Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Bi hài!

Vào trang mạng Dân Trí (16-5-2013), tôi đọc được một bài viết với cái tựa sau (tôi copy nguyên văn đoạn in đậm phía dưới đây):

Bi hài chuyện bán chữ “đểu” tại đền Trạng Trình

(Dân trí) - Khách xin chữ Phát nhưng “ông đồ” viết nhầm thành chữ… Phạt. Chữ Chí thì viết bay bổng quá, nhìn như chữ… Chó. Thực trạng bán chữ sai, chữ “đểu” ở đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang phá hỏng di tích này.

Bài viết khá dài, nội dung nói về cái bát nháo của những người viết chữ gọi là ông đồ tại đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đây là một Khu di tích cấp quốc gia. Bài báo viết những người ngồi viết chữ ở đền bán cho du khách, họ viết chữ Ta chữ Tàu chẳng theo một nguyên tắc thư pháp nào cả, chữ viết thì ngoằn ngoèo, chữ nọ xọ sang chữ kia, như chữ "Chí" (tiếng Việt), viết bay bổng quá trông như chữ "Chó", chữ "Phát" (tiếng Hán, phát lộc, phát tài), viết thành chữ "Phạt" (phạt vạ), haha, chuyện chữ nghĩa này có vẻ vui, tôi copy chữ "Phát" này phía dưới:

 

Hihi, thày đồ dỏm viết thư pháp tầm xàm thì thiếu gì nơi cửa đền, cửa đình, chỉ cần tập tành đôi chút, ra trước đền mặc cái áo dài, cầm thêm cái... điếu cày nữa là hành nghkiếm tiền được rồi, chữ Việt thì càng... viết đọc không ra chữ gì càng dăn tiền của bá tánh, còn chữ Hán thì khỏi nói, chẳng hạn như ch"Phát" trên đây, ai biết sơ qua chữ Hán thôi nhìn sẽ biết ngay là người viết chẳng biết chút gì về cách viết chữ Hán, nét không ra nét, chchẳng ra chữ. Nhưng người viết bài báo phê bình hình như cũng thế, chẳng biết tí gì về ch Hán, nên cũng cứ vô tư phê bình ch"Phát" do thày dỏm viết bên trên. Làm sao cái gọi là chữ "Phát"ở trên lại thành ra chữ "Phạt" được, chữ Hán đâu có như chữ Việt mà chữ "Chí" có thể viết thành chữ "Chó", ch"Phát" thành ra "Phạt". Trong chữ Hán thì chữ "Phát" và chữ "Phạt" viết khác xa nhau một trời một vực. Tôi chụp lại chữ "Phát" và chữ "Phạt" trong tđiển Hán-Việt post dưới đây chúng ta sẽ thấy:

 



"Thày đ" thì dỏm, người viết báo phê bình cũng... u mê không kém, còn báo thì c vô tư đăng, đúng là môt xã hội bi hài. Rõ khỉ!

 

23 nhận xét :

  1. Chữ phát thầy đồ viết xấu thì đã đành lại thừa ra một chấm, sai nhưng không thành ra chữ phạt được.
    Thầy đồ kém, nhà báo dốt, người cho xuất bản cũng dốt luôn.
    Nhưng vụ chứ nghĩa thì đền Hùng tệ hơn cả huhuhu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những gì bác nói lại đang xảy ra phổ biến và là tệ trạng ở nước ta. Người giỏi không thiếu nhưng không ai sử dụng họ (vì nhiều nguyên nhân ai cũng hiều), còn người dở lại nhiều như nấm rừng mùa mưa và đang "làm mưa làm gió" trong xã hội, huhuhu theo bác Bu vậy!

      Xóa
  2. Cái thời Tam Đại Gàn (dốt) : Chơi chữ, xin (cho) chữ, bán chữ (bán đất), viết chữ (sai), bình chữ (bậy).
    Thật BI HÀI

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bao giờ rau diếp làm đình
      Gỗ lim thái gém thì nước mình tiến lên

      Xóa
    2. Xứ mình giống như một cái xe container đang... xuống dốc mà không... có thắng vậy, hùhù!

      Xóa
    3. Câu lục bát chắc là sấm Trạng Trình hở bác VanPham?

      Xóa
    4. Sấm ước ao thôi mà.
      Cụ Trạng Trình nói: “Thứ nhất loạn ca, thứ nhì loạn chữ, thứ ba loạn tiền…, bao giờ loạn thóc mới yên.”
      Chả biết đây có là thóc thật gì?

      Xóa
    5. "Loạn thóc", nghĩa là phải xơi... bo bo nữa à bác? Hihi!

      Xóa
  3. Đang ngồi ở chợ! Đọc xong cũng muốn huhu cho cái bát nháo này :((( kết quả trăm năm trồng cây à không trăm năm trồng người ..của ta :((((

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chị M. sáng ngồi ở chợ xơi hủ tíu Nam Vang? Chuyện trăm năm nhưng người ta trồng cây... mùng tơi, hihi!

      Xóa
  4. Thích nhất câu cuối cùng của bác Hiệp :"Rõ khỉ!"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếng mình nó thế, gói gọn lại chỉ trong hai từ :-)))

      Xóa
  5. Nó là những gia vị cho bức tranh nhăng nhố đến đoạn cao trào, mong các bác cười vui để đưa tiễn nó ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nào đi họp "Hội nghị báo chí" nhà báo Toro phải nói cho "làng nghề" của mình có trách nhiệm hơn với những gì mình viết, còn cái "cao trào" khôi hài này chẳng biết kéo dài đến bao giờ, cười mãi méo cả miệng luôn Toro ơi.

      Xóa
    2. Sợ nó tiễn mình chứ mình đâu tiễn nó TORO ơi

      Xóa
  6. haha, đăng báo cho đại chúng xem mà cứ "vô tư" như mấy ông đang ... bốc phét (xin lỗi) trong bàn nhậu , hihi ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này thì đúng là vô tư như... ông sư, xí quên, theo bạn Marg. thì vô tư như mấy ông nhậu đang bốc phét, hehe, so sánh thật chính xác. Gặp mây ông nhậu nhà ta là một bước tới trời...

      Xóa
  7. Chữ vuông nó khó nên những thầy đồ rởm viết sai cũng là chuyện thường ngày đền chùa. Một lần mình đưa bà xã đến Đền Bà Chúa Kho, bà Xã thuê thầy đò viết sớ. Mình bảo viết bằng tiếng Việt thôi, nhưng không nghe lại muốn viết bằng chữ vuông cho nó oách. Thầy viết toanh toách, viết xong mình bào thầy đọc lại cho nghe thì thầy ngắc ngứ, chữ được chữ không, đấy là còn rất nhiều chữ viết lung tung để bịp thiên hạ mà mình phải vạch cho thầy thấy. Hiện nay đến tiếng mẹ đẻ mà các quan chức còn viết sai chính tả be bét (có khi vì viết sai chính tả như vậy mà những đời sau lại phải tranh luận đâu là đúng đâu là sai như trường hợp CỔ-NGUYỆT trong chữ HỒ vậy. Một giáo viên văn đã từng phân tích câu thơ "đôi con diều sáo lượn nhào tầng không" là hai con, con sáo và con diều hâu đánh nhau trên trời, vậy mà báo Văn Nghệ cũng đăng. (Cái nước Việt Nam mình nó thế - Hoàng Ngọc Hiến)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, đúng là chữ vuông khó nên đa số thày gọi là thư pháp không biết, nhưng vì miếng cơm manh áo nên viết bừa viết ẩu còn có thể thông cảm, chứ người viết báo mà cũng bừa với ẩu thì đúng là tệ nạn.

      Những điều như bác Nano viết về quan chức viết sai chính tả, hay sai văn phạm, câu cú lủng củng bây giờ đầy. Như mới đây báo TT viết Thủ Tướng đi sang Nga "kiểm tra tàu ngầm". Trời, Thủ Tướng sao lại phải đi "kiểm tra" tàu? Đây đâu có phải là việc làm của một người đứng đầu nhà nước, và Thủ Tướng chắc cũng chẳng có chuyên môn, chuyên ngành gì để kiểm tra. Viết như vậy là hạ thấp cương vị của người đứng đầu nhà nước.

      Đúng là cái nước Việt Nam mình "bây giờ" nó thế, tôi thêm hai chữ "bây giờ".

      Xóa
  8. Cũng là chuyện dài của thời THỔ TẢ! Đến như ông Nguyễn Quang Tuyến, lãnh đạo cao nhất của trường ĐHSP Huế trước đây mà cũng đi ăn cắp kiến thức người khác cho đề tài bắt buộc để được công nhận học hàm học vị, rùm beng đến nổi bộ trưởng Trần Hồng Quân phải trả lời đại biểu quốc hội Huế thì còn chuyện gì nữa mà không xãy ra?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách đây không lâu, báo chí có đăng nhân một buổi hội thảo khoa học về một nhân vật lịch sử ở một địa phương miền Tây, các vị khách mời dự toàn những Thạc sĩ, Tiến sĩ, đầu ngành...,, gởi bản tham luận đến trước. Ban Tổ chức xem xong mới hay đến mấy chục phần trăm là sao chép trên mạng, cho nên nhiều bản tham luận giống nhau in hệt...

      Đúng là thời THỔ TẢ bác ạ, kiến thức là mênh mông, phải tìm kiếm trên sách vở, bây giờ có thêm internet, nhưng "ăn cắp" cái của người khác để trở thành của mình thì thời nay nó phổ biến quá, trong rất nhiều lãnh vực.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))