Vừa qua tôi có ghé thăm một cuộc triển lãm về Di sản văn hóa Phật giáo nhân mùa Phật Đản tại chùa Phật học Xá Lợi tại quận 3 - Saigon. Tôi có chụp một số hình ảnh đưa lên, trong đó tôi rất thích những bức tượng gốm Biên Hòa và tượng gốm Cây Mai-Saigon, dòng tượng tín ngưỡng bây giờ đã không còn sản xuất. Trong những bức tượng gốm Biên Hòa và Saigon này có 2 bức tượng, một của dòng gốm Biên Hòa, và một của dòng gốm Cây Mai Saigon, trong triển lãm đều được ghi chú là tượng Quán Thế Âm, bức tượng gốm Biên Hòa bạn Thu Thủy vào xem có nhận xét "Phật bà Quan Âm cầm Bình nước cam lồ và cành dương liễu, sao lại thay bằng cành hoa sen?". Bức tượng gốm Saigon cũng được ghi chú là Quan Thế Âm thì cưỡi lên con cá, ông bạn Bulukhin nhận xét "Tượng Quán Thế Âm được thể hiện dưới 33 dạng khác nhau, thường cưỡi trên sư tử, đứng trên hoa sen..., thấy tượng gốm Quan Âm của Saigon sản xuất cưỡi trên cá thấy lạ". Bạn Nguoigia vào xem cũng cùng chung một nhận xét như ông bạn Bulukhin... Tôi post lại hai bức tượng đó dưới đây:
Tượng gốm Biên Hòa, tay cầm hoa sen tay cầm bình.
Tượng gốm Saigon Quan Thế Âm cưỡi trên cá.
Tìm hiểu lại đôi chút về lịch sử của hai dòng gốm tín ngưỡng Biên Hòa và gốm Saigon, tôi nhận thấy đây là hai dòng gốm phục vụ cho tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người Việt và người Hoa xưa, thường thấy là tượng Quán Thế Âm, Di Lặc, Ông Địa, tượng Bát Tiên, Quan Công, Lý Thiết Quài... Trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa có một nhân vật thuộc Bát Tiên là Hà Tiên Cô, biểu tượng của Hà Tiên Cô là tay cầm cành sen hồng. Trong truyện Đông du ký của Ngô Nguyên Thái đời Minh, sau khi dự Hội bàn đào của Tây Vương Mẫu, Bạch Vân Tiên Trưởng ở đảo Bồng Lai ngoài biển Đông mời Bát Tiên quá hải uống rượu bàn chuyện chơi, và Bát Tiên đã dùng pháp khí của mình làm phương tiện vượn biển...
Bát Tiên quá hải. Ảnh Internet.
Qua câu chuyện trên tôi đoán chừng hai bức tượng bên trên là tượng Hà Tiên Cô, một trong tám vị Bát Tiên của tín ngưỡng dân gian Trung Hoa. Tượng thứ nhất cầm cành hoa sen, tượng thứ nhì vượt biển cưỡi trên cá, trên bức tượng cưỡi cá chúng ta thấy Hà Tiên Cô đeo trên cổ tấm Ngọc Bội, và kiểu để tóc, hình ảnh rất thường thấy nơi người Trung Hoa xưa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Em tìm thấy mấy hình Quan âm cưỡi cá đây bác... Ồ, không post lên được.
Trả lờiXóaTORO giới thiệu lên trang của mình xem sao.
XóaToro làm một bài bên nhà đi, để lâu quá rồi đấy.
XóaCác ông Táo quân cưỡi cá chép với tư thế ngồi trên lưng cá để cá còn bơi được, đằng này QTÂ dẫm chân lên bụng cá làm con cá phải cong lên...
Trả lờiXóaHình ảnh cái búi tóc và đeo ngọc bội của tượng rõ là phong cách Hoa cũng lạ ha bác Bu?
XóaEm nghĩ mỗi nước làm phong phú hình ảnh của các Tượng Phật nhiều hơn bằng cách thêm vào những nét văn hóa của riêng nước mình. Ví như lần trước bác đăng bức Tượng Phật hài nhi để tóc trái đào đấy thôi! Phật vô chấp nên những nét sáng tạo lạ như thế cũng không vi phạm luật lệ gì đâu phải không ạ?
Trả lờiXóaTôn giáo khi vào một nước thì dù muốn dù không sẽ phải chịu sự chi phối bởi văn hóa của nước đó, chúng ta có thể thấy rõ qua những bức tượng. Tượng Phật Trung Hoa khác Việt Nam (tôi muốn nói đến tượng ngày trước, bây giờ nhiều khi mình sao chép y sì), và khác tượng Phật Thái Lan, Miến Điện... Ngay cả bên Thiên Chúa giáo cũng thế, tượng Đức Mẹ VN nhiều khi mặc áo dài, bế hài nhi (Chúa Jesus) tóc để chỏm...
XóaLuật lệ là do con người đặt ra mà TT, mỗi nơi mỗi khác, Chân lý mới bất diệt...
Tượng này là gốm Sài Gòn nhưng chắc chắn do người hoa làm ra.
Trả lờiXóaTừ búi tóc, khuôn mặt, ngọc bội đeo cổ, đặc Tàu là Tàu....
Bác nhận xét rất đúng, khu vực Cây Mai làm gốm trước đây ở Saigon, thuộc quận 6, là vùng ngày trước người Tàu cư ngụ (hiện còn địa danh Lò Gốm, Lò Siêu, Xóm Đất) (đất sét làm gốm), gốm làm ra ở vùng này trước đây phục vụ cho sinh hoạt như lu, siêu, chậu, ấm nước..., và tín ngưỡng như tượng, chân đèn.... Cho nên tượng của họ nghiêng về tín ngưỡng dân gian của người Hoa cũng là lẽ thường.
XóaHai buc tuong cua Phât Bà ...trông la qua ...em chua bao gio nhin thây truoc dây !!! Nhin nhu thê nào ây anh Hiêp a !!!
Trả lờiXóaChúng ta quen với hình ảnh và tên gọi Phật bà, Quán Thế Âm, Quan Âm..., là để chỉ một vị Bồ Tát bên Phật giáo. Thật ra hình ảnh người phụ nữ nơi các tín ngưỡng khác cũng rất phổ biến, nhất là trong tín ngưỡng dân gian, Việt Nam, Trung Hoa, chẳng hạn Thánh mẫu Liễu Hạnh (VN), Thiên Y A Na (Chăm), Thiên Hậu, Hà Tiên Cô (Hoa)...
XóaNilan không rành về gốm nên không thể bình luận về hai bức tượng nầy được.
Trả lờiXóaChúc bạn buổi tối thật bình an
Cám ơn bạn, mời bạn cứ ghé qua chơi.
Xóa