơ về các món ăn Việt Nam :-)

      Xóa
    3. Đúng đó Bố susu món này của người Tàu chăm phần chăm, của dân Quảng Đông, Tứ Xuyên, dân này chuyên mở nhà hàng trong Chợ Lớn.

      Xóa
  2. Cảm ơn bác Phạm về bái viết về những từ ngữ chỉ thức ăn gốc Hoa thú vị này! Giờ ăn hoành thánh chắc ngon hơn vì tưởng tượng đang nuốt mây.
    Riêng về "dấu cháo quẩy", chữ 炸 (ngoài âm "tạc" là nổ) còn có âm "trác" nghĩa là chiên rán, du trác quỷ = quỷ bị rán trong dầu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi thì trót cho trét, đã đề cập đến lạp xường , bác Phạm xem giúp cái món "vịt lạp" có phải là một kiểu hôn phối Việt-Hoa-đề-huề?

      Xóa
    2. Đúng cụ Nô còn âm trác là chiên, rán.
      Còn món vịt lạp hay thấy ngày tết có bán là con vịt phơi khô, thì chữ "lạp" là hun khô, chữ nghĩa Việt-Hoa đề huề.

      Xóa
  3. Những chuyện như thế này ít ai làm, may có bác NHP chịu khó sưu tầm để mọi người biết thêm. Bác nhắc bò bía làm HN bỗng nhớ SG những năm 1968- 73, bò bía, chè đậu đỏ bánh lọt! Hihi. HN nghe nói món Dầu cháo quảy là "Chẻ đầu Tần Cối" đó bác NHP.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi ít nghĩ đến chuyện to lớn cao xa mà hay "để ý" ba cái tầm phào nhỏ nhỏ trong cuộc sống thôi. "Chẻ đầu Tần Cối" luôn bác HN, :-)))

      Xóa
    2. Bác HN nhắc món bò bía , chè đậu đỏ bánh lọt những nnăm 68-73 không biết có làm bác H nhớ mấy xe bò bía, đậu đỏ ở góc chùa Xá Lợi , ngang cổng sau trường Gia Long không ?

      Xóa
    3. Nhớ chứ, tôi đã ăn bò bía và đậu đỏ bánh lọt có chan nước dừa ở đó với bạn Gia Long mà.

      Xóa
  4. Trong mọi sự dốt thi bu tui dốt hơn cả là các món ăn. Đọc bài này mới hay rằng các món ăn ( mà bạn đã thống kê ra) có nguồn gốc Quảng Đông. Hóa ra anh Tàu trùm lên ta đủ mọi thứ. Từ đạo Phật Tàu, phong tục tập quán Tàu, món ăn Tàu. Ngày tết dân tộc, ai ai cũng muốn treo cái chữ Tàu trong nhà ở chỗ trang trọng nhất. Có người bảo muốn độc lạp tự do hanh phúc thì phải thoát Trung, thoát làm sao được nhỉ ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân Quảng Đông hình như là "trùm" những Cao lầu, nhà hàng ăn ở Saigon.
      Tôi nghĩ chữ Tàu, hoặc những phong tục của ta mang "hơi hướm Tàu" đã mấy ngàn năm nay không sao, nó đã trở thành "cái của minh" rồi. Còn chuyện "thoát Trung" bây giờ lại khác xa những chuyện ấy bác Bu.

      Xóa
  5. Sao toàn mấy món khg kèm được cái thèm........anh Hiệp ơi.....Hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thèm ác chiến luôn MTB.
      Biết ngay là thể nào MTB cũng vào còm cái này, hì hì!

      Xóa
  6. HN bây giờ cũng có nhiều người bán rong món bò bía. Thùng hàng để trên xe đạp, trông đơn sơ, nghèo khó và không hấp dẫn. Hôm nay em mới hiểu rõ bò bía là gì đấy bác Hiệp ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Món này làm không khéo ăn dễ "trúng", tìm hiểu ba cái vớ vẩn này đôi khi cũng thấy hay đó Toro.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))