Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Giáng sinh xóm đạo.



Hôm nay đã là 22 tháng 12, chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày lễ Giáng sinh, tiếng Pháp gọi là Noel, tiếng Anh là Christmas, là ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus ra đời, như vậy theo lịch là 2013 năm. Noel, là từ tiếng Pháp có nguồn gốc từ tiếng Latin "natalis", có nghĩa là "(ngày) sinh". Cũng có ý kiến khác cho là Noel bắt nguồn từ tước hiệu Emanuel, tiếng Hebrew (tiếng Do Thái cổ) có nghĩa là "Thiên chúa ở cùng chúng ta", đã được chép trong sách phúc âm Matthêu.

Trong tiếng Anh lễ Giáng sinh được gọi là Chistmast (viết tắt là Xmas), chiết tự gồm 2 chữ: Christ (tiếng Việt phiên âm là Ki Tô hay Cơ Đốc, có nghĩa là Đấng được xức dầu), để gọi Chúa Jesus, chữ Mas có nghĩa là Thánh lễ. Christmas có nghĩa là Ngày lễ của Đức Ki Tô. Chúa Jesus, người sáng lập ra Thiên chúa giáo, nhưng ngày lễ kỷ niệm ngày sinh của Ngài không chỉ các giáo dân Thiên chúa giáo đón mừng, còn là một ngày lễ chung vui trên thế giới, cho mọi người.



Nói đến lễ Giáng sinh, có lẽ không thể không nhắc đến Ông già Noel, Ông già tuyết, người Pháp gọi là Le père Noel, Papa Noel, người Anh gọi Santa Claus, thánh Nicolas, một nhân vật có thật theo sách vở, sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ III đầu thế kỷ thứ IV ở vùng Lycea (Tiểu Á) ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Truyền thuyết cho rằng Ông già Noel sống ở Bắc Cực với những người lùn, Ông là một người vui tính, dành đa số thời gian trong năm để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em vào dịp lễ Giáng sinh, với sự trợ giúp của các chú lùn. Vào dịp lễ Giáng sinh Ông già Noel nhận được rất nhiều thư của trẻ em từ khắp nơi trên thế giới gởi đến, và vào đêm Chúa giáng sinh 24 tháng 12, Ông sẽ đến từng nhà của những đứa trẻ trên chiếc xe trượt tuyết do những con tuần lộc kéo, trong bộ quần áo màu đỏ, đội mũ len đỏ, để phát những gói quà và những món đồ chơi cho chúng.

Trong dịp lễ Giáng sinh cũng là dịp đón mừng năm mới, khu trung tâm đường phố Saigon rực rỡ ánh đèn màu, và tiếng nhạc rộn rã trong các cửa hiệu. Xa hơn, trong những khu vực xóm đạo, có nhiều giáo dân cư ngụ như khu Xóm Mới (Gò Vấp), khu Bình An bên quận 8, hay khu vực có những giáo xứ như Bùi Phát, Vườn Xoài, Tân Hòa, Tân Chí Linh, Tân Sa Châu... nơi quận 3, Phú Nhuận, Tân Bình... Trong những con hẻm nhỏ cũng lấp lánh ánh đèn, những hang đá không chỉ sáng đèn trong nhà giáo dân, mà được làm ngay trong những con hẻm, mang đến một không khí vui tươi, trong cái se lạnh cuối năm...













Tôi post lên đây một vài hình ảnh ấy, Giáng sinh nơi một xóm đạo, với lời chúc an lành đến với tất cả chúng ta.

Saigon, Giáng sinh 2013.


Tham khảo:

- Trang Wikipedia.





34 nhận xét :

  1. Ôi ! Đẹp tuyệt vời ! Em không tưởng tượng nỗi sao mà xóm đạo này đẹp thế ? Cách trang hoàng cho ngày lễ Giáng Sinh thật lộng lẫy chẳng kém thua gì ở các nước phương Tây ? Chắc đường phố ở trung tâm Sài Gòn mình chắc đẹp ngút ngàn anh Hiệp nhỉ ? Khi nào anh Hiệp có đi chơi lễ , nhớ chụp ảnh cho em xem ké với anh Hiệp nhé .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở bên nhà bạn Marg. có chụp hình đêm dịp cuối năm trên đường phố khu trung tâm Saigon, còn tôi thì vào... ngõ hẻm. Người dân nơi những xóm đạo đón Giáng sinh và Năm mới rất rộn rã, vui tươi :-)))

      Xóa
    2. Một góc nhỏ vậy chứ mang màu sắc đặc biệt của ngày mừng Chúa ra đời đó anh Hiệp ạ . Em theo đạo Phật nên cách diễn đạt ...nghe buồn cười anh nhỉ ? Vậy chứ khi theo ông xã đi lễ , em cũng cầu nguyện ...và chấp tay xá xá ...chắc Chúa cũng chứng giám anh nhỉ ?

      Xóa
    3. Bà xã tôi thỉnh thoảng đến nhà thờ cũng vậy, chắp tay xá xá, nhìn là biết ngay không phải là "con chiên thuần thành". Nhưng không sao đâu, Chúa Phật chứng giám hết, miễn là mình có lòng thành. Gia đình tôi các cụ theo đạo Thiên chúa, nhưng tôi thì "hòa đồng tôn giáo", Chúa Phật gì cũng theo hết :-)))

      Xóa
  2. 1- Định lên SG thăm cháu nội nhân thể hưởng không khí Giáng sinh nhưng xem Giáng sinh một xóm rồi hình dung ra một phường, một quận, một thành phố SG lớn nhất nước thì quả là thú vị.
    2- Triết học duy thức cho rằng sự hiện hữu của nhân sinh, vũ trụ đều từ nơi tâm thức, ngoài tâm thức ra thì tất cả đều là "không", không một pháp nào có được. Hehehe hiểu được điều này không dễ nhưng dùng nó để biện hộ cho sự lười di chuyển như bu tui thì quá dẽ dàng
    3- Lễ giáng sinh là của công giáo nhưng đã nhân loại hóa từ lâu. Tưởng tượng không có một ngày lễ vĩ đại như vậy thì loài người buồn tẻ biết bao nhiêu....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1- Bác Bu mà đi Sè Goòng thăm cháu nhớ "hú" tôi cà phê chơi.
      2- Người Tây phương khác người Đông phương, họ "thực nghiệm, trải nghiệm" chứ không "lý luận suông". Ở Saigon tôi đã gặp những du khách phương Tây già cả, tàn tật, họ di chuyển khá khó khăn, trên xe lăn, trên nạng... nhưng họ vẫn lên đường du lịch, thậm chí rất xông xáo... Trong khi hồi tôi còn đi làm, đi du lịch mà các bạn trẻ nam thì nhậu từ lúc lên xe cho tới khi về, tới nơi ngoài những nơi tour đưa tới, thời giờ còn lại họ cũng chỉ tụ nhau lại... nhậu tiếp, sáng đêm. Còn nữ thì mua sắm, "trình diễn thời trang" (ra biển phải đi ghe thuyền mà có người mặc váy và đi giày cao gót như đi dạ hội), tối thì cũng tụ nhasu lại, thay vì nhậu như nam thì "giải trí lành mạng bằng tứ sắc, bài 3 lá....
      Cho nên những tôn giáo và những nền triết học thâm sâu nhất (chứ không phải "thảm sầu", hihi) của nhân loại đều phát xuất từ phương Đông (Trung quốc, Ấn Độ, Ai Cập...).
      3- Lễ Giáng sinh có "ưu điểm" là vào dịp cuối năm Tây, cho nên Tây họ "chơi" luôn qua đầu năm, thành ra trở thành ngày lễ quốc tế, vả lại người Tây phương có tài "tiếp thị và tổ chức sự kiện hơn Ta". Ta bây giờ cũng Halowen ì xèo, Tây nó đâu có "mừng" ngày rằm tháng 7 cúng cô hồn của Ta đâu, hihi!

      Xóa
  3. Nói chuyện nhậu liên miên bu tui nhớ một chi tiết trong Sống đẹp của Lâm Ngữ Đường do cụ Nguyễn Hiến Lê dịch.
    Một anh Tàu và một anh Tây nhìn con cá bơi trong trong chậu
    * Anh Tây nghỉ tại sao cá bơi được, cơ chế nào làm nó ngoi lên lặn xuống theo chiều thẳng đứng lẹ làng thế, mình phải bắt chước nó chế tạo ra một cái gì...
    * Anh Tàu (và chắc anh an Nam cũng vậy) nghỉ bụng con cá này muốn ăn ngon thì nướng hay rán, hay hấp hạt sen mộc nhĩ...
    Hihihi
    Một bên duy lí (nên nó văn minh) bên kia duy nhậu ( nên tối tăm chậm phát triển)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha, với ông Tây phương thì thường nói đến "Kỹ thuật", "Kỹ năng"..., chẳng hạn như "Kỹ thuật chế tạo máy", "Kỹ thuật chế biến món ăn", "Kỹ năng giao tiếp"... Còn với ông Đông phương thì thường "nâng quan điểm" lên hàng "Nghệ thuật", "Nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật pha (thậm chí là uống trà), nghệ thuật giao tiếp"... Cái "Kỹ thuật, kỹ năng" thì có nguyên tắc, đâu ra đấy, còn cái "Nghệ thuật" thì vô cùng, không không có có...
      Anh Tàu này hay lắm, anh ta có thể ăn ở rất bầy hầy, nhưng trong "nghệ thuật" ăn uống là... bá cháy... Ăn cơm Tàu ở nhà Tây mà... :-)))

      Xóa
    2. Hehehe
      Cơm Tàu vợ Nhật Nhà Tây
      Cả ba vụ ấy bu này được hai

      Xóa
    3. May mà biết bác Bu gái, nếu không lại tưởng bác có... vợ Nhật :-)))

      Xóa
  4. Saigon nhộn nhịp tưng bừng đón chào lễ Giáng Sinh cũng đâu thua kém các nước khác Bác Hiệp ha. Em chúc Bác Hiệp và gia đình đón Giáng Sinh an lành và vui vẻ nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về cái "khoẻn" (khoản) ăn chơi thì dân mình chắc chắn là không thua ai rồi, đùa thôi, người theo đạo Thiên chúa họ rất tin kính những ngày lễ của họ, nhất là ngày Sinh của đấng Jesus. Ở những nơi xa xa, họ có thể ăn ở nghèo nghèo, nhưng nhà thờ họ Đạo thường phải hoành tráng. Chắc MTB biết vùng Biên Hòa, Hố Nai, Gia Kiệm... cứ... một trăm thước thì có một cái nhà thờ :-)))

      Xóa
    2. Biên Hòa có nghe nói nhưng Mùa Thu Buồn chưa từng ghé chân qua bao giờ Bác Hiệp à, còn Gia Kiệm coi như hem biết luôn,...Hihi

      Xóa
    3. Từ Biên Hòa, kéo dài cho tới Hố Nai, Tam Hiệp, Gia Kiệm... là quãng đường đi lên Đà Lạt đó. Những nơi này từ năm 1954 giáo dân di cư từ miền Bắc vào lập nghiệp rất đông, lập nên những giáo xứ, nhà thờ san sát. Noel ở những nơi này được đón mừng trọng thể, rất tưng bừng.

      Xóa
  5. đã thấy không khí Noel rộn ràng trên blog rồi :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, bên nhà susu có cả hang đá nữa. Chúc toàn gia nhà susu Noel vui vẻ :-)))

      Xóa
  6. Xóm đạo mà bác H chụp hình có hang đá, tượng chúa và treo đèn đẹp thiệt đấy (-:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết bạn Marg. có biết xóm đạo này không nhỉ? :-)))

      Xóa
  7. Anh Hiệp ơi , em chúc anh cùng gia đình một mùa Giáng Sinh thật vui và an lành anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn NangTuyet rất nhiều. Hôm nay 24-12 đúng ngày Giáng sinh đây. Tôi bắt chước người Pháp chúc NangTuyet cùng gia đình: Joyeux Noel et bonne année :-)))

      Xóa
  8. Nghĩ vui một chút: Bây giờ GS lộng lẫy thế này cũng nhờ một phần ở dàn đèn nhấp nháy của chú Ba giá khá là rẻ!
    Merry Xmas bác Phạm nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác là như thế đó cụ Nô, tôi nghe mấy người anh em bên Mỹ nói bên ấy người ta khuyến cáo việc xài mấy cái đèn nhấp nháy của chú Ba, tuy rẻ nhưng độ an toàn không cao (hàng nhập vào Mỹ đã an toàn hơn các nơi khác). Đồ điện treo ngoài trời mưa gió, con nít thích, khi bắt nơi công cộng lại thêm cái ẩu của thợ thuyền VN, rất nguy hiểm cho việc rò rỉ điện, cháy.
      Chúc mừng Giáng sinh cụ Nô.

      Xóa
    2. Đèn nhấp nháy của chú Ba là đèn gì vậy 2 Bác?????

      Xóa
    3. Hihi, dân... Mỹ có khác. Chú Ba đây là Ba Tầu, tiếng ngày trước năm 75 ở miền Nam để chỉ mấy ông người Hoa, còn gọi là Chú Chệt. Những cái đèn Giáng sinh trang trí nhấp nháy (chớp tắt) bây giờ toàn là của Trung Quốc sản xuất, độ an toàn kém. Cụ Nô nói là "dàn đèn nhấp nháy của chú Ba". Hihi!

      Xóa
  9. Nhìn ảnh Noel SG trên nhà của anh Phạm thấy cũng đủ rực rỡ cho một mùa Giáng Sinh.
    Nhà thiệt của anh có ăn lễ Noel ko anh Phạm? Chúc anh cùng gia đình dzui thiệt là dzui từ nay đến hết ngày năm mới (Tết Tây) luôn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn cô Giaolang, thấy đèn đuốc xanh đỏ nhấp nháy cho em nhỏ nó mừng cũng vui lây.
      Cũng nấu một nồi phở gà, mua một cái buche Noel nho nhỏ gọi là "có không khí Noel". Chúc cô giáo vui Giáng sinh và Năm mới với "làng" của mình :-)))

      Xóa
    2. Từ bữa tới giờ đợi Bác Hiệp lên tiếng mà khg thấy Giáo ha....buồn đi dìa......Hihi

      Xóa
    3. Hihi, tui tuy dân Bắc kỳ "chính cống Bà lang trọc" nhưng sống ở Nam kỳ từ nhỏ, bị nhiễm cái tánh không "mời lơi" rồi, hùhù!

      Xóa
  10. Cám ơn bác Hiệp!
    Chúc Giáng sinh an lành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng chúc bác Vũ Nho một Giáng sinh và năm mới tốt đẹp. Xem tivi thấy thời tiết năm nay ở miền Bắc khá lạnh. Saigon thì mát mẻ :-)))

      Xóa
  11. Những bức ảnh thật đẹp và lung linh. BoBi tôi chưa bao giờ đi đến nhà thờ để xem lễ Nô-En. Vợ bảo không được đến chỗ đông người, hihi. Chúc bác Hiệp An lành và Hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  12. Nếu vợ tôi mà "lệnh" như vậy thì hay quá bác BoBi, tôi sẽ y lệnh, chỉ đến chỗ có hai người thôi :-)))

    Trả lờiXóa
  13. Anh H chụp được nhiều Hang đá Belem đẹp quá... Đây là ngày trọng nhất của Thiên Chúa
    giáo nên giáo dân hân hoan anh nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toàn hình ảnh tự phát của Giáo dân trong xóm đạo nhỏ.
      Một năm có 2 ngày lễ lớn của Gíao dân là Phục sinh (Chúa sống lại), và Giáng sinh, họ mừng rất trọng thể.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))