Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Bông sứ.







Cuối tuần thay đổi không khí trang hoàng nhà của bằng mấy chùm bông sứ trắng :-)))


22 nhận xét :

  1. "Bông sứ nhà nàng'... chỉ mấy chứ bông sứ thôi đã thấy cả bầu không khí phương Nam anh H ạ. NGoài Bắc gọi đây là hoa đại, thường chỉ trồng ở nơi thờ tự. Bông Sứ - trông như sứ chăng? Hoa Đại - hoa to chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Hoa sứ nhà nàng"?, hìhì! Hôm tôi đi thăm mộ người thân chụp ở nghĩa trang đấy. Chưa từng nghĩ tại sao gọi là hoa sứ, giờ nghe Toro nói thấy có lý. Trông màu trắng của cánh hoa cứ như sứ ấy.

      Xóa
    2. Ở Miên thì gọi hoa này là hoa Cham-pei.

      Xóa
  2. đẹp rạng ngời mà ko chói lóa...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Chăm, người Lào gọi là hoa Chămpa, và là quốc hoa của Lào. Hoa có nét duyên dáng.

      Xóa
    2. Trước đây khi M ra thấy vườn hoa Sứ ở Miên, M tưởng đó là hoa ChamPa nhưng họ nói không phải và M đã hỏi kỹ rồi anh Hiệp ơi! ở Miên họ gọi hoa Ngọc lan là hoa Chăm-pa, còn hoa Sứ là hoa Chăm-pei chứ không phải là hoa Cham-pa đâu anh Hiệp ạ.

      Xóa
    3. Hihi, tôi có người bạn Chăm ở Ninh Thuận, họ gọi hoa sứ (hoa đại) này là hoa Champa, và trong sách vở có nói người Lào (Ai Lao, xưa nữa là Lão Qua) cũng gọi là hoa Champa, và là quốc hoa của họ. Những cô gái Lào trong hình chụp hay cài hoa Champa ở một bên tai, trông rất duyên dáng.

      Chị M. đang nói tới người Miên là người Căm Bốt mà. :-)))

      Xóa
  3. Hoa đại, ngoài bắc hay trồng ở chùa, cây lớn chậm. Hoa phơi khô làm thuốc. Hồi trẻ con chúng tôi thường ra chùa nhặt hoa rụng, mùi thơm nhẹ.
    Bác chụp đẹp.
    Chào bác!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người miền Nam còn một cái tên nữa rất dân dã, bình dân, là "bông sứ cùi". Hồi nhỏ tôi nghe có người lớn giải thích cái từ kbộ nghĩnh này, là 5 cánh hoa trông giống như một bàn tay... của người cùi (miền Bắc gọi là hủi), hình tượng thật.
      Chào bác, chúc vui ngày nghỉ.

      Xóa
    2. "ra chùa nhặt hoa rụng"

      Bạn VanPham gợi nhớ "Hoa với rượu" của Nguyễn Bính

      Người ta bắt chước chị người ta
      Ra vườn nhặt những hoa cam rụng
      Về bỏ đầy nồi cất nước hoa
      nước hoa tuy chẳng thơm là mấy
      Hai đưa bôi đầy cả tóc nhau
      Hý hửng bảo nhau thơm đấy chứ
      Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu.

      Xóa
    3. Hương hoa cam, hoa chanh, hương bồ kết, chà chà... :-))

      Xóa
  4. Hoa Đại là Hoa Sứ Cùi . còn Sứ trắng lại khác nữa . Anh chụp được màu trắng thật tinh khiết .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này đích thị là bông (hoa) sứ cùi, hìhì! còn loại sứ trắng hoa nhỏ mà cánh không cong, cây sứ sau này nhiều giống nhập mà người ta gọi là sứ Thái Lan nữa.

      Xóa
  5. Cây đại có ma cây đa có thần... em thấy người ta hay truyền nhau như thế và cây đại ở ngoài Bắc hay được trồng trong nhà Chùa. Thường những bông hoa có mầu trắng thanh khiết như hoa Sứ, hoa Lan, Hoa Quỳnh, hoa Bưởi, hoa Chanh, hoa Nhài... mỗi hoa một mùi hương khác nhau và mùi hương nào cũng thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, dễ chịu lắm bác Hiệp nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi đó TT, cây sứ hay được trồng ở chùa, có nhiều cây sứ cổ thụ gốc sần sùi. Ở entry trước hình chụp sư cô ngồi đọc sách kế bên mấy gốc sứ to như thế. Người mình có lệ tin rằng cái gì lâu năm quá thì thành tinh. Những loại hoa màu trắng thường lại hay có mùi thơm.

      Xóa
    2. Cảm ơn Thu Thủy kể về những mầu Hoa trắng Thanh khiết. Hương Hoa nào cũng thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng và dễ chịu, bình yên.

      Xóa
  6. Bông hoa sứ này mà gắn lên mái tóc dài đen nhánh của các cô gái chụp hình đẹp lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công nhận mấy cô gái có mái tóc đen cài hoa sứ trông trông rất duyên. :-))

      Xóa
  7. Cây gạo có ma, cây đa có thần... Theo tôi là thế Thuthuy ạ.

    Trả lờiXóa
  8. Trong Nam thì gọi là Bông, ngoài Bắc thì gọi là Hoa...

    Anh Hiệp ơi! M đã gửi hoa đi hỏi các bạn Campuchia về hoa Cham Pei hay Cham Pa thì các bạn vẫn trả lời là hoa Cham-pei đó anh Hiệp ạ.
    http://www.facebook.com/vanny.sam.71/posts/596486800369238?notif_t=close_friend_activity

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))