Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Luận về... cò..

Hồi này tôi khoái làm mấy con cò giấy tệ, mấy cái con cổ cong, mỏ dài, chân cẳng lêu nghêu mà có lần xuống miền Tây ngồi ghe men theo sông rạch nhìn ngắm chúng là hết biết. Trước hết tôi cũng xin nói ngay "cò" có nghĩa là... con cò, ý nghĩa chính danh của từ ngữ. Như chúng ta đã biết con cò có mặt trên trái đất này đã từ lâu lắm rồi, theo như Kinh thánh thì nó đã hiện diện từ lúc tạo hóa sinh ra muôn loài, trong đó có loài người, mà có lẽ con cò còn được tạo hóa chế tạo ra trước loài người chút đỉnh, vì con người là giống đã được tạo hóa chế tác ra sau cùng, từ một cục đất sét.

Cò thuộc loài chim, hẳn là như thế, chúng gồm đủ mọi thứ tên gọi, cò nhạn, cò quắm, cò thìa, cò ruồi, cò ma, cò bợ, cò lửa... và cùng một họ hàng tổ tiên ông bà ông vải với hạc (vạc), sếu, diệc... vân vân... Họ hàng nhà cò chuyên sống ở những vùng đầm lầy, đồng ruộng ngập nước. Về miền Tây Nam bộ vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Bạc Liêu... chúng ta sẽ thấy rất nhiều cò trên đồng ruộng, hay trong những tràm chim, vườn chim... Sống ở đồng ruộng, sông nước cho nên chúng xơi tôm cá, ếch nhái... đấy là những món khoái khẩu từ bao đời nay của chúng...



Trong đời sống nhân loại, con cò được con người nhìn dưới những hình ảnh đẹp đẽ, nhưng cũng chính con cò lại bị con người gán cho nhiều cái xấu, hay đúng hơn là nhiều tật xấu của con người lại mang tên loài cò. Thật ra họ hàng nhà cò nói chung là loài chim khá dễ thương, chúng chẳng làm hại gì đến con người, trái lại bây giờ người ta còn săn bắt chúng làm món nhậu. Xưa kia đến 90% người Việt sống bằng nông nghiệp, con người luôn gắn bó với đồng ruộng, mà đồng ruộng cũng chính là nơi họ hàng nhà cò sinh sống, cho nên giữa con người và họ hàng nhà cò chắc hẳn cũng đã có một mối liên lệ thân thiết, hình ảnh của chúng trên đồng ruộng mang đến cho con người những nét rất đẹp và thi vị. Tôi thử điểm lại về cái nhìn của con người đối với loài cò.

Về nét đẹp, thì hẳn chúng ta cũng đã biết từ lâu con cò đã đi vào ca dao, để chỉ sự tần tảo chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa... Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng... Ở một cái xứ sở mà chiến tranh luôn rình rập, ngoài thì ngoại xâm, nội luôn bất an, người đàn ông không thể thoát ra khỏi được những cuộc chinh chiến triền miên, và bao nhiêu cái khổ, cái khó lại dồn lên đôi vai của người phụ nữ, người mẹ... Con cò cũng đi vào giấc ngủ của trẻ thơ bằng tiếng hát ru theo điệu Cò lả của người mẹ... Con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng... Trong âm nhạc Nam bộ chúng ta có chiếc đàn cò, một nhạc cụ không thể thiếu trong giàn nhạc dân gian, tiếng đàn cò là những âm thanh chủ đạo trong văn hóa dân gian, ngay cả khi đưa tiễn con người về với cõi vĩnh hằng... Và người ta cũng ví người mẹ, người phụ nữ một nắng hai sương nơi đồng ruộng với thân cò. Hôm nay cũng sắp đến rằm tháng bảy, sắp đến ngày lễ Vu lan báo hiếu, xin gởi những dòng này đến những bà mẹ, xưa nay, để tri ân...

Về tập quán thì như chúng ta thường thấy cò là loài kiếm ăn vào ban ngày, buổi chiều tối chúng trở về tổ trên những ngọn cây. Nhưng trong ca dao cũng có câu "Con cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...". Không rõ ca dao nói thế có đúng không? Bởi tôi cũng chưa có dịp ra đồng ruộng lúc ban đêm để kiểm chứng. Nếu có loài cò phải lặn lội kiếm ăn vào ban đêm nữa thì quả thật con cò rất xứng đáng được loài người tôn vinh...

Đấy là những nét đẹp "tâm linh" mà người ta lấy loài cò làm ví dụ. Còn về nét đẹp hình thể, hiển nhiên thì chúng ta ai cũng thích nhìn những cánh cò bay lả trong một buổi chiều tà, chiều hôm xa nhà tình cờ nhìn về cuối trời thấy những cánh cò chấp chới trong chút nắng muộn thì không còn gì ngậm ngùi hơn...

Ngày xưa người Ai Cập cổ đại coi cò như con vật linh thiêng, chúng được ướp xác cùng với những bậc vua chúa nơi lăng mộ, kim tự tháp. Còn bên Châu Âu thì xưa nay xem cò là biểu tượng của hạnh phúc và may mắn, người lớn giải thích với trẻ con rằng những đứa trẻ con là em của chúng mới sinh ra, đã được những con cò mang đến từ đồng ruộng...





Những hình ảnh khác mà người ta mượn tên loài cò để gọi, chúng ta có thể thấy, trước hết là con tem bưu điện. Bây giờ con tem bưu điện dùng để gởi thư ít thấy được sử dụng, thứ nhất là người ta quay tem máy tiện hơn, thứ nhì là thư điện tử đã góp phần rất lớn làm người ta không gởi thư viết trên giấy kiểu cổ điển. Bây giờ chắc ít còn ai nhớ đến mấy câu thơ "Người phát thư vừa qua khỏi cửa/ Lòng tôi như tỉnh lại như ngây...", mà tôi không nhớ là của nhà thơ Xuân Diệu hay Huy Cận, để chỉ cái tâm trạng của một người mong đợi cánh thư viết từ phương xa... Khi gởi thư thì người ta dán lên bì thư một con tem. Ngày xưa người ta gọi con tem là "con cò". Tôi copy lại một đoạn bài viết trên một tờ báo điện tử về nguồn gốc của từ ngữ "con cò" dùng để chỉ con tem:


Ngày 11/11/1860, Bưu điện Sàigòn được thành lập. Ngày 13/1/1863,ở dây Thép Sàigòn khánh thành và phát hành "con cò" (người Sàigòn xưa thường gọi con tem là con cò)  đầu tiên. Tem này mang hình con đại bàng, dùng chung cho các nước thuộc địa Pháp, phân biệt bằng dấu hủy riêng tại mỗi nước. Cho nên, nếu nhìn theo lối truy tầm gốc tích thì 13/11/1863 cũng có thể là ngày tem thư Việt Nam, cách đây 150 năm.



Tem in hình con cò. Ảnh internet.


*******************************
Như vậy là con tem đầu tiên phát hành tại Saigon lại mang hình con đại bàng chứ không phải con cò, nhưng có lẽ người Việt Nam khá xa lạ với chim đại bàng cho nên người ta mới lấy luôn hình ảnh con cò, là con vật gần gũi để gọi cho tiện, cái tên con cò để chỉ con tem bưu chính "chết" luôn từ đấy. Thế là con tem được quần chúng gọi là con cò, nhưng con cò thực sự đã có mặt trên các con tem trên khắp thế giới, nhiều nước đã phát hành loại tem có in hình con cò. Cả trên giấy bạc cũng có hình con cò, ở nước ta vào thế kỷ thứ 19 dưới triều nhà Nguyễn, có lưu hành đồng bạc của Mễ Tây Cơ in hình con cò do các tàu buôn phương Tây mang đến trao đổi hàng hóa, và người dân đã gọi tiền này là đồng tiền con cò. Rồi đến cả thày đội cảnh sát cũng được gọi là "ông cò", hihi, cái này cũng hơi ngộ. Tại sao thế? Theo tôi có lẽ bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Con tem (con cò) được phát hành bởi ngành Bưu chính, Bưu điện, tiếng Tây Poste (n.f.) có nghĩa là Bưu chính, Bưu cục, sở Bưu điện, đồng âm với từ Poste (n.m.) có nghĩa là đồn (binh), bót (cảnh sát). Ở Poste của ngành Bưu chính có con tem (con cò), thì ở Poste của ngành cảnh sát có "ông cò" là lẽ đương nhiên, và thế là từ "ông cò" ra đời, bắt nguồn từ con cò (con tem), để chỉ thày đội cảnh sát.

- Tôi còn nhớ những hình ảnh của ông cò (thày đội cảnh sát) ngày xưa từ thời Tây sang đến thời Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam, thường mặc nguyên bộ đồng phục màu trắng, có lẽ giống màu lông của những con cò trắng chăng?

- Một hình ảnh khác mà các ông bố bà mẹ đã dùng tên con cò để gọi, và có phần dung tục, đó là từ chim cò, hay cu cò, để chỉ cái mà chú nhóc tì con cái của họ hay dùng để... tè dầm, hì hì, đến đây thì con cò bắt đầu mang tiếng rồi. Cũng từ chim cò, ăn mặc chim cò, người ta nói thế để chỉ phái nam khi ăn mặc có phần lòe loẹt, nhất là với những người đã đứng tuổi còn thích ăn mặc màu sắc trẻ trung, hoa hòe hoa sói, không phù hợp với tuổi tác. Không hiểu sao người ta lại gọi như thế trong khi bộ cánh thường thấy của loài cò chỉ là màu trắng, hoặc nâu, xám, đen, không phải là những màu rực rỡ, tươi sáng...

- Người ta cũng dùng tên một vài loại cò để gọi những trạng thái, hoặc thói hư tật xấu của con người, chẳng hạn mệt lử cò bợ, để chỉ trạng thái rất mệt sau khi gắng sức làm một việc gì đó, chẳng hạn ở trên tầng 12 của chung cư mà thang máy bị hư phải lên xuống cuốc bộ. Một từ khác là cò mồi, xưa thường dùng để chỉ bọn cờ gian bạc lận nơi bến xe, chốn công cộng, chúng dàn cảnh cờ bạc chơi bài ba lá nhanh ăn thua, cho người vờ ăn để dụ dỗ những kẻ nhẹ dạ... Một từ nữa là cò cưa, làm ăn gì mà cò cưa, để chỉ một trạng thái làm việc gì đó lằng nhằng, không dứt khoát, không rõ ràng, cũng có từ trong đó...

- Không phải chỉ bên dân sự ( affaire civile), hoặc bán quân sự (paramilitaire) như cảnh sát mới dùng từ cò, ngay cả giới quân sự (militaire) người ta cũng dùng từ cò, chẳng hạn như cò súng, để chỉ một bộ phận rất quan trọng ở khẩu súng, một dụng cụ của chết chóc, có lẽ bởi cái cò súng có hình dáng cong cong trông như cổ con cò chăng? Một từ nữa là cò pháo, cũng thuộc bên quân sự.

- Có một từ khác, dùng tên loài cò để ám chỉ, đến đây thì đúng là bôi bác loài cò quá đáng, đó là từ cò nhà, cò đất, cò giấy tờ, cò bệnh viện, cò chạy án... loại cò này có lẽ cũng chỉ mới xuất hiện gần đây, theo nền... kinh tế thị trường, ba lợi ích, năm bảy thiệt hại...

Đấy là những gì tôi biết về loài cò, có lẽ chỉ đủ cho một luận văn tốt nghiệp cấp Tờ Hờ (TH - Tiểu Học), chắc ý tứ vẫn còn chưa đủ, xin mời các bạn bổ sung tiếp.


28 nhận xét :

  1. Vì lý do kỹ thuật cho nên bài viết đành thể hiện ... dưới hai màu áo, các bạn thông cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Hiệp nhìn nhầm hay sao ý!! chứ trang viết đầy đặn với chỉ một màu áo mặc tới.. bạc đầu cơ mà.. hihi

      Xóa
    2. Haha, đúng là già cả mắt mũi có vấn đề rùi :-)))))

      Xóa
  2. Cò giấy ( ấy là mấy con cò bác H làm bằng giấy chứ không phải cò giấy tờ đâu nhé )trông xinh thật đấy , dáng vẻ điệu bộ in như thật .

    Con cò mày đi ăn đêm ...
    Hồi trước M có nghe thầy giáo trung học giảng , đúng là loài cò đi kiếm ăn ban ngày . Nhưng cái cò này lại đi lẻ , ban đêm cơ , chắc là không quang minh chính đại rồi . Chẳng may gặp phải "cái cành mềm" lộn cổ xuống ao , năn nỉ người ta vớt lên và trong tình thế nguy khốn vẫn xin ông con người nếu có đem đi xáo măng thì cũng nên xáo bằng nước trong, coi như vớt vát chút thân phận, kẽo cò con bị đau lòng ... Muốn nói lên hình ảnh người phụ nữ vì lý do nào đó , dẫu có làm sai vẫn muốn giữ lại chút tốt đẹp cuối cùng cho con .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cò giấy bây giờ làm bá cháy rồi ha, hìhì, quen tay. Còn dáng vẻ của nó nhờ coi phim ảnh, quan sát nhiều.

      Cám ơn đã bổ túc chuyện Con cò đi ăn đêm :-)) Thày giáo ngày trước giảng hay thế.

      Xóa
  3. Về cái tên Thầy cò ông cò là vì cảnh sát thời Pháp và đệ nhất Cộng Hoà không mang lon quân đội như thời đệ nhị CH , mà theo ngạch công chức như bưu điện , ngạch Cò Mi , rồi Thanh Tra ... nên gọi tắt là ông Cò Thầy Cò .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Duy Nguyen đã thêm ý kiến về Thày cò, ông cò cảnh sát. bạn nhắc tới Thày cò tôi mới nhớ ngày trước ở các nhà in, tòa báo có một người gọi là Thày cò, chuyên sửa chữa lỗi về chữ nghĩa, chính tả, trước khi bản in hay báo lên khuôn.

      Xóa
  4. Bác Hiệp quá khéo tay như vậy mà còn khiêm tốn "thấy ớn" luôn...Hihi

    Trả lờiXóa
  5. Tưởng ông Cò thắt hình con chim Bói Cá chứ :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên bạn Marg. có chim bói cá thật sang xem là khoái rồi :-)))

      Xóa
  6. Nói đến cò là nhớ bài " Con cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Ông ơi, ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có xáo thì thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"... Cò vốn lương thiện, kiếm săn ban ngày, vì cảnh ép buộc phải đi ăn đêm, do lơ ngơ, vụng về nên đậu vào cành mềm... Dẫu có thể chết nhưng cò vẫn cố giữ tiết tháo. Con cò như thân phận người lương thiện, người trí thức trong một xã hội tối đen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toro bàn về chuyện con cò đi ăn đêm rất hay, ở xã hội nào cũng có những cảnh thế này, kể cả xã hội của loài cò :-)))

      Xóa
  7. Cám ơn bác Hiệp về bài viết công phu và thú vị!
    Riêng cái chuyện cò đi ăn đêm thì ở đây nói sự "bất thường" của cò, đồng thời ám chỉ con người ngay thẳng bị ngờ vực. Tôi có bình bài ca dao này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Vũ Nho đã vào xem. Bác có thể cho đường link để vào xem bài bình của bác không?

      Xóa
  8. Bác ghi cho tôi địa chỉ email. Tôi xin gửi cho bác.
    Trước bài này có trong Blog ở Yahoo. Từ ngày làm Blogspot, tôi chưa đưa lại.
    Trân trọng kính báo!

    Trả lờiXóa
  9. Địa chỉ email của tôi : vunho121@gmail.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác, Email của tôi: phamngochiep01@gmail.com

      Xóa

  10. Nhà CÒ HỌC PNH nói quá đủ về cò.
    Bu tui hết chỗ chen chân vào.

    Ông Trần Tế Xương ngày xưa có bài chế diễu ông Cò:
    Hà Nam danh giá nhất ông cò
    Trông thấy ai ai cũng phải lo
    Vớ vẫn đi xia may vớ được
    Phen này chắc hẳn kiếm ăn to

    Tức là xã hội thực dân phong kiến còn có ông cò đi phạt người phóng uế bậy.
    Bấy giờ người ta còn phóng uế bậy hơn nhiều nhưng không có ông có nào theo dõi để phạt.
    Có lẽ ông cò bận kiếm ăn nơi khác nhiều hơn, ngon hơn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. A, cái xã hội phong kiến coi thế mà nó nghiêm túc, không "lộn sòng" như xã hội tân thời. Tôi nhớ lúc còn bé, ông cò phụ trách khu vực sáng sáng đi rảo rảo, nhà nào đổ rác bậy, hay cho chó chạy rông là bị phạt. Cho nên ông cò ngày trước "danh giá" lắm.

      Còn ông cò thời nay thì đúng như bác nói, hichic!

      Xóa
  11. Một lần, thời còn "làm ăn", HN đón một đoàn đối tác từ SG ra Nha Trang, nơi gặp xã giao trước khi làm việc là một nhà hàng ven biển, khi vào nhà hàng, người chức vụ cao nhất là Chủ tịch HĐQT một tổng công ty cầm theo một "xâu" cò trắng đã chết do ông ta bắn trên đồng ruộng gần nhà hàng và nhờ ở đây chế biến. HN thấy buồn và "đánh giá thấp" người mình sắp "làm việc".
    Bài viết bác NHP cùng với những cmt có lẽ rất đầy đủ về loài chim dễ thương này, những CON CÒ LÀM BẰNG GIẤY cũng như thật! Còn một loại cò không biết bác NHP đã nghe chưa là những người làm mai mối cho các cặp trai gái để họ đến với nhau còn gọi là ...cò tình yêu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ "làm ăn" xưa của bác HN mà đối tác là một ông có tính "sát sanh" cao thế xem chừng cũng ớn nhỉ?
      Cò tình yêu này chắc là... cò mối (mai mối) phải không bác HN? :-))

      Xóa
  12. Tay chủ tịch này là dân quốc doanh, nói như thần, làm như (xin lỗi) mèo mửa! Thời bao cấp, túng thiếu quá HN tính thành lập công ty có tên nước ngoài, thú vị lắm: CHICHOANTICO! (= chỉ chỏ ăn tiền cò). Hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha, bác HN có óc hài hước quá (ấy là về cái Công ty ăn tiền cò). Còn những tay Chủ tịch quốc doanh nghề của họ là thế, nói như rồng bay, làm như..., hìhì!

      Xóa
  13. Con cò bay mất tiêu rồi Bác Hiệp ui...Hihi

    Trả lờiXóa
  14. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))