Ảnh Internet.
Đã 25 năm trôi qua kể từ khi bức tường Berlin chia cắt hai miền Đông và Tây của thành phố Berlin nước Đức sụp đổ (9-11-1989 - 9-11-2014), dẫn tới một sự kiện lịch sử khác cũng quan trọng không kém, đã làm thay đổi thế giới là việc Liên bang Xô Viết tan rã vào hai năm sau đó (1991). Nhà báo Mỹ Thomas L. Friedman, người đã ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer trong quyển "Thế giới phẳng"*, đã nói về sự kiện này theo cách nhìn của ông. Nhiều nhà phân tích thời sự, chính trị cho đó là những sự kiện về chính trị, làm cho thế giới gần nhau hơn. Tuy cũng nhìn nhận như thế, nhưng Friedman có một lý giải khác, đó là một trong những nhân tố hàng đầu làm "phẳng thế giới", theo ông là sự sụp đổ của một hệ thống kinh tế, chứ không phải là sự sụp đổ của một thể chế chính trị, và tác động chinh yếu làm cho hệ thống kinh tế này sụp đổ, chính là sự phát triển của những chiếc máy tính cá nhân, và hệ điều hành mang tính toàn cầu Windows. Tôi thử trích lại một số nội dung trong sách của ông liên quan đến vấn đề vẫn còn mang tính thời sự này:
Mười Nhân tố
Làm Phẳng Thế Giới.
Theo Kinh Thánh thì Chúa đã tạo ra thế giới trong sáu ngày và Ngài đã nghỉ vào ngày thứ bảy. Quá trình làm phẳng thế giới cần nhiều thời gian hơn. Thế giới đươc làm phẳng bởi sự hội tụ mười sự kiện chính trị, phát kiến và các công ty lớn. Chẳng ai trong chúng ta được nghỉ ngơi kể từ đó và có thể chẳng bao giờ được nghỉ ngơi...
NHÂN TỐ LÀM PHẲNG THỨ NHẤT
Ngày 9 tháng 11 năm 1989
Kỷ nguyên sáng tạo mới: khi các bức tường sụp đổ và phần mềm Windows lên ngôi
Sự sụp đổ Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 đã mở đường cho những con người sống trong chế độ Xô Viết. Nhưng trên thực tế, sự kiện này còn có ảnh hưởng khác hơn nhiều. Nó làm nghiêng cán cân quyền lực trên thế giới về phía những người ủng hộ chính quyền dân chủ, đồng thuận, hướng đến thị trường tự do. Nó đưa ra lời cảnh tỉnh cho những người ủng hộ sự cai trị độc tài và cổ súy cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến giữa hai hệ thống kinh tế - chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản - và với sự sụp đổ của bức tường Berlin, dường như chỉ còn lại một hệ thống... Nếu bạn không là một nền dân chủ hay một xã hội đang trong quá trình dân chủ hóa, nếu bạn tiếp tục trung thành với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoặc được điều tiết ở mức độ cao, người ta sẽ cho rằng bạn đứng nhầm phía của lịch sử...
Đó là lý do tại sao sự sụp đổ của bức tường Berlin có ảnh hưởng tới nhiều nơi khác chứ không chỉ riêng ở Berlin, và vì sao sự sụp đổ của nó là một sự kiện có thể làm phẳng thế giới như vậy...
Các nỗ lực bất thành của Mikhail Gorbachev trong việc cải cách một chế độ không thể cải cách nổi đã làm chủ nghĩa cộng sản ở nước này sụp đổ. Nhưng nếu tôi phải chỉ ra một yếu tố đầu tiên trong số những yếu tố quan trọng như nhau, tôi sẽ nói rằng đó là cuộc cách mạng thông tin bắt đầu vào đầu đến giữa thập niên 80... nhờ vào sự phổ biến của các máy fax, điện thoại, và cuối cùng là máy tính cá nhân.
Sau việc Steve Jobs và Steve Wozniak lần đầu tiên đưa ra chiếc máy tính gia đình Apple II vào năm 1977, chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của hãng IBM được đưa ra thị trường vào năm 1981. Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows xuất hiện năm 1985 và phiên bản mang tính đột phá giúp máy tính cá nhân IBM dễ sử dụng hơn là bản Windows 3.0 được chuyển tới khách hàng vào ngày 22 tháng 5 năm 1990, chỉ sáu tháng sau khi bức tường sụp đổ...
Khi bức tường Berlin sụp đổ (và Trung Quốc, Ấn Độ bắt đầu mở cửa đối với nền kinh tế toàn cầu), không gì có thể ngăn cản việc thể hiện mọi thứ dưới hình thức số - văn bản, âm nhạc, hình ảnh, dữ liệu, video - và sau đó là sự trao đổi tất cả các thông tin dưới hình thức số. Sự giam hãm về chính trị đối với các cá nhân đã biến mất cùng với sự sụp đổ của bức tường Berlin...
Một số người nghĩ rằng Ronald Reagan đã làm bức tường sụp đổ bằng cách làm cho Liên Xô tan rã trong cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Những người khác nghĩ rằng IBM, Steve Jobs và Bill Gates đã làm bức tường Berlin sụp đổ bằng việc tạo cho các cá nhân biết nắm bắt tương lai...
Và ông đã viết: "Vâng, thế giới trở thành nơi mà mọi người có thể sống tốt hơn sau ngày 9 tháng 11..."
.............................
* Thế giới phẳng - Tóm lược Lịch sử Thế giới Thế kỷ 21 (The World í Flat a brief history of the twenty-first century), Thomas L. Friedman, nhóm dịch và hiệu đính Nguyễn Quang A, Nguyễn Hồng Quang, Vũ Duy Thành, Lã Việt Hà, Lê Hồng Vân, Hà Thị Thanh Huyền, NXB Trẻ-2009.
E nghĩ Internet làm phẳng thế giới một cách kinh ngạc.
Trả lờiXóaLâu mới thấy Toro xuất hiện, đúng đó Toro, Internet đã làm cho cả thế giới thay đổi...
XóaRõ ràng Internet là cả một thế giới mạng vô cùng độc đáo anh Hiệp nhỉ ....
Trả lờiXóaInternet đúng là một thế giới độc đáo, bây giờ thì nó chi phối tất cả hoạt động của con người...
Xóa1- Quả đất hình cầu nhưng Internet góp phần làm thế giới phẳng ra. Có lẽ do con người gần nhau lại như trong một làng, một xã, một huyện, nên xem là “phẳng” ? Rõ ràng khoa học kĩ thuật phát triển làm thế giới tốt hơn lên, vậy mà ông tổ sư cộng sản là Marx bảo xã hội loài người phát triển do đấu trang giai cấp. Chịu!
Trả lờiXóa2- Bức tường Berlin tồn tại 28 năm (1961- 1989), 5000 người đã bỏ chế độ cộng sản tốt đẹp phía đông chạy sang với tư bản rẫy chết phía tây. Trong khoảng 100 người bị lính đông Đức bắn chết có vài chục đồng chí tự bắn vào mình, họ không muốn tàn sát dân chúng đi tìm tự do hạnh phúc. Bà Merkel người đông Đức làm thủ tướng nước Đức thống nhất liền ba nhiệm kì (mỗi nhiệm kì 4 năm), nền kinh thế Đức hùng mạnh bậc nhất châu Âu. Bà là biểu tượng cho sự hòa hợp dân tộc Đức, quên quá khứ hướng tới tương lai.
3- Nam bắc Việt Nam trước 1975 không có bức tường nào. Vĩ tuyến 17 không còn là ranh giới Nam bắc nhưng lòng người vẫn còn bức tường hận thù và định kiến. Có người của chế độ Sài Gòn còn đang “được học tập cải tạo”. Hàng triệu người Việt bên trời Tây “bất cộng đái thiên” với cộng sản…
1- Ở vào thời ông Marx thì khoa học kỹ thuật chưa tiến như bây giờ, cho nên ông ấy nhìn nhận thế, cái quan trọng là người thời nay mà cũng còn thấy thế thì đúng là...
Xóa2- Khi bức tường Berlin sụp đổ thì bà Merkel là một nhà khoa học của Đông Đức, ngày nay bà ấy là Thủ tướng Đức đã 3 nhiệm kỳ, điều này nói lên cái gì? Là người Đức chỉ hướng tới Đất nước, Nhân dân của họ, chứ không đề cao phe phái.
3- Người Đức cũng có nhiều cái cực đoan, chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc của họ, nhưng là một nước phương Tây họ nhìn về tương lai, vì cái chung, chứ không sống vì quá khứ, vì những cái nhỏ riêng (hay nhỏ chung) như người Á đông... Dẫu sao đó cũng là những đặc điểm của những dân tộc, tồn tại hàng ngàn năm không dễ gì thay đổi...
Họ thật sự không phân biệt lý lịch xuất thân, cả Thủ tướng và Tổng thống Đức bây giờ đều là dân Đông Đức mới hay chứ.
Trả lờiXóaMấy ông Châu Âu này coi vậy mà cổ hủ không tấn bộ đó Toro, ngày xưa thời Nghiêu Thuấn bên Tàu cũng đã cầu hiền, cầu tài chứ không coi trọng "chủ nghĩa lý lịch" như sau này, hì hì!
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa