Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Tuổi thơ.


Chuồn chuồn kim.

Chuồn chuồn ngô.

Bướm.

Hai con ếch.


Xã hội hồi này rối ren, thôi thì trở về tuổi thơ với bờ ao, chuồn chuồn, bướm, ếch... cho nhẹ cái đầu.





19 nhận xét :

  1. Thích hai con ếch trèo lên hòn đá, haha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hehe! đích thị một chàng và một nàng :-)

      Xóa
    2. Tôi đoán như thế, chứ không thì mất công leo trèo làm gì?

      Xóa
  2. nhẹ thiệt đó, bác Phạm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời với thế, ngán đến tận cổ rồi cụ Nô!

      Xóa
  3. Tuổi thơ thật đáng yêu, yên lành.
    Chúc bác khỏe vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu quá mới thấy bác VanPham, bác vẫn khỏe chứ? Chúc bác nhiều sức khỏe.

      Xóa
  4. Những hìbh ảnh của bác làm con nhớ về tủoi thơ, nhớ về cánh đồng làng quê nơi con đã gắn bó gần 20 năm.
    Không gian làng quê nó là một khái niệm văn hoá khó có thể nào quên. :))).
    Bác đã đưa con về những ký ức trong vắt của tuổi thơ. :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không gian làng quê bây giờ đã bị thu hẹp, lòng người cũng khác, chuồn chuồn, dế mèn chắc cũng ít đi... đấy là cái tất yếu của cuộc sống.
      Thì đành hoài niệm như HT vậy :-)

      Xóa
  5. Lâu nay lão bận ra vào Nam - Bắc vì Mẹ bị bệnh nên ít vào blog. Có vào cũng xoáng qua vì thời gian không được như trước. Rất vui vì bác vẫn giữ phong độ blog.
    - Hôm rùi lão có đọc cuốn tự truyện của nữ ca sĩ Ái Vân vì có thời trẻ đã từng nghe danh người này ở miền Bắc. Trong cuốn tự truyện của mình Ái Vân có dùng cụm từ " Tone sur tone" ( trang 312 ). Thuật ngữ này làm lão áy náy và xin được hỏi ngoài chủ đề entry về từ này ở đây viết sao cho đúng Pháp ngữ. ( Thực ra viết ton sur ton hay tone sur tone đều có thể hiểu được mà chẳng chết thằng tây nào với người Việt chúng ta.).
    * Hồi lão viết bài TONE SUR TONE , thuật ngữ này bác có ý kiến là sửa lại cho đúng thành TON SUR TON .
    Lâu sau , một người bạn hiện đang ở Hà nội , alo bảo rằng nên sửa lại thành TONE thay vì TON mới đúng. Lão bắt đầu có ý nghĩ sự rắc rối dùng thuật ngữ này không biết thế nào cho đúng và ậm ừ bỏ qua. Vì chính mình chỉ nghe hiểu một các loáng thoáng , bình dân chứ có được học Pháp Văn hồi nào đâu.
    Đọc cuốn tự truyện có thuật ngữ này mà Ái Vân dùng khi nói về nhac sĩ Hoàng Thi Thơ thì lão lại thấy chủ quan nghiêng về cách viết TONE hơn là TON bác Hiệp ạ.Dù sao nữ ca sĩ này cũng từng sống và hợp tác với Paris by Night ở Pháp , hát các ca khúc tiếng pháp...
    Cái này là trao đổi ý với bác vì chúng ta đều là những người mê...chữ chứ tuyệt nhiên không có lý do gì khác. ( Không làm được gì nữa thì chúi mũi đam mê chữ và nghĩa cho nó lành ấy mà)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước hết xin hỏi thăm về bệnh tình của bà cụ mẹ Lão. Hôm Lão Tân ghé thăm khi tôi tá túc ở nhà ông cụ tôi mấy tháng trước có gặp chắc còn nhớ cụ, cụ đã mất được gần 2 tháng nay, thọ 91 tuổi. Lâu nay vắng Lão trên blog kể cũng buồn.

      Trở lại chuyện TON SUR TON hay TONE SUR TONE này cũng khá thú vị. Tôi cũng may mắn là thời đi học thì được học tiếng Pháp là ngoại ngữ chính (lên tới lớp đệ tam (cấp 3) thì ngoại ngữ phụ học thêm tiếng Anh), tuy nay đã quên nhiều nhưng vẫn còn rành mấy chữ này. Nhưng bản tính vốn hay thích căn cứ khi nói về một vấn đề gì, nên khi bàn về chuyện này tôi có tham khảo 2 quyển từ điển Pháp - Việt, là Pháp - Việt Tân Tự điển của Thanh Nghị (NXB Thời Thế Saigon 1961) và Từ điển Pháp - Việt của Đào Duy Anh (NXB Ngoại Văn 1991), và 2 quyển từ điển mạng là Pháp - Việt Vietgle tra từ và Pháp - Việt Soha tra từ, nhận thấy như sau (tôi ghi những nét chính):

      TON: tính từ chủ hữu (adjectif possessif), có nghĩa là "của" (anh, chị, em, mày). Ton livre: quyển sách của anh.

      TON: danh từ giống đực (nom masculin), có nghĩa là:
      1. Giọng (trầm, bổng...).
      2. Âm, cung, điệu (Ton majeur: trường âm).
      3. Sắc (màu, hội họa), như ton nâu đậm, ton nâu nhạt...
      4, Phong cách, như bon ton: cử chỉ lịch sự.

      SUR trong tiếng Pháp có nghĩa là "trên", ta thường thấy nơi số nhà, người miền Nam nói "nhà số 32/50" là "32 xuệc 50" (hoặc 32 xẹc 50).

      Thuật ngữ TON SUR TON (đọc là TÔNG XUỆC TÔNG) trong tiếng Pháp ta thấy hay được dùng trong cách ăn mặc, thời trang, theo Từ điển Pháp - Việt của Thanh Nghị có nghĩa là "màu sắc hòa nhau, hợp sắc".

      Còn nếu TONE SUR TONE thì phải đọc "TÔN (Ơ) (TÔN chứ không phải TÔNG)

      Nhưng có một điều rất quan trọng, là trong tiếng Pháp KHÔNG có từ TONE, Lão Tân có thể kiểm tra trên máy tính, vào 2 quyển từ điển mạng tôi nêu bên trên để tra từ TON, TONE, và vào Google gõ TON SUR TON hay TONE SUR TONE? máy sẽ cho ra nhiều trang nói về thuật ngữ này.

      Tôi không hiểu bạn ở Hà Nội của Lão Tân hoặc tự truyện của nữ ca sĩ Ái Vân căn cứ vào đâu để nói hoặc viết là TONE SUR TONE?

      Xóa
    2. Tôi sực nhớ ra tiềng Anh, thử tra, thì ra nơi tiếng Anh có từ TONE có nghĩa tương đương như TON của tiếng Pháp. Nhưng với cụm từ quen thuộc ta hay dùng là TON SUR TON thì đây là tiếng Pháp chứ không phải tiếng Anh.

      Xóa
  6. Vào lại trang bác , lão thật bất ngờ khi nhận tin ông cụ thân sinh đã về với Chúa cách nay 2 tháng. 91 tuổi cũng là thượng thọ rùi. " Chính khi chết đi là khi ta vui sống trên đời " .
    Qua tra cứu của bác mới vỡ ra cái từ này. Thì ra với người Việt, khi ta viết TON hay TONE có thể đều đúng cả . Chỉ hơi gồ ghề một chút là thuật ngữ này xuất xứ , bắt nguồn từ Pháp ngữ mà lại hiểu theo...Anh ngữ. Coi như xuề xòa là ta hiểu nó hài hòa về màu sắc là được. Dịch nghĩa của từ này đúng là " Màu trên màu" nhưng hiểu thì rõ ràng không cứng như thế mà mềm đi để hiểu sur ở đây là chỉ về sắc độ hài hòa của màu( tông)là ok bác ạ.
    Thời gian tới có dịp đi lên...làng bác , lão sẽ ghé thăm để có một lần cafe 8888 cho vui với bác. chúc bác khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Lão đã an ủi, mất người thân như cha, mẹ là một mất mát lớn, nhưng đời người là thế, có sinh, có tử, cũng nghĩ người hiền hòa như ông cụ tôi mất đi sẽ về với Chúa...

      Viết TON (tiếng Pháp), hoặc TONE (tiếng Anh) đều đúng về nghĩa hết Lão Tân, nhưng theo tôi khi viết TON SUR TON trong văn chương (thuật ngữ tiếng Pháp), thì ta phải viết TON chứ không thể viết TONE, bởi TONE là tiếng Anh mà SUR lại là tiếng Pháp, viết TONE SUR TONE có vẻ "đầu gà đít vịt" quá.

      Nếu dịch sát nghĩa TON SUR TON sẽ là "Sắc (màu) trên sắc (màu)", từ điển dịch thoát ý là "màu sắc hòa nhau, hợp sắc".

      Hôm nào lão ghé về Saigon cứ điện thoại. Chúc Lão có nhều niềm vui.

      Xóa
  7. NT cũng thường ghé trang bác Hiệp khi có bài mới, nhưng qua trao đổi của bác với lão Tan mới biết chuyện buồn của gia đình bác. Cho NT chia sẻ với bác nỗi đau này. Cầu mong linh hồn cụ sớm siêu thoát về miền cực lạc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn NT, tuổi cụ đã cao, ra đi cũng nhẹ nhàng nên con cháu bớt nặng nề.

      Hồi này NT chắc bận rộn nên ít thấy trên blog?

      Xóa
  8. Tuổi thơ thật ngọt ngào với những côn trùng thật dễ thương !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng như NangTuyet thích hoa cỏ, chim chóc vậy :-)

      Xóa

:) :( :)) :(( =))