Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Rất ngắn.


Thủy phi cơ DHC-6. Ảnh Internet.

Đọc trên báo Tuổi Trẻ Online (17-6-2014) về Phi đội DHC-6. Một Phi đội mới được thành lập gồm những chiếc thủy phi cơ DHC-6 hiện đại do Canada sản xuất, loại phi cơ này đã góp phần trong chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay chở hành khách MH-370 của hàng không Malaysia bị nạn tại vùng biển Tây Nam vừa qua. Phi đội DHC-6 có nhiệm vụ trinh sát, tuần thám, vận tải... trên biển, sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vùng biển của đất nước.

Có điều bài báo viết về tính năng của thủy phi cơ Phi đội DHC-6 đọc nghe khá buồn cười. "Thủy phi cơ có thể cất, hạ cánh trên đường băng đất, cát, cỏ, băng tuyết và cả trên mặt nước, sình lầy...". Thủy phi cơ  thì tính năng chính là cất cánh hạ cánh trên mặt nước, sình lầy... Thay vì viết "Ngoài tính năng cất cánh hạ cánh trên mặt nước, sình lầy, thủy phi cơ còn có thể cất, hạ cánh cả trên đường băng đất, cát, cỏ, băng tuyết...". Kiểu viết của bài báo giống như nói: "Ông người Anh này có thể nói được tiếng Pháp, tiếng Việt, và cả... tiếng Anh". Hì hì!






19 nhận xét :

  1. PNH bắt lỗi đúng.

    Nói thêm: Nhiều người Việt ở nước ngoài không biết tiếng Việt thì chắc cũng có người Anh không biết tiếng Anh nhưng số này không nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã viết trong sách như thế này bàc Bu:
      "Khi người ta đang có diễn đàn, lại là diễn đàn điện tử, độ phổ biến rất rộng, mà người ta lại nói sai, viết sai, thì cái nguy cơ "sai thành đúng" hóa ra là nguy cơ rất có triển vọng.
      Rốt cuộc cần phải tự hỏi: Tiếng Việt rồi sẽ ra sao?"
      (Tiếng Việt sẽ ra sao? - Sống với văn học cùng thời, Lại Nguyên Ân, NXB Thanh NIên-2003.)

      Xóa
  2. Nếu như loại máy bay này có nhiều chức năng như thế mà nhà báo này dịch là " Thủy phi cơ " thì hỏng đúng rồi ...hihi ...OX em nói nó có tên là : " Bombardier " ...còn dịch ra tiếng Việt là gì thì em chịu thua ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NangTuyet đi chơi vui vẻ.
      Tôi thử tra nơi trang Wikopedia thì thấy ghi loại máy bay DHC-6 này tuy đa năng (cất cánh hạ cánh trên nhiều địa hình), nhưng do chức năng chính là hoạt động trên biển nên được gọi là Thủy phi cơ (tiếng Pháp Hydravion). Còn Bombardier tiếng Việt gọi là "oanh tạc cơ", tức là phi cơ ném bom (có chữ "bomb").
      Nhờ NangTuyet mà tôi tra biết thêm vài điều, hihi!

      Xóa
    2. Hihi ...em vẫn còn đi chơi khoảng một tuần nữa em mới về ! Thế nhưng vẫn cố gắng vào thăm bạn bè nè ...

      Em thì dốt lắm , nhất là nói về lĩnh vực hàng không ...nhờ anh Hiệp em cũng được học hỏi thêm về loại máy bay này ...

      Xóa
    3. Mùa này bên Tây nghỉ hè, được đi du lịch như NangTuyet là nhất rồi, có máy bay... bà già nữa, ngày xưa tôi còn nhỏ nghe gọi là... đầm già, hì hì!

      Xóa
  3. "Bombardier Inc., có trụ sở chính tại Montreal, Canada, là hãng duy nhất sản xuất đầy đủ cả hai dòng máy bay phản lực khu vực và các máy bay turbin cánh quạt, có khả năng chở được 37-100 người, tất cả đều có chi phí vận hành thấp." (theo Việt Báo).
    Văn phong các nhà báo bây giờ chỉ có chào thua thôi, bác Phạm ơi! Tôi vẫn không hiểu các Đại học (đào tạo ngành báo chí) dạy dỗ thế nào mà lạ vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, về các dòng máy bay thì tiếng Việt (Hán Việt) gọi nhiều khi không phân biệt được đó cụ Nô, chẳng hạn "oanh tạc cơ" (máy bay ném bom), "khu trục cơ" (máy bay này cũng có ném bom, chiếc khu trục cơ AD-6 Skyraider Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập), "phóng pháo cơ", "tiêm kích"...

      Không chỉ văn phong báo chí (câu cú lủng củng, sai cả chữ), mà từ ngữ bây giờ dùng nhiều khi tôi không hiểu được, chẳng hạn vừa rồi Quốc hội họp bàn về "dự thảo luật đại biểu quốc hội giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của quốc hội", "luật đại biểu quốc hội giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của quốc hội". Tôi đọc đi đọc lại câu này mà không hiểu muốn nói gì, hoặc sợ mình hiểu không đúng. "Vị trí trung tâm" có nghĩa là "vị trí then chốt, chủ yếu" thì được rồi, nhưng tại sao lại "đại biểu quốc hội giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của quốc hội"? Trong hoạt động của quốc hội thì bất cứ vị trí then chốt, chủ yếu, quan trọng, hay không quan trọng chắc chắn phải do đại biểu quốc hội đảm trách chứ? Còn có ai ở ngoài khác vào làm sao? hay là ý nói "đại biểu quốc hội chỉ giữ vị trí then chốt (trung tâm) trong hoạt động của quốc hội, còn vị trí không then chốt do người ngoài làm? Chịu không hiểu được :-)))

      Xóa

  4. - "Thủy phi cơ là một loại phi cơ có cánh cố định, có khả năng hạ và cất cánh trên mặt nước. Thủy phi cơ thường được chia thành hai loại: phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane) và tàu bay (floating boat). Các loại phi cơ này được gọi chung trong tiếng Anh là seaplane và đôi khi là hydroplanes (ít được dùng hơn)."

    1/ Seaplane
    http://en.wikipedia.org/wiki/Seaplane

    2/List of seaplanes and amphibious aircraft
    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_seaplanes_and_amphibious_aircraft

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Trung Tín Võ đã ghé thăm.

      Riêng định nghĩa bạn ghi bên trên được trích trong Wikipedia, mục từ "Thủy phi cơ", có lẽ khá mới. Định nghĩa cổ điển trong các từ điển (như Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê chủ biên, hoặc từ điển từ Hán Việt Lại Cao Nguyên chủ biên, NXB KH&XG-2007) chỉ ghi "Thủy phi cơ là máy bay cất cánh hạ cánh trên mặt nước). Riêng từ "Floating boat" gọi là "tàu bay" tôi thấy không ổn, bời từ "tàu bay" trong tiếng Việt xưa nay được hiểu là "máy bay", để phân biệt với "tàu thủy" để chỉ loại chạy dưới, cũng như "tàu hỏa" để chỉ loại chạy trên đường ray.

      Xin nói thêm về trang Wikipedia theo nhận định của nhà báo Mỹ Thomas L. Friedman 3 lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả của những quyển sách nổi tiếng như Thế giới phẳng, Chiếc lexus và cây ô liu... đã viết về trang Wokipedia trong Thế giới phẳng như sau:

      "Tôi thích Wikipedia. Tôi đã sử dụng nó để viết cuốn sách này. Nhưng tôi sử dụng nó với nhận thức rằng cộng đồng không phải lúc nào cũnh đúng, mạng không luôn luôn tự sửa sai - và chắc chắn là tốc độ sửa sai không nhanh bằng các hỗi kan truyền...". Trong entry trước tôi viết chữ "inhcs" số nhiều thiếu mất chữ "e" cũng là do viết theo khi tra chữ này trên một trang mạng.

      Xóa
    2. "lỗi lan truyền" thay cho "hỗi kan truyền".

      Xóa
  5. Anh Hiệp ơi ! Có " khách quý " đến chơi và xin chào anh Hiệp , em chúc Anh và gia đình luôn an lành và bình an nha, em dìa ghé thăm nhà nhân tiện ghé qua thăm Bạn bè tí rồi đi bụi tiếp đây. Buồn.....Hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, chào mừng khách quý, chưa kịp mời ngồi khách đã "dzọt" mất, chắc để chạy theo nỗi buồn, hìhì! Khỏe nhé Mùa Thu Buồn :-)))

      Xóa
  6. Thầy, chữ nghĩa không bao nhiêu, chỉ lo kiếm chác, đi dạy trò thì trò học được gì? Trò chạy chọt tiền bạc, bằng cấp , được giữ lại trường dạy tiếp thì F3 ra thứ gì ? Chuyện này có lẽ là lổ hổng lớn nhất trong nền giáo dục của 40 năm đời ta có đảng (từ 1975) ở VN nên không lạ gì những câu như bác ghi lại ở trên và cmt của Nô bi ta!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc sử dụng từ ngữ sai hoặc ngô nghê đến mức buồn cười bây giờ đầy trên những phương tiện thông tin đại chúng, từ anh viết báo đến các chức sắc. Vụ giàn khoan mới đầu các báo của ta ghi "tàu Trung Quốc quyết liệt truy đuổi tàu Việt Nam". "Truy đuổi", "truy nã" chỉ dành cho đám tội phạm thôi. Có lẽ bị phản ánh nên bây giờ thấy bỏ chữ tàu của ta bị tàu TQ "truy đuổi" rồi.
      Giáo dục sai (từ trước năm 75 ấy chứ), từ 75 tới nay chỉ là cái "kế thừa" của cái sai này, bao nhiêu cải, bao nhiêu cách, thế mà bây giờ lại phải cải toàn diện nữa, huhu!

      Xóa
  7. Nghe các bác nói em thấy... "đắng lòng" quá ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là như Toro dùng từ "đắng lòng", nhưng mà dạy dỗ học hành thế nào mà để bây giờ người viết báo viết như thế Toro? Toro là "dân trong nghề" chắc rõ hơn tôi? Hihi!

      Xóa
    2. Nhiều khi biên tập tức phát điên anh ạ. Có cậu viết khá phết mà viết về người miền núi dùng chữ "sơn chàng" để tương ứng với "sơn nữ"; "tung hê" nhầm tưởng như "tung hô"... Chán lắm ạ.

      Xóa
    3. Vậy đấy Toro, do đâu thế? Bởi lớp trẻ bây giờ ít thích đọc những gì nghiêm túc, suốt ngày họ dán mắt vào màn hình điện thoại hay máy tính, nhưg chỉ để chít, chát hay đọc những cái thời thượng. Con của bạn tôi làm cô giáo mà có lần nói với bạn về một câu nhạc của TCS, đáng lẽ phải viết "từng lời tà dương là lời 'mộ điệu', chứ sao ông ấy viết là 'mộ địa' ". Đúng là chán Toro à.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))