Diễm - Tranh của TCS vẽ năm 1963.
Cuối tháng 3 sắp sang tháng 4, Saigon nắng. Nắng như đổ lửa, 5 giờ chiều mà mặt trời còn chói lọi trên cao. Trời đất lại đang trôi về một tháng 4 nóng...
Cuộc sống bây giờ nhanh quá, thời đại của nguyên tử và internet có khác. Đã từ lâu tôi mất đi cái thú lang thang dạo phố (ngày xưa gọi là bát phố). Cái thú dạo phố của những năm tháng tuổi trẻ, một cái thú cần những thời gian chậm, một cuộc sống chậm. Ở phương xa mỗi lần từ núi rừng về phố tôi thường làm một "anh khách lạ đi lên đi xuống..." (**), hay một buổi chiều ghé ngang phố biển trong một lần chuyển quân "trời biển ơi, không cố nuôi tình tôi..." (***), Còn hôm nào về phép Saigon, buổi chiều sau giờ học, tôi thường ghé nơi trường đại học rủ một vài người bạn thời còn học sinh, lang thang phố xá, ghé một quán cà phê nghe những bản nhạc của Phạm Duy hoặc của Trịnh Công Sơn..., là loại nhạc "thời thượng" của giới trẻ thời ấy.
Những buổi về phép như thế tôi cũng hay lang thang một mình trên phố, "Tôi thích lang thang trong chiều chủ nhật, nghe bước chân vang lên từng điệu nhạc...", một bài hát ngày xưa của ai đó tôi không còn nhớ tựa và tên người viết, loanh quanh chỉ để nhìn ngắm phố xá cho qua ngày giờ, hay ngồi cà phê Thanh Thế vỉa hè Lê Lợi ngắm "ông đi qua bà đi lại", hoặc ghé quán cà phê có tên Tây Givral hay La Pagode bên đường Tự do, ngồi nhâm nhi ly cà phê và cái bánh croissant. Tôi cũng thường lan man những ngày về phép như thế nơi những quày bán sách solde nơi vỉa hè Lê Lợi, để kiếm những quyển sách mình thích. Những quyển sách như Hoàng tử bé (Saint Exupéry), Một thời để yêu và một thời để chết (Erich Maria Remarque), Kẻ xa lạ (Albert Camus), Sói đồng hoang (Hermann Hesse)... Hay Thiền luận (Suzuki), Đức Phật và Phật pháp (Narada Maha Thera), Nho giáo (Trần Trọng Kim) tôi đã mua ở vỉa hè như thế...
Thuở ấy tôi cũng thường đọc tạp chí Văn do ông Trần Phong Giao làm thư ký tòa soạn, và ông Nguyễn Đình Vượng làm chủ bút, hay tạp chí Bách Khoa của ông Lê Ngộ Châu, và khi trở lại núi rừng cao nguyên đèo heo hút gió, hay một vùng biển xa xôi nắng cháy sau một chuyến bay quân sự, trong ba lô của tôi lại đầy những quyển sách và tạp chí mới.
Tuổi trẻ của những năm tháng chiến tranh đầy biến động vào khoảng thập niên 60, 70 của thế kỷ XX ở Saigon là như thế. Người Mỹ đổ vào miền Nam hơn nửa triệu quân, cùng với những khí tài quân sự, đô la và... đủ mọi thứ khác, trong một xã hội chông chênh, bất ổn... Cái chông chênh bất ổn ấy cũng được thể hiện rõ nét qua văn chương (thơ, văn), và âm nhạc lúc bấy giờ.
Thời tuổi trẻ tôi... bụi đời khá sớm, những năm trung học đệ nhất và đệ nhị cấp tôi đã theo các bạn trong phong trào học sinh, sinh viên đi nghe các nhóm Du ca của dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ, đến giảng đường hay sân trường đại học nghe hát cho đồng bào tôi nghe, nhất là những buổi có nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, ôm đàn hát cùng những ca sĩ Thái Thanh và Khánh Ly... Phạm Duy hát nhạc của ông sáng tác với Tâm ca, Tục ca, Vỉa hè ca..., còn Thái Thanh hát những bài Tình ca của ông, Trường ca Con đường cái quan, và những bài Dân ca do Phạm Duy soạn lại...
Bìa của tập ca khúc da vàng.
Nhạc sĩ TCS khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của ông bằng những bản tình khúc, và bài hát đầu tay là bản nhạc Ướt mi (1958), "Ngoài hiên mưa rơi rơi, buồn ai như chơi vơi, người ơi hoen ướt mi ai rồi...", bài hát được ông viết qua hình ảnh của một nữ ca sĩ (****) người Huế đương thời mà ông yêu thích. Cũng giống như nhạc sĩ PD, mỗi tình khúc của ông thường là viết về một cuộc tình dang dở, những Diễm xưa, Lời buồn thánh, Biển nhớ, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh, Còn tuổi nào cho em, Như cánh vạc bay... Thỉnh thoảng ông cũng phổ thơ hay viết những bản nhạc từ ý thơ của những nhà thơ cũng là bạn bè của ông, như bài Cuối cùng cho một tình yêu (thơ Trịnh Cung), Con mắt còn lại (ý thơ Bùi Giáng)...
Miền Nam của thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đầy biến động, chiến tranh dần leo thang và lan rộng, nhạc của ông khoảng thời gian ấy đã in đậm dấu ấn thời cuộc, bài hát Người già em bé với những câu "Ghế đá công viên dời ra đường phố/ người già co ro buồn trong mắt đỏ/ người già co ro nhìn qua phố chợ/ khi chiến tranh về đốt lửa quê hương...", ông đã tả lại những năm tháng với những cuộc biểu tình của Phật giáo chống chế độ của TT Ngô Đình Diệm ở miền Trung, và khi ấy chiến tranh cũng đã lan đến gần những thành phố "Từng vùng đêm đen hỏa châu thắp đỏ/ đạn về đêm đêm đốt cháy tương lai...".
Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã nổi tiếng trong giới sinh viên học sinh với những tình khúc, và những ca khúc nói lên thân phận của con người trong chiến tranh, qua những ca khúc trong những tập Tình khúc, Hát cho quê hương Việt Nam, Ca khúc da vàng hay Kinh Việt Nam của ông... Ngôn từ trong những bài hát của ông viết đi thẳng vào lòng người, nói lên cái thực trạng của chiến tranh lúc ấy, "Tôi có người yêu chết trận Pleime/ Tôi có người yêu ở chiến khu D chết trận Đồng Xoài/ Chết vội vàng dọc theo biên giới/ Tôi có người yêu chết trận Ba Gia/ Tôi có người yêu vừa chết đêm qua/ Chết thật tình cờ chết chẳng hẹn hò/ Không hận thù nằm chết như mơ..." (Tình ca người mất trí). Hay lời trong một ca khúc khác của ông "Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe..." (Đại bác ru đêm).
Trong môt bài viết, TCS đã viết: "Tôi không thấy có ranh giới nào giữa thế giới âm thanh và thế giới màu sắc cả. Những gì không nói được bằng ngôn ngữ âm nhạc thì tôi nhờ đến ngôn ngữ màu sắc. Nếu cả hai phương diện này cũng chưa chuyên chở hết những suy nghĩ của tôi về đời và con người thì tôi lại phải tìm đến với văn chương". Và không những ông chỉ viết nhạc mà còn vẽ tranh và làm thơ.
Nếu âm nhạc của ông đầy màu sắc và thơ, thì ngược lại thơ của ông cũng mang nhiều âm hưởng của nhạc và họa, và những bức họa của ông cũng đầy chất thơ và nhạc... Ta hãy thử đọc những câu thơ của ông:
Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm
Anh gối lên và ngủ một giấc dài
Em có hiểu đời cho em là mộng
Để anh về cứ tưởng một là hai.
Hoặc những câu thơ khác:
Ở đây nếu ở trăm năm
Xa em tôi có hằng trăm nỗi buồn
Ở đây nếu ở đây luôn
Xa em tôi sẽ hồn nhiên ngậm ngùi.
Đuờng xa mỏng mộng vô thường
Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôi.
Ở đây phố xá hiền như cỏ
Có nỗi hồn nhiên giữa mặt người
Ở đây cỏ sẽ hiền hơn phố
Bởi dưới chân em có mặt trời.
Nhạc, thơ, và họa của TCS luôn phảng phất hơi thở của thiền, bài hát Nguyệt ca của ông "Từ trăng xưa là nguyệt/ lòng tôi có đôi khi/ tựa bông hoa vừa mọc/ hân hoan giây xuống thế...", lấy từ ý thơ Bùi Giáng "Quần sẽ đỏ từ khi trăng là nguyệt/ Kinh là kỳ từ châu quận tân toan". Ông viết "Tôi có cách hành thiền riêng. Không có giờ giấc nhất định. và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm công việc thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống thiền trong mỗi sát na...". Thiền sư Nhất Hạnh đã nhận xét về ông "Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên". Ngồi thật yên - đó là cách tĩnh tọa trong nhà Phật... Tôi tin TCS lúc còn sống - mỗi ngày vẫn biết chọn cách tĩnh - tọa - ngồi - thật - yên để nhìn lại mình, lắng nghe hơi thở của mình... Đó còn gọi là chánh niệm, là an trú trong hiện tại...
Chân dung Trịnh Vĩnh Trinh, em gái của nhạc sĩ TCS, được ông vẽ năm 1998.
Chân dung nhà thơ Bùi Giáng - 1989.
Chân dung Nguyễn Tuân - 1989.
Chân dung nhà thơ Hoàng Cầm - 1988.
Trịnh Công Sơn mất ngày 1-4-2001 vào cuối giờ Ngọ, sau 62 năm chọn cõi đời này làm một cõi đi về, và chọn cuộc sống này làm một cõi tạm... Nhưng tên của ông đã được ghi trong quyển Từ điển Bách khoa của nước Pháp (Encyclopédie de tous les pays du monde).
Ghi chú:
(*) Tên một tình khúc của nhạc sĩ TCS.
(**) Lời một bản nhạc của nhạc sĩ PD, phổ thơ "Còn chút gì để nhớ" của Vũ Hữu Định.
(***) Lời một bản nhạc của nhạc sĩ PD, viết về Nha Trang (Nha Trang ngày về).
(****) Nữ ca sĩ Thanh Thúy.
Tham khảo:
- Thời Văn, Hợp tuyển, nhiều tác giả, NXB Văn Nghệ - 2005.
- TCS, Rơi lệ ru người, nhiều tác giả, NXB Phụ Nữ - 2005.
- Ảnh được lấy từ internet.
Trịnh Công Sơn là một trong bốn nghệ sĩ đa tài giỏi cả cầm kỳ thi họa. TCS, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi còn người thứ tư là ai Bác Hiệp có biết không ạ?
Trả lờiXóaMần răng mà biết được TT à? Văn Cao và TCS cũng là hai người bạn nghệ sỹ đó :-)))
XóaBác H viết thật hay , và M đặc biệt chú ý đoạn cuối : TCS có cách hành thiến riêng . Chợt ngẫm nghĩ " Ah , hay mình cũng sẽ, trong các buổi học , họp hành bất đắc dĩ chi đó , mình cũng thử ... hành thiền theo cách của mình xem sao , hihi .... "
Trả lờiXóaCám ơn bạn Marg. Tôi nghe TCS từ những năm tháng xa xưa, ở quán cà phê, nơi sân trường đại học, trong hầm trú ẩn giữa rừng...
XóaMột Thiền sư cũng nói, thiền không phải là đi, đứng, nằm, ngồi, hay tụng kinh nơi chánh điện... bởi thiền là tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, bạn Marg. thử thiền khi học, khi ăn, ngủ, hội họp, nấu ăn... xem sao? Nhớ cho biết kết quả nhá :-)))
Ôi trời ơi , mới xem lại hình như có chỗ mình gõ nhầm chữ thiền , dấu huyền thành dấu sắc mất rồi , sorry, sorry ... ( gì chứ việc đó mình không dám thử đâu ! )
XóaHaha, ông blogspot này có cái đấy, là không cho sửa khi lỡ post sai, làm sao mà dám thử cái hành đó cơ chứ, tôi cũng thế :-)))))
XóaBài này anh Phạm viết về TCS lồng trong những năm tháng tuổi trẻ của chính mình. Đọc nghe hay lắm, có vương một chút ngậm ngùi...
Trả lờiXóaAnh là lính, nhưng phong cách viết thì rất... sư phạm! Nếu ko biết, có thể nghĩ anh là nhà giáo, hehe...
Giáo ơi, người ta là lính... đa tình đó!
XóaVậy Giáo "sang" lại cho tôi chữ Giaolang đi, haha.
XóaỞ Phan Thiết ngày trước có Nguyễn Bắc Sơn, nhà thơ, ông ấy cũng là lính, làm thơ về lính tráng, chiến tranh, cuộc đời, rất hay, chẳng hạn bài Cãi Phật: "Phật bảo đời người như bể khổ/ Ta cười sướng khổ bổ sung nhau/ Còn sống còn vui còn múa hát/ Khổ đau như nước chảy qua cầu". Bài khác Chiến tranh và tôi: "Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu/ Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo/ Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo/ Xem chiến cuộc như tai trời ách nước".
Hehe, bác Nô làm tôi nhớ đến bài hát do Hùng Cường - Mai Lệ Huyền ca một thời: Anh là lính đa tình... Nhưng lính tráng ngày xưa... tiền ít quá, muốn "đa" cũng khó :-)))
Thế hệ anh và Nô cùng sống và hít thở một bầu không khí chung của miền Nam ngày ấy: có Trịnh, có Duy, có Giáng, có Thiện... có những ngày đi chậm trên phố để ngắm những người em vai gầy, tóc dài, mỏng manh như sương như khói...
Trả lờiXóaNghe cụ Nô nói như đang làm thơ ấy, hihi, cái thời bày đặt đọc Phạm Công Thiện, văn có Mai Thảo được mấy cô nữ sinh trung học ái mộ, nhưng tôi không thích văn ông ấy, viết nắn nót, bóng bảy quá, đâm ra sáo, không thật.
XóaNgày trước chắc cụ Nô cũng từng mòn mấy đôi dép bởi một vai gầy tóc dài sương khói nhỉ? :-)))
Hôm nay lại được theo gót anh Hiệp tìm hiểu thêm những dòng nhạc của ngày xửa , ngày xưa với các nhạc sĩ cùng những sáng tác rất hay đã để lại một ấn tượng khó quên trong lòng những người yêu âm nhạc . Vào những thập niên đó , em chỉ mới vừa được sinh ra nên chẳng biết gì về họ cả , nhưng mãi khi em lớn lên một chút em cũng đã được nghe những bài hát thật trữ tình của các nhạc sĩ TCS và PD...nhưng em hổng thích nghe các ca sĩ thời đó ...vì giọng hát của họ nghe sao " chát chúa" quá đi ..hihi ..;chắc có lẽ hổng hợp với thế hệ của em đó thôi ...
Trả lờiXóaHihi, đấy là những ca nhạc sĩ của một thời, lời nhạc và giọng ca của họ gắn liền với một giai đoạn lịch sử khá "tang thương" của đất nước.
XóaHôm nay mùng 1 tháng 4, đúng ngày mất của ông TCS đây, cũng là ngày "Cá tháng 4", ngày này nói năng gì dễ bị nghi ngờ lắm :-)))
Cái thời anh lính PNH bát phó nghe những Phạm Duy, Trịnh Công Sơn thì bu tui nằm hầm chữ A nghe các ca từ: Đánh đích đáng, đánh đích đáng bọn Mỹ xâm lược phải cho chúng nếm đòn đau...Ta ra đi làm theo lời bác lòng mở cờ tay dóng trống quyết trả thù nhà.... Việt Trung Xô nắm tay cùng ca tình keo sơn gắn bó chan hóa....
Trả lờiXóaHehehe,..Mỹ cút rồi ngụy nhào rồi còn cái anh nắm tay cùng hóa ra là anh xâm lược thứ thiệt...Đúng là chư hành vô thường cấm có sai tẹo nào.
Ở SG cưu binh PNH dạo phố mua sách, chiêm nghiệm cuộc đời, Ở Vũng Tàu cựu TNXP bu lủi
thủi một mình đi trên đường Hạ Long biển một bên và núi một bên,
Có mơ em một bên thì cũng không mơ được nữa... hihihi
Haha, tôi với bác Bu ngày trước mà mình chỉ "nhìn" thấy nhau thôi là có chuyện to nhỉ? Cuộc đời đúng là vô thường, nhưng mà bác thấy đấy, ở đâu nó cũng có một mẫu số chung, cựu binh hay cựu TNXP cũng vẫn có những tên mê đọc sách, mày mò viết ba cái chữ vuông, và bây giờ gặp nhau ta có thể nói chuyện với nhau cả ngày, hì hì!
XóaThật là một bài báo công phu, sâu sắc, với những trải nghiệm một thời ly loạn của anh H.
Trả lờiXóaNgày xưa nhà em mang từ trỏng ra cuốn sách ảnh tập hợp những tác phẩm đoạt giải, trong đó có bức ảnh "Nằm chết như mơ"- chụp hình một người lính chết trận, tay còn cầm bức thư... Hóa ra chú thích ảnh đó là một ca từ của TCS, hôm nay em mới biết đấy.
Cám ơn anh bạn Toro. Ngôn từ của nhạc sĩ TCS như thế, cũng có người nói sao lại "nằm chết như mơ?", người ta chỉ nói "đẹp như mơ". Hihi, nếu phân tích "ngữ, nghĩa" rạch ròi thì còn gì là văn chương nữa phải không Toro?
XóaChắc trong quyển sách ảnh của Toro thể nào cũng có tấm ảnh "Tiếc thương" của Nguyễn Ngọc Hạnh với hình ảnh cô thiếu nữ cầm chiếc thẻ bài khóc?
Có rất nhiều ảnh đẹp, em nhớ có Vũ Cao Đàm... hình như trong Hội đồng giám khảo. Có mấy tập, mỏng thôi, mỗi tập chừng mấy chục trang.
Xóa