Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

À la mode.


Đôi giày "đơ cu lơ". Ảnh Internet

Xem Word Cup năm nay thấy cầu thủ các đội có một vài mode mới, trước đây mode của cầu thủ thường ở đầu tóc, như để tóc dài cột đuôi ngựa, cạo trọc, kiểu "thằng bờm" (Ronaldo), hay bờm ngựa, bờm sư tử, sọc rằn như cá sặc...

Găng tay của thủ môn. Ảnh Internet.

Năm nay thấy một vài cầu thủ có mode mới, như đi đôi giày "đơ cu lơ" (deux couleurs) hai chiếc dưới chân là hai màu khác nhau, hay thủ môn đeo đôi găng tay cũng hai màu (màu xanh và màu hồng). Màu xanh thường tượng trưng cho con trai, màu hồng tượng trưng cho con gái. Người mình cũng thường hay nói "nam tả nữ hữu", xem hình thì thấy cầu thủ đi giày, đeo găng tay màu xanh bên chân trái, tay trái.

Hay đây là một kiểu mode "âm dương hòa hợp" để cầu sự viên mãn và may mắn, như triết lý của người Á đông? Hì hì!

Chuyện thời trang xanh hồng của cầu thủ Word Cup năm nay, làm tôi nhớ đến một câu chuyện cười dân gian chắc ai cũng biết. Ông chủ nhà có 2 đôi giày khác màu nhau, một buổi sáng đi làm lấy lộn chiếc màu nọ chiếc màu kia, ông ta kêu đứa ở mang đi đổi. Đứa ở mang đôi giày vào nhà trong rồi lại mang ra thưa, ông đổi làm gì, đôi kia cũng y hệt như vậy...

Nhân chuyện thời trang ở Word Cup năm nay, lại lan man sang chuyện từ ngữ. Người Pháp nói Etre à la mode có nghĩa là hợp thời trang (mode: n.f., danh từ giống cái, có nghĩa là kiểu, cách, thời trang, thời thượng, để phân biệt với mode: n.m., danh từ giống đực, có nghĩa là hình thái, thể thức). Ngày xưa ở Saigon người ta viết hay nói gọn thành à la mode hoặc ngắn gọn hơn nữa là mode (phiên âm sang tiếng Việt là  à la mốt hoặc mốt). Ít năm trước đây có một vài nhóm hài, khi tấu hài thay vì nói mốt, họ lại nói thành mô de (tiếng Việt) cho nó... hài. Và có lẽ từ chữ mô de này ngoài đời phái sinh thêm từ "mô đen" (modèle: n.m. có nghĩa là mẫu, kiểu mẫu, kiểu dáng) thay thế cho từ mốt (mode). Người ta không nói một người ăn mặc à la mốt hay mốt (mode-thời trang) nữa, mà nói thành ăn mặc mô đen (modèle). Dĩ nhiên là cách nói này sai, nhưng lại được xã hội chấp nhận.




11 nhận xét :

  1. há há, cháu cũng mới nghĩ đến mấy cái đôi giáy nhiều màu của các cầu thủ thì đã thấy bác Hiệp viết ra bài rồi, nhờ vậy cháu lại biết thêm tên của đôi giày kiểu này :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới đầu nhìn thấy hài hài, sau thấy hay hay, hì hì!

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Găng tay của thủ môn Eiji Kawashima đội tuyển Nhật Bản, nhìn cũng thấy "hai hai".
      Hi hi. (chữ của bác Hiêp)

      Xóa
    2. "hai hai" ha bác VanPham? Hí hí! Lâu không thấy bác viết gì, rảnh bác viết gì đó cho vui nhà vui cửa. Chúc bác sức khỏe :-)))

      Xóa
  3. Tây cũng như ta thích cái lạ, dân gian có nói cái lạ bằng tạ cái quen là vì thế chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đíng đó bác Bu, cái lạ thì ai cũng thích cả, hìhì!

      Xóa
  4. Theo G nghĩ từ mô-đen của giới trẻ bây giờ bắt nguồn từ tiếng Anh anh Phạm à! Tiếng Anh "model" là kiểu mẫu, thời trang, đọc trại theo tiếng Việt thành mô-đen. Trong giới trẻ thường thịnh hành tiếng Anh hơn tiếng Pháp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng có thể là bắt nguồn từ tiếng Anh như Giáo nghĩ bởi giới trẻ bây giờ quen với tiếng Anh hơn. Nhưng với tiếng Anh thì vẫn là nói sai, tiếng Anh "model" đồng nghĩa với tiếng Pháp "modèle" (danh từ), có nghĩa là mẫu, kiểu mẫu, kiểu dáng (mẫu mô hình) chứ cũng không có nghĩa là mẫu thời trang. Từ "fashion" (danh từ) tiếng Anh mới có nghĩa tương đương với tiếng Pháp "mode" là thời trang.

      Vả lại người mình khi nói "mô đen" là hoàn toàn phát âm theo tiếng Pháp (modèle), tiếng Anh không phát âm như thế, hì hì!

      Xóa
  5. Ciao! Đúng là ngày xưa hay nói "à la mode" còn bây giờ nói " mô đen " riết cũng quen . Đúng là ngôn ngữ thay đổi theo thời gian , hihi .
    Có một cái sai mà M ko theo , đó là từ " xi nhê , không có xi nhê " . Nó sai quá nên không thể nói được . Nói "ép phê" thì đúng hơn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ciao, hihi Viva Italia. Đúng quá, người ta hay nói "xi nhê" để thay cho "ép phê", nhưng có lẽ đây là những cái sai mang vẻ "bình dân giáo dục" của tấu hài, sân khấu hài ở ta hay dùng cách nói sai, nói trẹo, nói trật để gây cười bình dân, hại thay cách nói này dễ di truyền. Ngay cả cách nói "ăn mặc mô đen" tôi cũng không sao quen được.

      Gặp con gái vui dữ ha :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))