Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Người xưa đi sứ.


Ảnh Internet.

Chuyện đi sứ Trung Hoa đã có từ xa xưa, với một ngàn năm bị xâm chiếm và cũng cả ngàn năm luôn phải chống chọi với thế lực phương Bắc. Người xưa buộc phải đi sứ, để triều cống, để cầu phong, để cầu hòa... Thường những vị quan đi sứ được nhà vua của nước ta cử đi là những người tài cao học rộng, giỏi đối đáp, cương trực. Một vài chuyện đi sứ của người xưa chép trong sử sách đã nói lên những điều đó.

- Mạc Đĩnh Chi (1272- 1446) là một người thông minh, học rộng, giỏi văn thơ, có tài đối đáp, thi đỗ Trạng nguyên dưới triều vua Trần Anh Tông. Ông làm quan dưới ba đời vua nhà Trần, Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông. Không những giỏi văn chương, ông còn là một nhà ngoại giao tài giỏi. Có nhiều chuyện kể về tài đối đáp của ông khi đi sứ với vua quan nhà Nguyên. Vua Nguyên đã phong cho ông là "Lưỡng quốc Trạng nguyên" (Trạng nguyên của hai nước). Một lần khi đi sứ, ông có đến thăm phủ Tể tướng nhà Nguyên, trên vách có treo bức trướng thêu con chim sẻ đậu trên cành trúc, nghệ thuật thêu đạt đến mức hoàn hảo trông như thật. Mạc Đĩnh Chi tưởng lầm nên đưa tay lên định bắt con chim sẻ khiến người nhà Nguyên cười òa. Ông thản nhiên cầm luôn lấy bức trướng ném xuống đất, nói:

"Tôi nghe người ta thường vẽ chim sẻ đậu cành mai chứ không vẽ chim sẻ đậu cành trúc. Hỡi ôi! Chim sẻ là tiểu nhân, cành trúc là quân tử, tại sao lại cho tiểu nhân ở trên quân tử? Tôi sợ đạo tiểu nhân ngày một thịnh, đạo quân tử ngày một suy nên vì thánh triều mà trừ bỏ điều xấu ấy đi".

Tể tướng nhà Nguyên biết ông chữa thẹn, nhưng cũng phải phục tài ứng đối của ông nên không giận.

- Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719), đỗ Trạng nguyên năm 1683, làm quan đời vua Lê Hy Tông, đã hai lần đi sứ Trung Hoa. Ông giỏi văn chương, có tài  đối đáp, lập luận sắc bén. Một lần đi sứ vào triều gặp Hoàng đế Khang Hy nhà Mãn Thanh, vua nhà Thanh muốn thử tài Trạng nguyên nước Nam đưa ra một câu đối hết sức lắt léo, bảo ông đối lại. Vế xuất đối của Khang Hy như sau: Xuân tiêu phong nguyệt, nguyệt thiếm hoa sắc, phong tống hoa hương, hương sinh sắc, sắc sinh hương, hương hương sắc sắc mãn xuân tiêu, tương tư khách hứng tương tư khách. (Đêm xuân gió trăng, trăng thêm sắc cho hoa, gió đưa hương cho hoa, hương sinh sắc, sắc sinh hương, hương hương sắc sắc đầy đêm xuân, khách tương tư nhớ khách tương tư).

Trong vế xuất đối vua nhà Thanh chơi chữ, tỏ rõ vế xuất đối là lời của một người thích chuyện gió trăng, không phải là người trang nghiêm, chữ nghĩa rất khó đối. Nhưng Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo đã đối đáp ngay: Hạ nhật cầm thi, thi ngụ ngã tình, cầm hòa ngã tính, tình viên tính, tính viên tình, tính tính tình tình ngu hạ nhật, tri âm nhân thức tri âm. (Ngày hạ đàn thơ, thơ mang tình ta, đàn hòa tính ta, , tình nâng tính, tính nâng tình, , tính tính tình tình vui ngày hạ, người tri âm hiểu người tri âm).

Vế đối của Trạng nguyên chẳng những chỉnh về câu chữ, mà còn tỏ rõ nếp sống thanh cao tao nhã, hơn hẳn vế xuất đối của vua Khang Hy nhà Thanh.

- Một câu chuyện đi sứ khác, không nói về tài văn thơ, nhưng kể về sự cương trực và đối đáp của sứ thần nước Nam. Năm Thiệu Trị thứ nhất Tân Sửu (1841) vua sai Lý Văn Phức (1785-1849) đi sứ sang Trung Hoa cầu phong nhà Thanh. Lý Văn Phức đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), vào sứ quán thấy người Thanh viết 4 chữ lớn "Việt di hội quán" (越 夷  ) ở trên tường. Lý Văn Phức giận lắm trách quan ban tiếp ở trong quán, từ lời nói đến nét mặt đều giận dữ, không chịu vào quán. Sai người thông ngôn xé bỏ chữ "di" () mới đi vào. Rồi làm bài luận "Biện di" cho người Thanh xem. Bài luận ấy đại khái nói: "Nước Nam vốn dòng dõi thánh đế Thần Nông, là "hoa" chứ không phải là "di", đạo học thì theo Khổng, Mạnh, Trình, Chu. Pháp độ thì theo Chu, Hán, Đường, Tống, chưa từng kết tóc khép vạt áo bên trái theo phong tục người di. Vả lại, vua Thuấn sinh ở Chư Phùng, vua Văn Vương sinh ở Kỳ Chu, người đời không dám coi Thuấn Văn là "di" mà lại dám coi ta là "di" à? Người Thanh cả thẹn nhận lỗi. Khi gặp, vua Thanh vặn hỏi: "Đã là nước nhỏ tôn thờ nước lớn, cớ sao lại đổi đặt tỉnh hạt, thiết lập quan chức". Ông tâu rằng: "Việc ấy cha làm, con theo".

Việc vua quan Trung Hoa luôn tự cao tự đại, và coi các dân tộc khác là "di, hồ" (mọi, rợ), đã có từ xưa. Khi Lê Quý Đôn (1726-1783) đi sứ sang Trung Hoa, ông cũng đã từng phản đối các quan lại nhà Thanh gọi đoàn sứ của nước ta là "di quan, di mục". Tính cương trực, tài đối đáp và hiểu biết rộng của Lê Quý Đôn khi ông đi sứ, cũng đã khiến cho vua quan nhà Thanh và sứ thần của nước Triều Tiên có mặt khi ấy phải nể phục.



Tham khảo:

- Kể chuyện danh nhân Văn hóa Việt Nam, Lê Minh Quốc, NXB Trẻ - 1999.
- Trông lại ngàn xưa, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục - 1999.
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Đinh Xuân Lâm-Trương Hữu Quýnh chủ biên, NXB Giáo Dục - 2000.
- Quốc sử di biên, Phan Thúc Trực, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Viện Sử Học, NXB Văn Hóa - Thông Tin - 2009.



30 nhận xét :

  1. Những cái này con đã từng nghe qua rồi Bác Hiệp à. Ngày xưa các ông đi sứ thì hay, được việc nhiêu. không biết ngày nay các ông "đi sứ" có là để "mua bán" cái gì khopng biết nữa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những điều này ở trong sách sử, vậy hắc bạn khá về sử, những bạn trẻ bây giờ ít chú ý đến sử, xin chúc mừng :-)

      Xóa
    2. Chỉ là con đọc được thôi bác. Rảnh thì con cũng hay đọc sách. Con cũng đọc nhiều tác phẩm giống bác đã nói ở trong blog này. Hihi. Con chúc bác luôn vui vẻ.

      Xóa
    3. Tuổi trẻ bây giờ thích đọc trên mạng hơn là đọc sách giấy, những sách tôi đọc các bạn trẻ ít chú ý, bạn có thói quen đọc sách như vậy là hay lắm. Chúc bạn giữ được điều đó, sách vở luôn đem đến cho ta nhiều điều bổ ích.

      Xóa
    4. Dạ. Cám ơn bác. Sách mới của giới trẻ bây giờ- mặc dù con còn trẻ, con thi thoảng cũng mua 1 cuốn về cố gắng "nhai" nhưng thực sự con không thể đọc nổi. Đành chuyển qua "sách cũ" của những "người cũ" đọc cho khoẻ bác ạ.

      Xóa
    5. Tôi ghé qua bên bạn và để lại vài dòng ở entry Trung thu.
      Bạn nói làm tôi nhớ chính mình ngày trước khi còn trẻ, lúc ấy tôi đã đọc nhiều sách của "người lớn". Đọc sách cũng là một thói quen. Tôi nghĩ bạn dùng chữ "sách cũ", "người cũ" trong ngoặc kép cũng có "ý" của nó, bởi quan trọng là "sách hay". Ngoại trừ sách được xuất bản ở miền Nam trước 1975 (tôi không nói hay, dở), thì sách xuất bản trong khoảng 20 năm, từ 1980 đến năm 2000 (các thể loại), ở vào thời kỳ đổi mới là viết được nhất, bây giờ thì khác rồi, khó tìm được sách hay.
      Chúc bạn luôn tìm được niềm vui trong những quyển sách.

      Xóa
    6. Dạ. Con cám ơn bác. Có lẽ là khi con đi học môn Ngữ Văn được học toàn các tác phẩm nổi tiếng nên sau này cái tiêu chí lựa sách của con là ưu tiên các tác giả có tiếng hơn. Kiểu như là được "bảo kê" bác à. Hihi. Sách viết thời kỳ Đổi Mới con cũng thích. Nhờ vậy mà con biết được các chuyện cũ, đôi khi trà dư tửu hậu mới có cái để "nổ" bác ạ.

      Xóa
    7. Bạn thích đọc sách, vậy có lẽ bạn cũng hay đi mua sách (sách theo ý của mình). Tôi không rõ ngày trước bạn học về ngành gì, nhưng bạn đã đọc toàn các tác phẩm nổi tiếng thì rất tốt, đọc sách cũng như nghe nhạc, xem phim, ta không thể đọc (và có tiền mua nhiều sách một lúc), nên cần chọn lọc. Kinh nghiệm đọc và mua sách của tôi là phải chọn lựa theo thể loại, tác giả... Rồi theo đó thực hiện. Tủ sách của tôi bây giờ tương đối đủ các loại sách cần thiết, và cũng như bạn nói, nó giúp ích mình rất nhiều trong lúc trà dư tửu hậu.

      Xóa
    8. Dạ. Bác chỉ bảo những điều chí phải. Người lớn nên kinh nghiệm hơn hẳn. Trước con học ngành Cơ Khí bác ơi. Vì ham mê tìm hiểu văn hoá các nơi nên con hay lên thư viện nhà trường để đpjc sách về văn hoá khi rảnh. Có buổi thảo luận nào về Cơ Sở Văn Hoá của khoa VIỆT NAM học là con tham gia cho vui và biết.

      Xóa
    9. Kiến thức ta có thể học, nhưng kinh nghiệm là cái phải trải nghiệm. Bạn học cơ khí mà thích văn hóa, văn học... là hay lắm đó, một cái cần độ chính xác, một cái cần "bay bổng", hai cái sẽ bổ túc cho nhau. Tôi nghĩ bạn sẽ có cái nhìn về mọi thứ "đằm" hơn so với nhiều bạn trẻ khác.

      Xóa
    10. Con không biết là mình có được "đằm" như bác nói không nhưng các bạn đồng môn, đồng nghiệp đã gọi con là "cụ" rồi bác à. Nhưng cũng thú vị là khi họ có cái gì không biết, khó hiểu là họ hỏi con.

      Xóa
    11. Cái khác biệt giữa người đọc sách và không đọc sách là ở chỗ ấy (có khảo sát cho biết trung bình người VN đọc... 1 quyển sách/năm). Đọc sách trước tiên mang đến kiến thức (cái của sách), khi ta "tiêu hóa" được kiến thức thì nó sẻ trở thành "tri thức" (cái của ta). Khi còn trẻ đã được gọi là "cụ" cũng hay lắm chớ :-)

      Xóa
    12. Có lẽ là vậy bác ơi. Đọc sách riết thành quen. Với con giờ đọc sách là một thói quen khó bỏ.

      Xóa
  2. nhà mình cũng có người mới đi xứ, chẳng biết đi xứ mần gì thời điểm này.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc nghỉ lễ rồi đi... xứ phải không Bố susu? Có mang về quày chuối... xứ hay trái mít chín không? :-)

      Xóa
  3. Bài viết thật hay ! Quả thật , thế hệ trẻ bây giờ chắc không hiểu thấu đáo về việc ' đi sứ " của các vị quan ngày xưa có lắm tài đức như thế ! Đành rằng trong môn Sử ở trường , các em có học qua rồi ..nhưng để phân tích thì chắc hẳn không biết thế nào ? Chứ em nhớ lúc còn học ở PTTH , tụi em thường hay có những buổi thuyết trình về các tác phẩm văn học nổi tiếng và các thời đại Vua chúa lúc bấy giờ ...vậy chứ bây giờ , em quên hết rồi ..được anh Hiệp nhắc lại , thật quý hóa vô cùng ! Cảm ơn anh đã cho em những giây phút được nhớ về lịch sử của thời đại phong kiến ở đất nước mình xưa kia ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó NangTuyet, để hiểu thấu đáo những đối đáp của người xưa khi đi sứ Trung Hoa không phải đơn giản. Đây không phải chỉ là chuyện đối đáp, danh dự của đất nước, mà có khi còn nguy hiểm đến tính mạng, bởi người đi sứ xưa khác nào cá đã nằm trong rọ.
      Ngày trước lúc NangTuyet học PTTH đã phân tích, các tác phẩm văn học hay sử sách là hay lắm đó. Cái quan trọng cần phải dạy cho học sinh là như thế, học sinh cần phải biết đặt vấn đề, phân tích, nhận xét, kết luận, đưa ra hướng giải quyết. Những điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi bước vào đời, các em sẽ biết tư duy bằng chính "cái đầu" của mình, chứ không phải bằng cái đầu của người khác :-)))

      Xóa
    2. Dạ , anh Hiệp nói đúng lắm cơ ! Em nhất trí với anh lắm đó .

      Xóa
    3. Khác hẳn với cách dạy "học thuộc lòng" văn mẫu như bây giờ đó NangTuyet.

      Xóa
  4. 1- Trong số các sứ thần Việt Nam sang tàu phải kể đến Giang Văn Minh, ông được vua Lê Thần Tông và Trịnh Tráng tôn vinh "sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cô anh hùng. Vua Minh Tư Tông ra câu đối
    Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
    Ông đối liền
    Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
    Tàu mổ bụng ông ra xem lá gan to đến cỡ nào mà dám hạ nhục thiên triều, nhưng lại cho tấm bột thủy ngân để sứ bộ đưa thi hài ông về nước nhằm tỏ lòng kính trọng.
    2- Ngày nay các sứ Việt Nam sang xin thiên triều được quan hệ bình thường rõ nhất là đoàn lãnh đạo VN sang hội nghị Thành Đô năm 1990. Mới đây đặc phái viên của TBT sang gặp Tập Cận Bình... Dân VN vô cùng thất vọng vì sau vụ HD 981 tưởng là đất nước được thoát Trung, không ngờ vẫn ôm chân Trung và đất nước lại bị bắc thuộc như ngàn năm trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Đi sứ ngày xưa có khi phải mất cả mạng như sứ thần Giang Văn Minh, nhưng người xưa khẳng khái thế, thà chết chứ không chịu nhục khi đại diện cho đất nước.
      2- Sứ thần ngày trước giỏi đối đáp, họ mang trọng trách của đất nước trên vai, dĩ nhiên đường lối thế nào thì đã có triều đình trong nước đưa ra trước khi đi sứ, nhưng cái hay là khi sang sứ tùy theo hoàn cảnh mà họ đối đáp, tùy cơ ứng biến, chứ không cầm giấy viết sẵn ê a đọc...

      Xóa
    2. xứ thần bây giờ thà chịu nhục chứ ko chịu chết, haiz cho ông đặc phái viên kia. :(

      Xóa
    3. Sứ thần thời hiện đại mà Bố susu :-)

      Xóa
  5. Đi sứ không làm nhục mệnh vua, làm nhục quốc thể là điều tối quan trọng, vì thế các vị đi sử xưa thường rất giỏi, như bác H nói. Bây giờ đi sứ không đối đáp được mà cầm giấy để đọc. Nó không viết chữ Di mà mình tự bảo mình là Di vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, xem ra người xưa đi sứ khá hơn người nay phải không Toro?

      Xóa
  6. Bây giờ thì có Đại sứ, cũng là một dạng sứ thần, nhưng có làm rạng danh đất nước hay ko còn tùy trình độ mỗi người. Giáo ngưỡng mộ bà cựu Đại sứ ở Bỉ trước đây, sao tự dưng lại quên tên ta! hic...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bây giờ thì có Đại sứ, cũng là một dạng sứ thần, nhưng có làm rạng danh đất nước hay không còn tùy trình độ mỗi người". Hì hì, lẽ ra sứ thần ở thời nào cũng vậy bắt buộc phải chọn người tài giỏi, vì đấy là bộ mặt của đất nước khi ở xứ người. Đại sứ (là người "cắm chốt" ở xứ người), hoặc sứ thần trong một công tác đột xuất, mà ề à với tờ giấy viết sẵn thì làm sao đối thoại trực tiếp với người ta?

      Xóa
    2. bà Tôn Nữ Thị Ninh phải ko cô giaolang ơi :)

      Xóa
  7. Đi sứ bây giờ lại tự coi mình là Di. Có thái thú đảng đi HK, mang ảnh đầu đường xó chợ tặng người ta. Y như là tích mới của người nước Vệ ít chữ nên sang Tề phải cầm giấy ở tay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, chào mừng bác VanPham, lâu quá mới thấy bác bên Bloggspot, nghe nói bác 'hoạt động" bên FB thường hơn bên này.
      Đối với "quan thầy" thì xem ra "nhún" hết cỡ, còn với "đối tác" (xem ra mình cần người ta hơn họ cần mình), thì luôn "chửi" khi có dịp. Hai hành động này xem ra đúng là "di" rồi. Như từ ngữ gì đó nơi sách vở liên quan đến cụ Nguyễn Văn Vĩnh, "Người man di hiện đại".
      Chúc bác luôn khỏe, thỉnh thoảng bác quá bộ ghé bạn bè bên này chơi.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))