Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Trò chơi trẻ con.

Ở entry trước khi đưa lên con chim ruồi hút mật tôi đã làm bằng giấy tình cờ ông bạn Bulukhin có nhắc đến từ "tò he", hihi, từ ý này tôi muốn viết tiếp một entry tản mạn chơi.

Bây giờ người ta hay gọi là tò he, đó là một loại đồ chơi dân gian thỉnh thoảng chúng ta hay thấy những nghệ nhân ngồi nặn trước trường mẫu giáo, tiểu học, hay một góc công viên ngày chủ nhật, để bán cho trẻ con. Những đồ chơi này bằng bột gạo pha với bột nếp và màu, được nặn thành những con vật nho nhỏ như heo, gà..., hoặc Tề thiên Đại thánh, Siêu nhân, Thánh Gióng cỡi ngựa cầm roi sắt, Na Tra, chú Tễu... Những đồ chơi này được gắn trên một cái que để cầm. Có lẽ cái tên tò he là không chính xác, bởi như nhiều người giải thích, tò he là tiếng kêu của cái còi (kèn), khi thổi vào phát ra tiếng kêu "tò te, tò he". Mà mấy món đồ chơi này bằng bột, chẳng có còi, kèn gì cả



                                       Tò he làm bằng bột màu. Ảnh internet.

                               


Có một món đồ chơi dân gian bây giờ xứng đáng được gọi là tò he là những con vật nho nhỏ bằng đất sét nung mà tôi đã thấy ở Hội An, và trong lần ghé thăm mấy năm trước tôi đã mua về cả... một rổ. Những con vật này gồm 12 con giáp, và nhiều hơn thế, phía sau đuôi có một cái lỗ nhỏ khi ta thổi vào thì phát ra tiếng kêu, trên thân có một lỗ nhỏ khác thoát hơi, nếu ta lấy ngón tay bịt, và buông kiểu như thổi sáo trúc ở lỗ thoát hơi đó sẽ phát ra tiếng kêu tò te, tò he.


                                   Tò he bằng đất nung ở Hội An. Ảnh internet.


Trở lại món đồ chơi bằng bột được gọi là tò he bây giờ, trang mạng Wikipedia giải thích tò he là một trò chơi dân gian nặn bằng bột, pha màu bằng các loại cây cỏ, có thể ăn được mà người ta gọi là "con bánh", xuất phát từ miền Bắc, sau này người ta pha màu công nghiệp chỉ để chưng coi chơi. Thoạt đầu bột được nặn thành hình heo, gà, trâu, bò... hoặc hoa quả dùng để cúng, sau người ta gắn thêm chiếc còi nhỏ vào những con vật để trẻ con thổi tò te tò te chơi nên mới gọi là tò he, từ tiếng còi tò te mà ra. Tôi còn nhớ thuở nhỏ người ta có bán những loại đồ chơi như thế, những con vật bằng bột không có còi hồi đó gọi là "con giống" chứ không phải tò he, vì chúng không kêu, kể cả có một loại bánh trong có nhân đậu xanh, hoặc nhân dừa cũng nặn thành con gà, con nhím... loại này bằng bột nướng bọn trẻ con rất khoái. Cũng có một món đồ chơi khác của trẻ con làm bằng mật đường, nặn thành con gà trống nho nhỏ gắn trên một cái que, sau đuôi gắn thêm chiếc còi bằng hai mẩu tre nhỏ lồng vào nhau, bên trong có gài miếng lá mía mỏng thổi vào phát ra tiếng kêu. Chắc có bạn còn nhớ cũng với cái còi như thế được gắn vào quả bóng, khi thổi hơi vào bóng và xì ra hơi sẽ qua cái còi phát ra tiếng kêu te te dài.

Còn tôi thì với những món đồ chơi làm bằng những sợi giấy màu cuốn bây giờ cũng khá thú vị, tôi có thể làm ra những con vật như chim chóc, sóc, thỏ, rùa, rắn, cá, dế, cào cào, bọ ngựa, kiến... Mấy món này ngày tết bày ra trước cửa đền ngồi làm cho con nít xem chắc cũng hay...

     Những con chim, dế, cào cào, chuồn chuồn, bọ ngựa, cua, rùa.... làm bằng giấy.







29 nhận xét :

  1. Vẫn phải khen nhà bác khéo tay thật.

    Trả lờiXóa
  2. Chắc vì cùng không gian thời thơ ấu ở miền Nam nên nhiều điều bác Phạm nói về "tò he" y như tôi vẫn nghĩ. Ngày xưa (của tôi và bác), những cái này gọi là con giống, bằng bột nếp/gạo với màu tự nhiên, chơi xong có thể nướng ăn được. Sau này nghe gọi là con "tò he" tôi cũng ngạc nhiên, vì con tò he là cái con ở Hội An như bác đã đề cập.
    Không khen mấy con vật giấy của bác nữa, vì nó vượt qua mọi khen tặng rồi! :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thử đi tìm gốc gác của từ "tò he" trong các cuốn từ điển tiếng Việt có trong tay thì thấy như sau:
      - Những quyển từ điển ở miền Nam từ khoảng thập niên 50 đến thập niên 70 như VN Tân tự điển của Thanh Nghị (NXB Thời Thế - Saigon in năm 1952), Từ điển VN của Ban Tu Thư Khai Trí in tại Saigon năm 1971 đều không có từ tò he. Kể cả Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của in năm 1895.
      - Ở miền Bắc Tự điển VN của Hội Khai Trí Tiến Đức, in năm 1931 có từ tò he, giải nghĩa tò he là những con thú nhỏ làm bằng bột hấp chín, Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên in năm 1967) không có từ tò he. Nhưng sau năm 75 thì nhiều từ điển tiếng Việt như của Nguyễn Lân, của Hoàng Phê chủ biên, từ điển của Viện ngôn ngữ... đều đưa từ tò he vào mục từ và giải thích như trên.

      Như vậy có thể thấy hình như từ tò he không phổ biến ở miền Nam trước năm 1975, bởi nếu có chắc cỡ tuổi như tôi và bác Nô cũng đã biết.
      Nếu nhìn bên ngoài thì mấy con vật tôi làm bằng giấy quả là sống động hơn tò he nặn bằng bột, hìhì!

      Xóa
  3. Có lần xem trên Tivi thấy người ta làm những món đồ chơi này thành đủ thứ hình, hay quá anh Hiệp à, em cám ơn Bác Hiệp đã chia sẻ bài viết về con tò he nha.

    Trả lờiXóa
  4. Món chơi Tò he này bọn trẻ rất thich, tớ mới vừa rồi đi Hội An người ta vẫn còn bán. Đó là một nơi cũng hơi hiếm bán thứ này. Ko biết có đúng ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy năm trước tôi đến Hội An thấy có mấy bà ngồi bàn bán tò he trong mấy cái mẹt bên lề đường, có lẽ trò chơi này bây giờ ít hấp dẫn trẻ con rồi, tụi nó thích chơi games trên máy tính hơn.

      Xóa
  5. Mấy con giống của bác đẹp hơn tò he nhiều... Hii. Đúng là từ nhỏ đến nay em chỉ thấy tò he bằng bột màu không có kèn như cái tên của nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì thấy từ Tò he đã có từ xưa, ít ra cũng gần cả trăm năm nay, mà từ điển cũng chỉ giải thích là "đồ chơi của trẻ con làm bằng bột tẻ hấp chín" chứ không nói gì đến còi, kèn thổi kêu tò te tò he gì cả. Nếu vậy thì chữ Tò he này còn ý nghĩa gì khác nữa chăng?

      Xóa
  6. Cũng lạ, nếu sắp những con vật thật lên chụp ảnh sẽ không mấy ai thích. Nhưng làm chúng bằng giấy thì ai cũng muốn ngắm mãi.
    Tài nghệ của con người hấp dẫn hơn tài nghệ của thượng đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là lạ thiệt, hihi, mà bác Bu có biết ý nhĩa nào khác của từ tò he (tò te) không?

      Xóa
  7. Đúng là mấy con thú bằng giấy của bác H nhìn sinh động , có hồn hơn mấy con tò he nhiều (-:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Marguerite đã khen, cái này phải mời cà phê mới được :-))

      Xóa
    2. Hihi, hôm nào bác H đem bày những con thú xếp giấy ra trước cửa trường mẫu giáo , chắc mấy em bé sẽ xúm xít bu lại đó .

      Hôm vừa rồi , cô con gái của Marg đi khảo sát một tòa nhà ngay đường Đồng Khởi , ngang với tòa nhà Vincom hiện đại , vậy mà gặp một bà bày trên vỉa hè bán mấy món đồ chơi con rắn xếp giấy có dây kéo cho nó bò trên đất . Con bé cứ đứng tần ngần nhớ trò chơi tuổi thơ ngày nào . Thế là anh đồng nghiệp đi cùng phải mua cho nàng một con rắn , đem về kéo cho nó bò trong phòng làm việc ):

      Xóa
    3. Hehe, con rắn của người bán ngồi ở lề đường Đồng Khởi chỗ ngang Vincom gần ngã tư Lê Thánh Tôn, món đồ chơi này cũng xa xưa lắm đó.
      Còn những con vật nho nhỏ của tôi người lớn thích không ta? :-))

      Xóa
    4. Ôi , càng lớn người ta càng có khuynh hướng thích những gì be bé xinh xinh , ha ha ...

      Xóa
    5. Aha, thật vậy, sẽ dành cho mấy con trong số này :-))

      Xóa
  8. Làm gì thì làm , chứ anh Hiệp cho ra những sản phẩm đồ chơi bằng giấy của trẻ con ...quả thật rất công phu và tỉ mỉ thật đấy ! Nhìn chúng rất đẹp và rất dể thương ! Anh Hiệp thật khéo tay đó nha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi làm những con vật dễ thương này với những dụng cụ trong... phòng mổ đấy (kẹp gắp để dán, kéo nhỏ mũi thẳng mũi cong để cắt, tỉa giấy). Tết trải cái chiếu ra trước cửa đền ngồi là dụ được trẻ con :-))

      Xóa
  9. Bác NHP ơi, bác có thế mạnh về vụ cắt xếp giấy này. Khi nào kẹt kẹt đề tài hoặc biếng suy nghĩ thì còn khối bài để "chơi". Nhưng HN xin bác ém hàng là vừa. 01/6 QT thiếu nhi qua rồi. Trung thu cũng là Tết nhi đồng, bác CHƠI một triễn lãm mini, rồi sau đó bán. Chắc chắn là hốt bạc, miễn là đồ chơi này đừng dán nhãn TÀU, tiền thu về sau khi trừ chi phí, mời các bạn cộng tác một chầu nhậu, còn gửi tuốt vào một cô nhi viện nào đó. Hihi. Bác thấy sao? PS: Khi quảng cáo trên báo hoặc affice chỉ cần bác nhớ ghi câu : "Cấm trẻ em dưới 16 tuổi" là OK. (lứa tuổi này khoái game online, chỉ bọn sồn sồn như chúng ta và ông già bà lão thích thôi bác ơi. Xa hơn, bác hợp đồng với các phòng giáo dục làm đồ dùng dạy học cũng là giúp các cháu nhưng phải bỏ thêm tiền nhà mà đút lót chúng nó mới chịu mua! Hihi, nói bậy nói bạ bác NHP bỏ quá cho nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, bác HN có... năng khiếu về Quản trị kinh doanh quá, ý kiến của bác luôn đáng quan tâm, chỉ có điều mấy đứa cháu của tôi nó "mua mão" hết rồi bác ạ, sản xuất không đủ bán đắt hàng hơn tôm tươi. Làm mấy con này để dạy trẻ mẫu giáo nhận biết các con vật và yêu thiên nhiên cũng có lý lắm :-)))

      Xóa
  10. Bác Hiệp làm những con giống bằng giấy đẹp quá! Có thể nhận danh hiệu NGHỆ NHÂN được! Bái nể!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi có thể làm đủ thứ con như thế, từ những con cánh cam, bọ ngựa dễ thương đến nhện độc, bọ cạp đáng sợ, hihi, những con này có thể làm học cụ cho trẻ con học nhận biết thiên nhiên được :-))

      Xóa
  11. Nhiều người khen thế này liệu bác Hiệp có...đâm ra tự kiêu rồi sinh ra hư mất không nhỉ? hehehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu có hư mắt (mất), chỉ sợ hư... mũi thôi TT à, hehe!

      Xóa
  12. Đừng nói gì đến trẻ con , ngay cả đến tụi em còn phát mê nữa nè ..hihi...thế thì mong sao Tết đến là anh Hiệp sẽ làm ăn khẳm khá đó nha ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn, cám ơn Nang Tuyet, nếu làm ăn khấm khá chừng nào Nang Tuyet có dịp về VN tôi sẽ mời cà phê :-))

      Xóa
  13. ước gì con đuợc học nghề những tờ giấy làm hình con vật- mê hồn quá ạ <3

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))