Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Gốm Biên Hòa và gốm Cây Mai - Saigon qua tượng Phật giáo.

Trong buổi triển lãm Di Sản Văn Hóa Mỹ Thuật Phật Giáo tại chùa Xá Lợi - Saigon, tôi cũng đặc biệt chú ý đến những tượng gốm Biên Hòa, và tượng gốm Cây Mai-Saigon nay cả hai dòng tượng tín ngưỡng này đã thất truyền, cùng với dòng gốm Lái Thiêu vẫn còn tồn tại, gốm Biên Hòa và gốm Saigon phát triển và tồn tại trong khoảng hơn nửa đầu thế kỷ XX. Tôi post lên đây một số tượng gốm đã chụp, những bức tượng gốm mang đậm nét dân gian:


                        Phật Thích Ca  nhập Niết bàn.

                                 Tượng Di Lặc.

                                                    Bồ Đề Đạt Ma.


Những hình ảnh bên dưới là tượng gốm Biên Hòa Quán Thế Âm.










 Tượng gốm Phật giáo Saigon (cũng đã thất truyền):

                                  Tượng gốm Di Lặc Saigon và tượng La Hán gốm Lái Thiêu.

                          Tượng Quán Thế Âm (gốm Saigon) và tượng Di Lặc (gốm Lái Thiêu)
                              Tượng Quán Thế Âm và Di Lặc (gốm Saigon).



22 nhận xét :

  1. Thích tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, đẹp quá!

    Trả lờiXóa
  2. Bác Lưu Quốc Bình, con cụ Lưu Công nhân có bộ sưu tập Gốm Đồng Nai rất đẹp.
    Nhà em cũng có một bình gốm ĐN, cảm ơn bác vì các thông tin. Cuộc đời, tôi rất yêu gốm ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng rất thích gốm, tôi lại có khá nhiều gốm đất nung Bàu Trúc của người Chăm Ninh Thuận.

      Xóa
  3. Gốm Cây Mai quả là giờ mới nghe nói :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dòng gốm Saigon tiêu biểu ở khu vực gò Cây Mai quận 6 bây giờ, nghề gốm không còn nhưng vẫn còn những địa danh của nghề gốm, đường, rạch Lò Gốm, đường Xóm Đất (quận 11), nơi bán đất sét làm gốm.

      Xóa
  4. Tranh tượng về Quán Thế Âm trong Phật giáo được thể hiện thành 33 dạng khác nhau, ngài cưỡi sư tử, đứng trên hoa sen ....nhưng đứng trên cá (gốm Sài gòn) thì hơi lạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có vẻ dân gian quá phải không bác Bu? hẳn nhiên Quán Thế Âm đứng trên cá hẳn là nói về một tích nào đó.

      Xóa
    2. Mình chỉ biết tượng Quán Thế Âm với tay cầm giỏ cá, còn cưởi cá thì chưa từng...

      Xóa
    3. Cá có liên quan đến sông nước, biển, hay tượng này là của người Hoa, kiểu tượng "Phật bà Nam Hải" (Bà Thiên Hậu), chuyên phù hộ cho người đi biển?

      Xóa
  5. Những bức tượng Phật bằng gốm trông hay quá . Có lần Marg vào trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đồng Nai ở Biên Hòa , thấy vẫn có bộ môn nặn gốm mỹ thuật . Có lẽ bây giờ thị trường gốm đi vào khuynh hướng sản xuất các món hàng trang trí nội thất hơn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đồng Nai ở Biên Hòa tiền thân là trường Mỹ nghệ Biên Hòa thành lập năm 1903, đây là ngôi trường đã phát triển dòng gốm Mỹ thuật Biên Hòa cho tới năm 1960. Hiện nay gốm Biên Hòa vẫn còn nhưng chuyên sang sản xuất bình hoa, đôn, đồ mỹ nghệ, nội thất... Không hiểu sao dòng gốm tượng tín ngưỡng độc đáo này lại "tuyệt tích giang hồ" thật uổng. Những tượng gốm bát tiên, rồng... chúng ta thấy trên những nóc những ngôi chùa xưa như chùa Giác Lâm, Giác Viên..., hay cả trên mái những ngôi chùa Tàu Chợ Lớn, đều là của gốm Cây Mai và gốm Biên Hòa.

      Xóa
  6. hồn xưa qua những bức tượng. nhìn đẹp hơn hẳn những bức tượng ngày nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những tượng gốm xưa dân dã và có hồn hơn, tuy thoáng trông có vẻ không tinh xảo bằng gốm bây giờ, có lẽ gốm ngày xưa phải nặn từng sản phẩm, trong khi gốm bây giờ đúc theo khuôn.

      Xóa
  7. Tượng gốm giản dị, mộc mạc, gần gũi dễ đi vào lòng người. Các loại tượng đồng quý phái quá và chỉ có tầng lớp giàu có mới sưu tầm được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy bác Nano, tượng đồng tín ngưỡng chắc dành cho tầng lớp "cao cấp" hơn là tượng gốm.

      Xóa
  8. Gốm Biên Hòa đẹp quá. Lâu nay em cứ nghĩ những tượng gốm màu sắc này đều mang từ Tàu qua... Không biết gốm Biên Hòa ngày nay còn sống không bác?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gốm Biên Hòa cũng bắt nguồn từ gốm Saigon, nhưng có lẽ nhờ trước đây được phát triển bởi trường Mỹ Nghệ Biên Hòa (sau là trường Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai), nên gốm Biên Hòa trông mỹ thuật hơn (so sánh thấy gốm Saigon nghiêng về cái bóng bề ngoài, có lẽ do phục vụ cho đại chúng).

      Gốm Biên Hòa vẫn còn, nhưng đáng tiếc là dòng sản phẩm tín ngưỡng đã đứt đoạn, có lẽ do bây giờ có nhiều tượng tôn giáo của Tàu trông bóng bẩy bắt mắt tràn ngập thị trường. Chỉ còn làm sản phẩm mỹ nghệ, nội thất... Còn dòng gốm Cây Mai Saigon thì tuyệt tích luôn.

      Xóa
  9. Hôm bữa M ghé chùa Xá lợi cũng chụp hình bộ gốm này.

    Ngày xưa lúc M còn ở Biên Hòa, có lần trường Mỹ Thuật gom gốm ra bán son, nhìn mà đứt ruột, nhưng chẳng biết sao mà tha về được. Nhà M hiện còn đôi bình gốm Biên Hòa có hình hạc rất đẹp, mua từ năm 1985, kể ra cũng gần 30 năm rồi đôi bình gốm ấy vẫn nằm ở trên tủ thờ. Để hôm nào M chụp hình khoe chơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, vậy là chị M. cũng có được đôi bình cổ Biên Hòa rồi.

      Xóa
  10. Ảnh thứ 6: Phật Bà Quan Âm cầm Bình nước cam lồ và cành dương liễu chứ sao lại thay bằng cành hoa sen bác nhỉ?

    Em chỉ biết gốm Bát Tràng, giờ mới biết thêm gốm Biên Hòa và Cây Mai. Cảm ơn bác Hiệp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gốm Biên Hòa, gốm Saigon xưa không chỉ làm tượng dành cho Phật giáo, mà còn làm tượng cho tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Đạo giáo của người Hoa cho nên có thể có những bức tượng nằm ngoài ý nghĩa của Phật giáo.

      Việt Nam mình làm gốm cũng đẹp lắm chứ phải không TT?

      Xóa

:) :( :)) :(( =))