Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Con hạc.






Hạc là một loài chim được nhắc nhở rất nhiều xưa nay, trong đời sống, trong văn học, thi, ca... Người xưa tin rằng hạc là loài chim trường thọ, "Hạc thọ thiên tuế" chim hạc sống lâu đến ngàn năm, cho nên người ta nói "tuổi hạc" để chúc nhau sống lâu trăm tuổi..

 Khác với loan, phụng là loài chim truyền thuyết, chim hạc là loài chim hiện diện trong cuộc sống. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của viết về hạc như sau: "Loài chim chơn đỏ, hình giống con ngỗng trống mà cao hơn, người ta nói là chim sống lâu, các vị tiên hay cỡi". Nguyễn Du cũng hay nhắc đến chim hạc trong truyện Kiều "Trong như tiếng hạc bay qua" (câu 481), "Tuổi hạc càng cao" (câu 673, 2402, 2876, 3232). 



e




Loay hoay làm mấy con hạc bằng giấy, con đang vỗ cánh bay cao, con đang đập cánh đậu... trò chơi trẻ con với một người già, hìhì!





14 nhận xét :

  1. Thấy PNH có chim hạc thì sang ngay để xem có hạc vàng không hóa ra chỉ có hạc trắng.

    Hình như hạc vàng chỉ có trong thơ Thôi Hiệu chứ không có ngoài đời...Bu tui đang viết lại bài "về một bản dịch Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu" ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ Hán
      黃鶴樓
      昔人已乘黃鶴去,
      此地空餘黃鶴樓。
      黃鶴一去不復返,
      白雲千載空悠悠。
      晴川歷歷漢陽樹,
      芳草萋萋鸚鵡洲。
      日暮鄉關何處是,
      煙波江上使人愁。
      Hán-Việt
      Hoàng Hạc Lâu
      Tích nhân[1] dĩ thừa hoàng hạc khứ,
      Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
      Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
      Bạch vân thiên tải không du du.
      Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
      Phương thảo thê thê Anh Vũ[2] châu.
      Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
      Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
      Dịch nghĩa
      Lầu Hoàng Hạc
      Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
      Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
      Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
      Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
      Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
      Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
      Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
      Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!

      Tôi copy lại bài thơ Hoàng hạc lâu nơi trang Wikipedia. Hoàng hạc, hạc vàng xưa nay không thấy có (chỉ có hồng hạc, bạch hạc), chắc là chỉ hoài công đi tìm hoàng hạc. Trong bài dịch có câu áp cuối "Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?", tức là bài thơ được Thôi Hiệu làm khi trời về chiều ở Hoàng hạc lâu. Tôi nghĩ khi trời chiều tức là đã hoàng hôn thì ánh chiều nhuộm màu vàng, vì thế mới có Hoàng hạc và Hoàng hạc lâu :-)))

      Xóa
    2. Câu chuyện Hoàng hạc khá dài vắn tắt thế này:
      Ngay chỗ có lầu Hoàng hạc, xa xưa là một quán rượu. Một thực khách có vẻ giang hồ hảo hán đến uống rượu và khất nợ, chủ quán vui lòng...Hôm sau anh ta lại nợ, chủ quán vẫn vui vẻ, cứ thế vị thực khách kia nợ luôn cả ...năm trời. Một hôm ông khác thấy trên bàn có nhiều vỏ cam màu vàng, liền lấy vẻ lên tường hình con chim hạc. Vẽ xong, hạc vàng bay ra khỏi tường múa nhảy tuyệt đẹp cho mọi người xem. Từ đó khách đến quán rát đông, chủ quán trở nên giàu có.
      Người khách kia lại đến uống rượu, chào chủ quán, chim hạc liền chở anh ta bay vút lên trời mây.

      Xóa
    3. Hihi, thế thì hạc vàng này cũng từa tựa như chuyện lá diêu bông rồi, đây là chim hạc của một truyền thuyết, cố công đi tìm hạc vàng với nghĩa đen cũng giống như anh chàng đi tìm lá diêu bông vậy :-))

      Xóa
  2. Mãi đêm nay mới vào blog, thì thấy ngay mấy con Hạc này.
    Phải công nhận anh Hiệp xếp hình mấy con hạc thật là đẹp đó. Hôm nọ ở Đài Loan M chụp được một lô hình trong chỗ nuôi hồng hạc ở sở thú của họ. Nhìn đàn hạc no đầy của họ thấy mà mê tơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy hôm nào chị M. post đám hồng hạc lên xem :-))

      Xóa
  3. Cái dáng con hạc đậu xuống chân chạm đất .
    Mình còn trẻ lắm nên không nghĩ gì đến mấy từ "tuổi hạc" mà ngắm hạc, chỉ liên tưởng tới "mình hạc xương mai" hay "vóc hạc hao gầy" ... thôi ((-:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con hạc đậu trông giống như thật.
      Bây giờ ít thấy "mình hạc xương mai", kiểu này... hơi khó nuôi à :-))

      Xóa
  4. Hạc tượng trưng cho tuổi thọ, cho sự thanh tao... Lại tượng trưng cho người con gái mảnh mai nữa... Anh H lột tả được cả mấy ý đó đấy ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, tiếp tục làm về loài chim, giấy mà "nắm" được chúng cũng "biến hóa khôn lường". Tôi đã nhận được mấy số báo mang đến tận nhà, cám ơn Toro :-)))

      Xóa
  5. Hạc trắng con đậu con bay
    Thanh tao thiền tịnh ngày ngày an vui!

    Trả lờiXóa
  6. Em đang nghĩ là một hôm nào đó , ngồi ở nhà anh Hiệp , và nhìn anh làm giấy thành những chú chim thế này , thì tuyệt quá .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hìhì, chào, lâu quá mới thấy xuất hiện, tôi sẽ post tiếp ảnh con chim hút mật hoa. Tôi định tết ra trước đền Đức Thánh Trần ngồi làm đấy :-))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))