Kẹt giữa cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và nhà Nguyễn Tây Sơn của anh em Nguyễn Huệ, vì theo giúp chúa Nguyễn nên họ đã bị nhà Nguyễn Tây Sơn tàn sát khi anh em Nguyễn Huệ kéo quân đến Đồng Nai. Người Hoa ở Cù Lao Phố chạy về vùng Saigon bây giờ, ở đó họ còn chịu những tổn thất nữa cho đến khi Nguyễn Ánh đánh thắng quân Tây Sơn, và lên ngôi năm 1802. Người Hoa khi đến Saigon, đã biến vùng Chợ Lớn bây giờ thành một trung tâm buôn bán sầm uất của cả miền Nam. Cùng với những khởi sắc về kinh tế, họ cũng đã đặt những nền tảng về giáo dục, văn hóa, tín ngưỡng riêng của họ... mà điển hình là về mặt tín ngưỡng.
Một trong những điển hình về tín ngưỡng của họ là những ngôi miếu mà tên chữ gọi là Hội quán, và gọi theo dân gian là "chùa Tàu". Các bạn nào ở Saigon chắc đã nghe nói đến chùa Tàu, một cách nói nôm na về những nơi thờ phượng của người Hoa ở Saigon. Người Hoa họ gọi những nơi này là Hội quán, từ điển giải nghĩa Hội quán là "nơi gặp gỡ, tụ họp của một hội". Đối với người Hoa, kể từ thời chúa Nguyễn ở vào các thế kỷ trước, khi đã có mặt khá đông đúc tại đất Gia Định, và cuộc sống đã ổn định họ lập ra những Hội quán, đó là nơi tụ họp, gặp gỡ của những người cùng một "Bang", bang là một tổ chức của những người Hoa đồng hương. Ở Saigon người Hoa có những bang tiêu biểu như bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ... Ngày trước năm 1975, một bang của người Hoa như thế được tổ chức khá quy mô, thường gồm một hay vài miếu thờ (Hội quán), trường học các cấp, bệnh viện, nghĩa trang (người Hoa gọi là Nhị tì)... Đó là một hình thức nương nhờ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng của họ nơi đất khách quê người.
Có khá nhiều Hội quán của người Hoa ở vùng Saigon, đó là nơi tụ họp, gặp gỡ, thông qua hình thức tín ngưỡng. Người Hoa thờ đa thần, kết hợp giữa Phật giáo, Lão giáo, và tín ngưỡng dân gian. Trong những Hội quán của họ thờ rất nhiều vị thần. Họ thờ từ Đức Phật Như Lai, Phật Bà Quán Thế Âm, cho đến Ngọc Hoàng Thượng Đế, Bà Chúa Thai Sinh, Bà Thiên Hậu, Phật Bà Nam Hải, Quan Thánh Đế Quân, Ông Bổn, Thổ Thần, Thổ Địa, Thần Tài, cho đến Thày trò Đường tăng... Tuy nhiên phổ biến tên gọi dân gian của những Hội quán là chùa Ông, chùa Bà... Có điều đặc biệt tuy gọi là chùa, nhưng những nơi này xưa nay hoàn toàn không có sư tăng như những ngôi chùa của người Việt, quản lý một ngôi miếu là một Ban trị sự. Có lẽ những miếu thờ, Hội quán này có chức năng như ngôi Đình của người Việt. Trong entry này tôi muốn giới thiệu với các bạn về một vài nơi thờ phượng của người Hoa, trong đó có những ngôi chùa Ông, chùa Bà tiêu biểu của họ ở Saigon, cùng một vài nơi tín ngưỡng khác khá độc đáo, mà có thể ngay cả các bạn ở Saigon lâu năm cũng không biết...
- Ngôi chùa Ông lớn nhất của người Hoa ở Saigon (Miếu Quan Công - Nghĩa An hội quán):
Nghĩa An hội quán. Ảnh Internet.
Đó là ngôi miếu thờ Quan Công (Quan Vũ, Quan Vân Trường), tọa lạc tại số 678 Nguyễn Trãi, quận 5. Hội quán của bang Triều Châu (còn gọi là người Tiều), do những di dân người Triều Châu và người Hẹ sống ở Triều Châu thành lập. Không rõ lập năm nào, nhưng năm 1818 trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức có nhắc đến hội quán Triều Châu: "Đường lớn đầu phía Bắc có miếu Quan Thánh và ba hội quán Phước Châu, Quảng Đông, Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu... Hễ gặp tiết đẹp đêm trăng, các ngày tam nguyên, sóc vọng thì treo đèn, đặt bàn, đua tranh kỳ xảo...".
Như tất cả các ngôi chùa Tàu khác, tuy được gọi là chùa Ông, chùa Bà, nhưng bên trong thờ rất nhiều vị thần của người Hoa như Phúc Đức Chính Thần (Thổ Thần), Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài), Mã Đầu Tướng Quân tay cầm cương ngựa Xích Thố. Nơi Mã Đầu Tướng Quân và con ngựa Xích Thố này tôi hay thấy mấy chị phụ nữ sau khi cầu khẩn, lắc lắc cái chuông đeo nơi cổ Xích Thố, có khi còn chui qua bụng con ngựa. Chùa Ông nhưng cũng có thờ Bà Thiên Hậu, theo hầu là hai tiên nữ, và hai vị thần là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ...
Là Chùa Ông, nên Quan Đế là vị thần được thờ chính, có câu hoành phi chữ Hán trong chính điện nêu lên công đức của ngài: Nghĩa khí trung tâm nguy nguy đế đức tham thiên địa/ An Lưi tá Hán hách hách thần uy quán cổ kim. (Nghĩa khí lòng trung đức ngài cao sánh trời đất/ Giúp Lưu (Lưu Bị) phò Hán uy thần lừng lẫy khắp xưa nay).
Hàng năm lễ cúng Quan Đế được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, là ngày cúng lớn nhất của hội quán. Ngoài lễ phát lộc bánh trái cho trẻ em, người lớn được vay vốn để làm ăn, còn có hát Tiều, hát Hồ Quảng...
- Ngôi chùa Bà lớn nhất (Miếu Thiên Hậu - Tuệ Thành hội quán):
Tuệ Thành hội quán. Ảnh Internet.
Chánh điện. Ảnh Internet.
Chùa Bà còn gọi là miếu thờ Thiên Hậu, tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của cộng đồng người Hoa bang Quảng Đông, gốc ở thành phố Quảng Châu - Trung quốc. Do tên Tuệ Thành còn là biệt hiệu của thành phố Quảng Châu, nên cộng đồng người Hoa khi đến Việt Nam định cư, đã lấy tên gọi này làm tên cho hội quán. Đây là ngôi miếu thờ Bà Thiên hậu lớn nhất trong tổng số 7 miếu thờ Bà tại Saigon. Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (đầu triều đại Mãn Thanh). Do những thương nhân Trung Hoa đi thuyền buôn sang buôn bán. Khi đi biển họ thường van vái Thánh Mẫu phù hộ đi bình an, cho nên những thương nhân khi đến vùng này đã quyên góp tiền bạc xây nên ngôi miếu này, cũng là nơi dừng chân cho họ khi đến Saigon.
Điện thờ chính trong miếu dành cho Bà Thiên Hậu. Bà tên thật là Lâm Mặc Nương, sống ở tỉnh Phúc Kiến vào thế kỷ thứ X. Theo truyền thuyết Bà là người hiếu thảo và có lòng thương người, hay giúp đỡ người khác. Bà rất thông minh, có tài tiên tri, chữa bệnh, trừ tà..., được nhiều người thương yêu. Bà mất năm 987 lúc 28 tuổi, được người dân lập miếu thờ. Trước khi vượt biển những thương nhân thường đến cầu xin Bà đi về bình yên.
Cũng như những ngôi chùa Tàu khác, chùa Bà Thiên Hậu còn có những khám thờ Quan Thánh Đế Quân, Địa Tạng, Thần Tài, Thổ Địa, Long Mẫu Nương Nương, Kim Hoa Nương Nương... Cả đức Phật Thích Ca cùng Phật Bà Quán Thế Âm...
Hàng năm lễ vía Bà được tổ chức long trọng vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, và ngày lễ Thượng Nguyên (rằm tháng giêng), vào những ngày này là ngày hội đèn lồng (sau lễ những chiếc đèn lồng được tổ chức bán đấu giá lấy tiền làm phước thiện. Thường những doanh nhân người Hoa đấu giá mua để lấy may mắn). Dịp này chùa Bà cũng có hát Quảng, múa lân, múa rồng tưng bừng...
- Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của người Hoa ở Saigon:
Toàn cảnh chùa Nam Phổ Đà. Ảnh Internet.
Cổng chùa Nam Phổ Đà.
Một buổi lễ tại chùa Nam Phổ Đà. Ảnh Internet.
Trong khi những Hội quán thờ Bà và thờ Ông với tín ngưỡng dân gian của người Hoa đã có từ rất lâu trước đó, thì chùa Phật giáo nơi người Hoa ở Saigon mãi đến gần giữa thế kỷ XX mới được xây dựng. Chùa Nam Phổ Đà là ngôi chùa Phật giáo của người Hoa được xây dựng đầu tiên ở Saigon vào năm 1945. Chùa Nam Phổ Đà được xây dựng bởi hai vị hòa thượng Thống Lương và Thanh Thuyền tại số 117 Hùng Vương, quận 6, đặt nền móng cho Phật giáo Hoa tông sau này. Đây là một ngôi chùa Phật giáo đại thừa Bắc tông, được phát triển bởi hai vị hòa thượng Vinh Tâm và Hư Trung, truyền thừa của hai phái thiền Lâm Tế và Tào Động từ Trung Hoa.
Chánh điện của chùa có tượng Tam Tôn, thờ Di Đà, Quan Âm, Thế Chí. trong chùa còn thờ các vị Bồ tát của Phật giáo như Chuẩn Đề, Văn Thù, Phổ Hiền..., có cả khám thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tại sân thiên tỉnh (giếng trời của ngôi chùa), có tháp cải táng của các hòa thượng người Phúc Kiến trước đây tu tại chùa Nam Phổ Đà.
- Ngôi Đạo quán duy nhất của người Hoa ở Saigon (Đạo giáo - Khánh Vân Nam Viện):
Cổng Khánh Vân Nam Viện. Ảnh Internet.
Khánh Vân Nam Viện. Ảnh Internet.
Ngôi Đạo quán (Đạo giáo) duy nhất của người Hoa ở Saigon là Khánh Vân Nam Viện (trên cổng ghi là chùa), tọa lạc tại số 46/5 Lò Siêu, quận 11, được xây dựng từ năm 1941 trên một khu đất khá rộng khoảng 2.000 mét vuông. Chánh điện là Thái Thanh cung thờ Thái Thượng Lão Quân, phía sau chính điện là phòng thờ Phật Thích Ca. Tiền điện thờ Vương Đại Thiên Quân (vị Hộ pháp của Đạo giáo), bên phải thờ Phúc thần. Trung điện thờ Hoa Đà Giáo Chủ, Phật Bà Quán Thế Âm, Quan Công, Lữ Động Tân, Huỳnh Đại Tiên, có cả bài vị thờ Thổ Địa...
Những ngày lễ chính gồm: lễ cúng Lữ Tổ ngày 14-4 âm lịch, vía Quan công 24-6 âm lịch, vía Ngọc Hoàng 9-1 âm lịch...
- Hội quán Lệ Châu (nhà thờ Tổ nghề thợ bạc) ở Saigon:
Hội quán Lệ Châu. Ảnh Internet.
Bàn thờ Tổ. Ảnh Internet.
Một buổi lễ giỗ Tổ nghề kim hoàn. Ảnh Internet.
Hội quán Lệ Châu, nhà thờ tổ nghề thợ bạc tại Saigon tọa lạc tại số 586 đường Trần Hưng Đạo B, quận 5, trên một khu đất rộng 805 mét vuông. Trong sách Sài Gòn năm xưa cụ Vương Hồng Sển viết: "Đường Nguyễn Trãi đi một đoạn khỏi đường Tổng Đốc Phương gặp chùa Lệ Châu. Đây là 'chùa tổ' thờ tổ sư của nhóm thợ và chủ lò kim hoàn. Sau những người Hoa kiều đồng nghề cũng nhập với đồng nghiệp Việt Nam nên mỗi năm cúng tổ long trọng và oai nghi lắm". Tài liệu lưu trữ tại Hội quán Lệ Châu cho biết đây là ngôi nhà thờ tổ nghề kim hoàn ở Saigon của người Việt, còn ghi trên bia đá, sau đó theo như cụ Vương Hồng Sển những thợ bạc người Hoa đến cùng thờ chung. Lệ Châu là lấy từ câu trong sách thiên tự văn: "Kim trầm Lệ thủy/ Ngân xuất Châu đê" (Vàng chìm sông Lệ/ Bạc xuất đê Châu), như vậy tên Lệ Châu có nghĩa là vàng bạc.
Không có tài liệu nào cho biết ngôi nhà thờ tổ nghề kim hoàn này được xây dựng từ năm nào, chỉ có bốn tấm bia ghi năm trùng tu nhà thờ, sớm nhất là vào tháng 4 năm Quý Tỵ (1893), như vậy hội quán phải được xây dưng trước đó, đến nay cũng đã được trên 100 năm. Theo như truyền tụng thì nhà thờ tổ sư nghề kim hoàn này được dựng để thờ một vị tổ sư họ Trần (không rõ tên) là người từ miền ngoài vào, nguyên là thợ bạc trong cung, học nghề thợ bạc từ hai vị tổ của nghề kim hoàn Việt Nam là hai cha con: "Đệ nhất tổ sư" Cao Đình Độ (1743-1810), và "Đệ nhị tổ sư" Cao Đình Hương (1773-1821).
Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn tại Hội quán Lệ Châu được tổ chức vào ngày 7 tháng 2 âm lịch, là ngày giỗ của "Đệ nhị sư tổ" Cao Đình Hương. Ngày xưa lễ giỗ có rất đông thợ bạc ở khắp Nam Kỳ lục tỉnh về dự trong ba ngày, rất trang trọng. Lễ vật cúng tổ chính gồm một con heo và hai con vịt (không quay), và món ăn chính chiêu đãi trong ngày giỗ chủ yếu là thịt vịt. Bởi quan niệm vịt là loài ở dưới nước luôn được tắm gội sạch sẽ, người xưa có ý khuyên các nghệ nhân kim hoàn phải trong sạch, giữ đạo đức trong nghề nghiệp.
Tại một số nơi khác như Tiền Giang, Bến Tre thợ bạc cúng tổ là ba anh em họ Trần (Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền), vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, như một số làng Định Công, Đồng Sâm, Châu Khê... ở miền Bắc...
Đối với tín ngưỡng của người Hoa ở Saigon, còn một nơi thờ phượng rất phong phú, không phải Hội quán, Đạo quán, hay chùa Phật giáo, mà gọi là Điện. Đó là Điện Ngọc Hoàng ở vùng Đakao, quận 1, có lẽ tôi sẽ viết riêng một entry về nơi này, vào một dịp sắp tới.
Tham khảo:
- Một số cơ sở tín ngưỡng dân gian, nhiều tác giả, Ban Quản lý di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh TP HCM, xuất bản năm 2001.
- Các vị tồ ngành nghề Việt Nam, tập 1, Lê Minh Quốc, NXB Trẻ, xuất bản năm 2010.
- Hỏi đáp về Sài Gòn TP HCM, tập 6, Kiến trúc & Tín ngưỡng, nhiều tác giả, NXB Trẻ xuất bản năm 2007.
Người Hoa ở SG Chợ Lớn chỉ là hoa lá còn gốc rể nó tân bên Bắc Kinh hihihi
Trả lờiXóaHoa... lá cho đời thêm vui chứ Hoa... gốc thì xù xì quá :-)))))
XóaMấy hôm nay bạn bè vắng lặng quá. Những bài viết của anh Hiệp rất công phu có thể tu chính để in thành sách được đó anh Hiệp ạ.
Trả lờiXóaCái gốc rễ ấy đã thay đổi TQ tận gốc, thay chữ nghĩa đến.. xù xì thật đó. Giới trẻ Trung Quốc hiện tại không còn đọc được kho tàng chữ cổ xưa nữa, cho nên Khổng Trang Lão tử khi chuyển đổi sang chữ mới cũng mai một chăng?
Bạn TTM à, Trung Hoa lục địa chỉ đổi mới chữ viết thôi chứ "giấc mộng Trung hoa" (cách nói của Tập Cận Bình" làm bá chủ thế giới không hề thay đổi. Họ đang phục hồi và phát triển Khổng học với nội dung "tề gia trị quốc bình thiên hạ". Câu chuyện biển đông, Trường Sa, Hoàng Sa, đường lưỡi bò 9 đoạn là bình thiên hạ đấy.
Xóa@Chị M., bác Bu,
XóaHihi, sách vở gì chị M., đây chỉ là "Góp nhặt cát đá", khái quát lại chút đỉnh để bạn bè, hay ai có quan tâm về góc văn hoa này dễ nắm được khi có dịp ghé thăm. Rất nhiều khi chung ta đến một nơi nào đó, do không hiểu rõ gốc tích, ý nghĩa, nên cũng chỉ lớt phớt "cỡi ngựa xem hoa, không thấy thích thú.
Aa, còn ông bạn khổng lồ đó thì đáng là... bậc thày của ta trên tất cả mọi vấn đề, Xưa là Khổng, Lão, Trang..., từ tư tưởng cho đến đạo đức, dối, gian, giả... và hàng trăm thứ bà giằn khác nữa... Thày trò có nhiều nét rất giống nhau... Nhưng vì giống nhau cho nên "đi guốc trong bụng nhau", híhí!
Còn mấy hôm nay bạn bè vắng lặng thật, chắc do bận bịu. "Trưởng lão" Bu không thấy viết gì mới, hy vọng không phải do sức khỏa. "Em giai" Toro cũng lặn mất tăm.
Xóa
XóaBu tui trả lời TTM về sự lười viết:
Những chuyện đáng viết thì do hèn không dám viết, viết ba chuyện vu vơ thì không có hứng thú gì. Chi bằng nằm đọc sách và còm bạn bè hihhi
Bi hiểu Bác Bu không hứng với gốc cây Hoa Xù Xì rồi!
XóaNói đến Ông Bạn Láng riềng này, Bi cũng mất hứng. Hồi còn là sinh viên ở châu Âu, Bi cũng bênh vực Ông Bạn này ghê lắm. Khi là lính mới hiểu và biết sự thâm bẩn của Lãnh đạo Hoa Gốc. Còn với mấy ông bạn chuyên gia Lá Cành làm việc với Bi Tuyệt Vời, thật sự là chuyên gia về quân sự, thật sự cảm thông và tốt bụng....Heeeeeeeeee Thế mới hiểu Chính Trị là ....Cave....Bác Bu nhỉ?
Em cũng đã đến Chùa Ông và Chùa bà, chụp nhiều hình như thất lạc đâu mất. Trung Hoa đi đâu cũng mang theo văn hóa đặc sắc của họ, không lẫn vào đâu được, đặc biệt là ý thức cố kết cộng đồng. Cái này ta thua Tàu xa.
Trả lờiXóaTa với Tàu vừa gần vừa xa, vừa yêu vừa ghét, vừa trọng vừa khinh... Phải nói là một quan hệ rất đặc thù phải không ạ.
Hehe, mới nhắc đến em giai của bà chị M. đã thấy xuất hiện.
XóaĐúng rồi đó Toro, về mặt ý thức cộng đồng thì Ta thua Tàu xa, xa quê hương họ lập bang hội để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, Ta có khi nơi đất người biết đồng hương mà ngoảnh đi không muốn nhận :-(((
Anh Bu nói thế làm M lại nhớ đến tấm bản đồ của Cambodia ở trong hoàng cung Sihanouk, cái mảng từ miền trung vào tới Nam, Cambodia vẫn để là Champa và Chân Lạp.. hihix cho nên dân nó vẫn ghét người Việt mình..
Trả lờiXóaAnh Hiệp ơi! rỗi anh đến đây để kiểm tra thực hư ra sao nhé!
Trả lờiXóa"Tổng cộng, có hơn 21 ngàn chữ của hai bộ kinh phật là Giới Kinh Tỳ Kheo và kinh Phạm Võng được dát vàng 24k. Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM sở hữu rất nhiều sự độc đáo..."
http://news.zing.vn/phong-su/van-canh-gioi-dai-dau-tien-cua-phat-giao-duoc-dat-vang-o-sai-thanh/a252701.html#page_mostview
Tên bài báo là : " Vãn cảnh giới đài đầu tiên của Phật giáo được dát vàng ở Sài Thành"
XóaTôi đã vào xem trang này, theo trang thì đây là một ngôi chùa khá mới và chuyện 21 ngàn chữ kinh (chữ Hán) được dát vàng 24k đang được thực hiện, đâu phải cái cổ mà xem là hư hay thực?
XóaNhững hình chụp cho thấy kiến trúc và phong cách những bức tượng ở chùa là theo kiều Đài Loan. Không hiểu sao một số chùa mới xây bây giờ đều rập khuôn theo kiểu như vậy.
Mà cái bài báo đó dùng chữ cũng sai, "Vãng cảnh" chứ không phải "Vãn cảnh".
XóaEm thì đến đường Hà Nội còn đi lạc thì biết làm sao được những địa danh này mà comment, sang đây pha trà cho các anh chị mình đàm đạo vậy!
Trả lờiXóaGiới thiệu cho bạn bè biết, mai mốt TT có vào Saigon muốn ghé chùa Tàu cứ kêu tôi, HDV du lịch nghiệp dư, lấy rẻ kiếm tiền cà phê... chim, hihi!
XóaTT ơi! người Hà nội được ưu tiên hơn người Sài Gòn đó em! Cố mà vào SG để lãng du nhé.
XóaVào chùa người Hoa cũng giống như vào chùa Ấn Độ , cảm giác được thoải mái tha hồ ngắm nghía , không bị ai dòm ngó (:
Trả lờiXóaQuả là vào chùa người Hoa và Ấn Độ thoải mái hơn chùa Việt (nhất là chùa Việt có "số"), hay tại người mình luôn "cảnh giác cao"? Hihi!
XóaĐiện Ngọc Hoàng có rất nhiều tượng thờ rất đẹp đó bác Hiệp ơi
Trả lờiXóađợi bài của bác :)
Điện Ngọc Hoàng (tên gốc), mang nhiều nét của Đạo quán hơn là Hội quán, nơi đây có rất nhiều tượng thờ của người Hoa, rất đặc sắc. Có lẽ tôi sẽ phải trở lại chụp những hình ảnh đặc trưng để viết kỹ hơn về ngôi Điện này.
Xóaem cũng đến đây và rất ấn tượng với những bức tượng rất đặc trưng của người Hoa ở Điện Ngọc Hoàng
Xóamời bác xem qua
http://bosusu.blogspot.com/2012/03/chua-ngoc-hoang-mot-goc-nhin-phan-1_20.html
Tôi sẽ vào xem kỹ, cám ơn bạn :-))
XóaTôi đã vào xem, chỉ xem được phần 2, phần 1 lại thấy một trang khác chiếm mất chỗ. bạn chụp rất nhiều hình, hay lắm.
Xóaui chao, em vẫn xem phần một bình thường mà. nhờ bác kiểm tra lại thêm lần nữa :)
XóaTôi vào trong blogspot của bạn thì xem được phần 1, còn tìm trên Google lại thấy ghi là Multiply nhấp vào ra một trang khác.
XóaTượng Phật Dược Sư theo sách tôi có cho biết, vào khoảng năm 1920 đã được đưa vào vì có một ngôi chùa khi làm đường Catina bị giải tỏa, tượng Phật là của ngôi chùa này. Không rõ có phải là chùa Khải Tường là ngôi chùa cổ ở Saigon không?
Lại còn chàu có số nữa... Ở HN có chùa Phúc Khánh do được mấy VIP No1 đến dâng sao giải hạn nên dân chúng chen nhau đến, rằm tháng Giêng phải ngồi ngoài đường chầu vào... Họ hy vọng vớ được lộ to như mấy lão đó mà. Nghe nói đến mấy bà hộ tự ở đây cũng chảnh. Do thế nên đi qua nhiều em không vào.
Trả lờiXóaLại còn chùa có số nữa...Họ hy vọng vớ được lộc to...
Trả lờiXóaỞ Saigon cũng thế, có những chùa nói theo từ ngữ "giang hồ" là "có số má", được đỡ đầu bởi những chức sắc, hay doanh nghiệp to. Một buổi lễ như Phật Đản, Tết, rằm tháng giêng..., hoa quả họ chưng toàn thứ thượng hảo hạng đáng giá bạc trăm triệu như chơi... Những chùa này khá "chảnh", như không cho chụp hình nơi chánh điện (khổ nỗi không cho chụp hình nhưng không đề bảng cấm, ai không biết giơ máy hình chụp sẽ có ngay người nhắc). Đệ tử ruột của chùa và Sư thì nhìn "chúng sinh" bằng... nửa con mắt, hihi!
XóaHello Everyone, i am from Florida USA. I want to share my testimonies to the general
Trả lờiXóapublic on how this great man called Dr OLOKUN who cure my herpes. I have been a HERPES patient for over 9 Months and i have been in pains until i came across this lady when i traveled to Africa for business trip who happer and she told me that there is this great herbal doctor that help her tocure her herpes and she gave me his email address for me to contact and i did as she instructed. The man Dr OLOKUN told me how much to buy the
herpes herbal medication and how i will get it, which i did. And to my
greatest surprise that i took the Herpes herbal medicine for just two week as he
instructed and behold i went for a herpes test, to my greatest surprise for the
doctor confirmed me to be herpes free and said that i no longer have
herpes in my system and till now i have never felt any pains nor herpes again, so i
said i must testify the goodness of this man to the general public. So if
you are there surfing from this Herpes problems or any deadly disease or
other disease for i will advice you to contact him on his working
email: drolokuntemple@gmail.com OR whatsapp hem on this very numberor +2348132537313