Động Sơn Đoòng. Ảnh Internet.
Mấy hôm nay đọc trên mạng thấy nói về chuyện làm cáp treo đến động Sơn Đoòng ở Quảng Bình, đây là một hang động tuyệt đẹp, mới được tìm thấy vài năm nay. Anh bạn trẻ Bố susu cũng bỏ công sưu tầm những hình ảnh tuyệt vời của động Sơn Đoòng giới thiệu bên nhà mình, tôi qua xem thấy quả xứng đáng là "Đệ nhất thiên hạ động". Chuyện cáp treo có vẻ "vĩ mô" và gay cấn, người nói nên làm người nói không nên, bên nào cũng đưa ra những lý lẽ chắc như cua gạch, chẳng hiểu thế nào? Nhưng đọc tới đọc lui thì cái mà tôi muốn tìm hiểu trước nhất, là vị trí của hang, đặc điểm hang, ai tìm ra hang động này, và vì hay chú ý đến chữ nghĩa nên tôi đặc biệt muốn biết ai đã đặt tên cho nó là Sơn Đoòng,và tên Sơn Đoòng có ý nghĩa là gì?
Tra Google trang Wikipedia thì thấy giới thiệu đại khái (những ý chính) như sau:
Hang Sơn Đoòng (trang này gọi là hang) tọa lạc tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới (cái này thì dân Việt mình sướng mê tơi, lớn nhất thế giới cơ mà), hang nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, là một phần của hang động ngầm nối với 150 hang động khác ở khu vực gần với biên giới Lào-Việt. Báo New York Times xếp hạng Sơn Đoòng vào vị trí thứ 8 trong 52 địa danh trong danh sách những nơi nên đến năm 2014.
Hang có chiều rộng 150 mét, cao hơn 200 mét, dài ít nhất 5 km, được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước. Hang được khám phá bởi một người địa phương tên là Hồ Khanh vào năm 1991, khi ông tình cờ lánh vào để tránh một mưa rừng. Bẵng đi đến năm 2006, tức là đến tận 15 năm sau khi đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh (British Caving Association) thuộc Vương Quốc Liên Hiệp Anh, đến khu vực này thăm dò thì ông Hồ Khanh mới báo cho họ. Phải khó khăn lắm ông Hồ Khanh mới hướng dẫn đoàn thám hiểm tìm được cửa hang. Họ dành cho ông Hồ Khanh vinh dự đặt tên cho hang.
Ngày 22-4-2009, phái đoàn Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh do Howard Limbirt dẫn đầu, đã công bố việc phát hiện hang và cho rằng quy mô của hang Sơn Đoòng là lớn nhất thế giới.
Như vậy theo trang Wikipedia thì hang Sơn Đoòng được phát hiện chính thức vào năm 2006, và tên là do ông Hồ Khanh một người dân địa phương đặt, nhưng không thấy nói đến ý nghĩa của tên Sơn Đoòng.
Tôi đọc được trong một trang mạng khác (LAO ĐỘNG Online ngày 05/04/2011), một thông tin khác như sau: (Tôi mạn phép copy nguyên trang báo, vì không thể tóm tắt ý):
Ít người biết, suýt chút nữa hang Sơn Đoòng ở xứ Đoòng, thuộc vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình - được cho là hang động lớn nhất thế giới thời điểm đó, tìm thấy vào tháng 4.2009 - được đặt tên là hang Hồ Khanh (tên một người dân địa phương).
Hồ
Khanh là người đầu tiên phát hiện ra hang này từ năm 1991 và xung quanh
người đàn ông này, còn nhiều chuyện rất thú vị chưa được kể...
Được tìm thấy từ... 20 năm trước
Gặp
Hồ Khanh tại nhà của ông ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình,
thật khó mà tìm được mối liên hệ nào giữa người đàn ông 43 tuổi có gương
mặt hiền hiền này với “chiến tích” là người đầu tiên tìm ra hang Sơn
Đoòng. Cho đến khi chuyện loanh quanh một lúc, ông mới cười hơi ngượng
thú nhận “những năm 1990, tui là một... lâm tặc nói theo ngôn ngữ hiện
nay”. Ông nói: “Thật ra, gọi là lâm tặc thì hơi quá, vì thời gian đó,
Phong Nha - Kẻ Bàng chưa được coi là vườn quốc gia, chưa có ai quản lý,
người dân không những cả xã mà cả huyện ni đều sống dựa vô đó với đủ thứ
nghề, mà phổ biến nhất là đi tìm trầm”.
Và
trong một chuyến tìm trầm vào năm 1991, ông Hồ Khanh tình cờ phát hiện
thấy một cái hang, mà mới đây được đặt tên là Sơn Đoòng, được cả thế
giới biết đến. “Lúc đó cũng không ấn tượng chi lắm do Sơn Đoòng cũng
bình thường như bao nhiêu hang khác mà tui nhìn thấy trên đường đi. Chỉ
có một sự khác biệt khiến tui nhớ mãi là khi bước tới cửa hang thì cảm
thấy rõ luôn có một luồng gió mát lạnh trong hang thổi tốc ra, tiếng gió
rít qua vách đá nghe lạnh người...” - ông nhớ lại.
Mấy
năm sau, Hồ Khanh bỏ nghề trầm, trở về làm ruộng và làm thuê mướn quanh
vùng nên ký ức về cái hang “gió rít lạnh người” cũng lùi dần, nhường
chỗ cho những toan lo cơm áo gạo tiền trong cuộc sống hằng ngày. Mãi đến
năm 2006, khi vợ chồng Howard Limbert (nhóm thám hiểm hang động Hoàng
gia Anh) sau nhiều chuyến tìm kiếm hang động ở khu vực Phong Nha - Kẻ
Bàng nhưng không được kết quả gì, đã tìm đến ông Hồ Khanh từ lời mách
của người dân địa phương
“Sau
khi nghe tui kể sơ lược về đặc điểm của hang, đặc biệt là chuyện gió
thổi thốc ở trong ra, mắt ông Limbert sáng lên. Lúc đó, ông khẳng định
chắc như đinh đóng cột rằng đây là một cái rất lớn và ngay lập tức
thuyết phục tui dẫn đi tìm”. Và Hồ Khanh đã nhận lời. Tuy nhiên, suốt 2
năm ròng rã với những chuyến đi liên tục từ 8 - 10 ngày, Hồ Khanh và
nhóm thám hiểm đã tìm thấy được rất nhiều hang động đẹp, nhưng không tài
nào tìm thấy được cái hang có một luồng gió mát lạnh thổi tốc ra như
trong ký ức của mình.
Cuối
năm 2007, vợ chồng Howard Limbert về nước và giao cho Hồ Khanh một
nhiệm vụ là... ở nhà phải tiếp tục tìm kiếm cái hang ấy(!). Nhưng phải
đầu năm 2008, Hồ Khanh mới thu xếp được thời gian và đã tự bỏ tiền nhà
sắm sửa lương thực, nước uống để lên đường. Để rồi sau hơn 2 ngày vượt
núi lần mò, đến ngày thứ ba, miệng hang đã hiện ra trước mắt Hồ Khanh
sau 17 năm “lẩn trốn” và bên trong là một thế giới của những điều kỳ
diệu mà cho đến bây giờ, ông vẫn chưa thôi bàng hoàng... Sau đó, Hồ
Khanh dẫn đoàn thám hiểm của Howard Limbert đến và hang này được đặt tên
là Sơn Đoòng, cũng như được khẳng định là lớn nhất thế giới thời điểm
đó, với chiều dài được khảo sát 6,5km, chiều cao 200m, rộng 150m...
“Chút
nữa nó được đặt tên là Hồ Khanh rồi đó” - đang chuyện, bỗng nhiên Hồ
Khanh cười tủm tỉm. “Là sau khi tìm lại được hang này, theo thông lệ
quốc tế, đoàn thám hiểm đã đề nghị tui đặt tên cho nó và tui đã đặt
là Hồ Khanh. Tên nớ cũng đã được đoàn ghi nhận, nhưng sau đoàn lại xin
phép tui đặt lại tên hang là Sơn Đoòng. Chắc họ căn cứ vào địa danh:
Hang Sơn Đoòng nằm ở vùng Hạ Đoòng, thuộc xứ Đoòng. Gần khu vực này, có
một bản người dân tộc tên là bản Đoòng, còn Sơn có nghĩa là núi”.
Điều thú vị nữa là ngoài hang Sơn Đoòng, ông Khanh còn phát hiện ra hàng
chục hang khác thuộc vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và đều được đoàn
thám hiểm dành cho ông quyền đặt tên cho chúng. Và ông đã đặt tên cho
hầu hết các hang theo tên của vợ (hang Nghĩa), con (hang Thái Hoà), bạn
bè (hang Hùng) và cả... tên quán càphê của vợ chồng ông (Hồ Trên Núi)
Như các bạn đã thấy trang của báo Lao Động Online bên trên viết có khác và chi tiết hơn trang Wikipedia, chẳng hạn đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh đi tìm lần đầu vào năm 2006 đã thất bại, và họ đã tìm đến ông Hồ Khanh. Suốt thời gian hai năm sau đó (cho đến cuối năm 2007) ông Hồ Khanh đã cùng đoàn thám hiểm đi tìm được nhiều hang động khác, nhưng cũng không thể tìm ra hang Sơn Đoòng. Đoàn thám hiểm về nước trao lại cho ông Hồ Khanh nhiệm vụ tưởng như "bất khả thi", và đến đầu năm 2008 thì một mình ông Hồ Khanh đã tìm lại được hang Sơn Đoòng. Sau đó thì ông đã dẫn đoàn thám hiểm của Howard Limbert đến hang, và hang được đặt tên là Sơn Đoòng. Tuy nhiên tên Sơn Đoòng không phải do ông Hồ Khanh đặt, thoạt đầu khi được giao đặt tên, ông đã lấy tên... Hồ Khanh của mình đặt cho hang, nhưng theo bài báo thì đoàn thám hiểm xin phép ông đặt lại tên cho hang là Sơn Đoòng, bởi hang Sơn Đoòng nằm ở vùng Hạ Đoòng, thuộc xứ Đoòng. Gần khu vực này có một bản người dân tộc tên là bản Đoòng.
Như vậy tên Sơn Đoòng theo bài báo là do đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh đặt với sự đồng ý của ông Hồ Khanh sau khi ông dẫn đoàn tìm lại được hang. Bài báo cũng cho biết theo ông Hồ Khanh, chữ Sơn có nghĩa là "núi" (tiếng Hán-Việt), nhưng chữ Đoòng lại không giải nghĩa là gì?
Tôi có mấy quyển từ điển như Mường-Việt, Việt-H'Mông, Việt-Tày-Nùng, nhưng khi tra cũng không tìm thấy ý nghĩa của chữ Đoòng. Lại tìm trên mạng, quả thật chữ nghĩa như bóng chim tăm cá. May thay trên một bài của báo Tiền Phong Online ngày 30-6-2014 khi viết về hang Sơn Đoòng có giải thích: Tên gọi Sơn Đoòng nghĩa là "cái hang có núi và sông". Sơn là từ Hán-Việt có nghĩa là "núi", như vậy từ Đoòng (tên gọi của người dân tộc thiểu số vùng có hang động) có nghĩa là "sông". Điều này có lẽ đúng và hợp lý. Như chúng ta đã biết, về địa danh ở Việt Nam, nhất là nơi những vùng của người dân tộc thiều số sinh sống, thì từ ngữ để chỉ hồ, nước, sông, suối, được thấy rất nhiều, như Đa, Đà, Đạ nơi dân tộc Kơ Ho, Dak, Dăk, Đăk, Đắc nơi dân tộc Bana, Mơ Nông, Xơ Tiêng, Êa nơi dân tộc Ê Đê, Gia Lai... Krông để chỉ sông...
Về tên gọi của những địa danh chúng ta thấy thường có bốn dạng:
- Bằng tiếng thuần Việt, như Kẻ Chợ, Kẻ Sặt...
- Bằng tiếng Hán-Việt, như Hà Nội, Thăng Long, Hòa Bình...
- Bằng tiếng của dân tộc thiểu số, như Đà Lạt, Pleiku, Kontum...
- Có nguồn gốc từ tiếng ngoại quốc, như La Kai (quận 5-Saigon), Cầu Băng Ky (quận Bình Thạnh)...
Như vậy địa danh động Sơn Đoòng có tên gọi khá đặc biệt, mang hai thành tố: Sơn là từ Hán-Việt có nghĩa là núi, và Đoòng là tiếng của người thiểu số địa phương có nghĩa là sông.
vậy là cái tên của hang đã nói hết tất cả những gì cái hang này có bên trong nó, trong hang vừa có núi vừa có sông
Trả lờiXóaHiệp hội Hang động Hoàng Giá Anh đặt là Sơn Đoòng rất hay và có ý nghĩa phải không Bố susu.
XóaVậy bác ơi. Bác tìm hiểu giùm con địa danh Dị Nậu, Canh Nậu, và Hương Ngải nghĩa là gì vậy bác. Con cám ơn bác nhiều.
Trả lờiXóaĐây là những tên Nôm của các xã ở Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội, có lẽ là quê hương của bạn Huy Trường. Tôi thử tra nhanh trong sách thấy mấy tên này khá hay, có lẽ tôi sẽ viết một entry riêng về mấy địa danh này cho bạn Huy Trường. Bạn chờ xem nhé.
XóaDạ. Cám ơn bác rất nhiều. Dị Nậu là xã nhà con. Canh Nậu, Hương Ngải là xã "láng giềng" bác à. Con mong được đọc bài của bác sớm nhất. :-))
Trả lờiXóaThực ra tên mấy làng quê của bạn là tên chữ (Hán-Việt), còn tên Nôm cổ thì khác, chẳng hạn làng Dị Nậu của bạn và Canh Nậu láng giềng, tên Nôm xưa là làng Núc, Kẻ Núc, còn Hương Ngải tên Nôm là làng Ngái. Chỉ đụng đến mấy cái tên đã thấy "rối", hì hì!.
XóaTôi sẽ viết một entry ngắn tiếp về làng quê của bạn.