'Bảo tồn nguyên vẹn Đàn Xã Tắc là rất khó'
Trong đó có ý kiến của một vị chuyên gia Cục Di Sản Văn Hóa, khi trao đổi với VNEpress, tôi copy nguyên văn như sau: "Phạm vi của Đàn Xã Tắc là khá rộng, giới hạn từ Đê La Thành, Khâm Thiên, Xã Đàn, Kim Liên". Ở cuối bài viết có đóng khung, tôi cũng copy nguyên văn những gì viết trong khung:
"Đàn Xã Tắc là loại đàn tế cổ, được lập để tế thần Đất, thần Nông, chiếm vị trí quan trọng đối với các vương triều xưa. Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội.
Đàn Xã Tắc tại kinh thành Thăng Long được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048), đến sau thời vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Sau hơn hai trăm năm mất dấu, Đàn tình cờ được các nhà khảo cổ phát hiện vào cuối năm 2006, khi xây dựng vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa.".
Chỉ với hai đọan viết trích dẫn bên đã có nhiều vấn đề để nói. Thứ nhất đó là ý kiến của một vị chuyên gia Cục Di Sản Văn Hóa, xin nhấn mạnh đây là chuyên gia của Cục Di Sản Văn Hóa. Ý kiến của vị này như tôi đã trích dẫn bên trên, cũng xin nhắc lại: "Phạm vi của Đàn Xã Tắc là khá rộng, giới hạn từ Đê La Thành, Khâm Thiên, Xã Đàn, Kim Liên". Có thật là một cái Đàn Xã Tắc nó rộng lớn mênh mông như thế không? Bao trùm đến mấy địa danh? Thứ nhì là có phải là "Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội?".
Trước khi xem xét những ý kiến trên, có lẽ chúng ta cũng nên có một cái nhìn về chuyện đàn tế ngày xưa. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn có chép khá rõ. Đối với những đàn tế có quy mô nhà nước lập trước thời nhà Nguyễn, thì có 2 đàn ở kinh thành Thăng Long được lập từ thời Lý.
- Thứ nhất là Đàn Nam Giao, sách chép: Đàn này ở huyện Thọ Xương, phía Nam tỉnh thành, do triều Lý đắp lên làm chỗ tế trời đất thần kì. Năm Quang Thuận nhà Lê, dựng hai nhà giải vũ ở phía Đông, phía Tây, mỗi bên đều có bảy gian, có điện thay quần áo, có trai cung, trù phòng (nhà bếp), khí khố (kho để đồ tế), các tòa nhà ngoài có xây tường chung quanh và ba gian nghi môn. năm Quang Hưng, dựng thêm đền Chiêu Sự. Năm Cảnh Trị có sửa lại. Qui chế của Đàn: Góc có cột đá, rường, cột, kèo, rui đều chạm rồng phượng, sơn son thếp vàng. Từ thần Hồ Sĩ Dương soạn bài ký. năm Gia Long thứ nhất (1802), đắp thành, dỡ lấy gạch đá ở điện này để xây thành. Duy có chính điện ở phường Thịnh An vẫn còn (đến năm Tự Đức thứ 11-1858, bị hỏa tai cháy hết).
- Đàn Xã Tắc: Ở huyện Vĩnh Thuận, phía Tây Nam tỉnh thành, dựng năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 5 đời Lý (1048), các đời sau cũng theo đó tế lễ. Nay nền cũ ở thôn Thịnh Hào vẫn còn.
Ở Thăng Long Hà Nội cũng có một Đàn Xã Tắc lập sau này vào thời nhà Nguyễn sách cũng chép, đó là Đàn Xã Tắc lập năm Minh Mạng thứ 20 (1839), ở phía Tây tỉnh thành.
Như vậy trong 3 đàn tế trên ở kinh thành Thăng Long xưa, có 2 đàn là Đàn Nam Giao và Đàn Xã Tắc được lập từ đời nhà Lý, 2 đàn này đến thời nhà Nguyễn vẫn còn dấu vết, và một đàn Xã Tắc lập thời Minh Mạng.
Về quy mô tế đàn Nam Giao và Đàn Xã Tắc, như chúng ta đã biết câu: "Thiên tử tế Nam Giao/ Chư hầu tế Xã tắc", nhà vua tế Nam Giao, tức là tế Trời - Đất, còn bề tôi thì tế Xã Tắc, là tế Thần Đất và Thần Lúa. Xét thế để thấy rằng tế Nam Giao (tế Trời - Đất) là quan trọng hơn tế Xã Tắc, phải do đích thân nhà vua đứng chủ tế, còn tế Xã Tắc (tế Thần), thì chỉ do người dưới đảm trách.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí cũng chép rất rõ, vua Gia Long đã cho xây dựng Đàn Nam Giao ở Huế nay vẫn còn di tích, và bắt đầu từ thời Minh Mạng trên khắp tỉnh thành của cả nước Việt Nam, vua Minh Mạng đã đồng loạt cho đắp mỗi nơi một Đàn Xã Tắc, đồng thời đắp thêm 2 đàn khác là Đàn Tiên Nông (thờ Thần Nông), và Đàn Sơn Xuyên (thờ Thần Núi và Thần Sông), những đàn này quy mô nhỏ, cũng do địa phương đảm trách việc tế tự.
Xét sách sử đã chép rõ như thế, để chúng ta thấy rằng riêng Đàn Xã Tắc bắt đầu từ thời Minh Mạng đã có rất nhiều tại Việt Nam, tỉnh thành nào cũng có.
Bây giờ chúng ta quay trở lại những vấn đề đã nêu:
Trước khi xem xét những ý kiến trên, có lẽ chúng ta cũng nên có một cái nhìn về chuyện đàn tế ngày xưa. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn có chép khá rõ. Đối với những đàn tế có quy mô nhà nước lập trước thời nhà Nguyễn, thì có 2 đàn ở kinh thành Thăng Long được lập từ thời Lý.
- Thứ nhất là Đàn Nam Giao, sách chép: Đàn này ở huyện Thọ Xương, phía Nam tỉnh thành, do triều Lý đắp lên làm chỗ tế trời đất thần kì. Năm Quang Thuận nhà Lê, dựng hai nhà giải vũ ở phía Đông, phía Tây, mỗi bên đều có bảy gian, có điện thay quần áo, có trai cung, trù phòng (nhà bếp), khí khố (kho để đồ tế), các tòa nhà ngoài có xây tường chung quanh và ba gian nghi môn. năm Quang Hưng, dựng thêm đền Chiêu Sự. Năm Cảnh Trị có sửa lại. Qui chế của Đàn: Góc có cột đá, rường, cột, kèo, rui đều chạm rồng phượng, sơn son thếp vàng. Từ thần Hồ Sĩ Dương soạn bài ký. năm Gia Long thứ nhất (1802), đắp thành, dỡ lấy gạch đá ở điện này để xây thành. Duy có chính điện ở phường Thịnh An vẫn còn (đến năm Tự Đức thứ 11-1858, bị hỏa tai cháy hết).
- Đàn Xã Tắc: Ở huyện Vĩnh Thuận, phía Tây Nam tỉnh thành, dựng năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 5 đời Lý (1048), các đời sau cũng theo đó tế lễ. Nay nền cũ ở thôn Thịnh Hào vẫn còn.
Ở Thăng Long Hà Nội cũng có một Đàn Xã Tắc lập sau này vào thời nhà Nguyễn sách cũng chép, đó là Đàn Xã Tắc lập năm Minh Mạng thứ 20 (1839), ở phía Tây tỉnh thành.
Như vậy trong 3 đàn tế trên ở kinh thành Thăng Long xưa, có 2 đàn là Đàn Nam Giao và Đàn Xã Tắc được lập từ đời nhà Lý, 2 đàn này đến thời nhà Nguyễn vẫn còn dấu vết, và một đàn Xã Tắc lập thời Minh Mạng.
Về quy mô tế đàn Nam Giao và Đàn Xã Tắc, như chúng ta đã biết câu: "Thiên tử tế Nam Giao/ Chư hầu tế Xã tắc", nhà vua tế Nam Giao, tức là tế Trời - Đất, còn bề tôi thì tế Xã Tắc, là tế Thần Đất và Thần Lúa. Xét thế để thấy rằng tế Nam Giao (tế Trời - Đất) là quan trọng hơn tế Xã Tắc, phải do đích thân nhà vua đứng chủ tế, còn tế Xã Tắc (tế Thần), thì chỉ do người dưới đảm trách.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí cũng chép rất rõ, vua Gia Long đã cho xây dựng Đàn Nam Giao ở Huế nay vẫn còn di tích, và bắt đầu từ thời Minh Mạng trên khắp tỉnh thành của cả nước Việt Nam, vua Minh Mạng đã đồng loạt cho đắp mỗi nơi một Đàn Xã Tắc, đồng thời đắp thêm 2 đàn khác là Đàn Tiên Nông (thờ Thần Nông), và Đàn Sơn Xuyên (thờ Thần Núi và Thần Sông), những đàn này quy mô nhỏ, cũng do địa phương đảm trách việc tế tự.
Xét sách sử đã chép rõ như thế, để chúng ta thấy rằng riêng Đàn Xã Tắc bắt đầu từ thời Minh Mạng đã có rất nhiều tại Việt Nam, tỉnh thành nào cũng có.
Bây giờ chúng ta quay trở lại những vấn đề đã nêu:
1/ Về ý kiến thứ nhất của vị chuyên gia: "Phạm vi của Đàn Xã Tắc là khá rộng, giới hạn từ Đê La Thành, Khâm Thiên, Xã Đàn, Kim Liên". Tôi xin nêu ra đây mấy số liệu để chúng ta có thể xem xét:
Có thể so sánh với Đàn Nam Giao, là đàn do chính vua nhà Nguyễn lập để tế trời, hiện vẫn còn di tích khá rõ ở Huế.
Di tích Đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế. Ảnh Internet.
Sách Hỏi đáp về văn hóa cố đô Huế, do NXB Quân đội nhân dân xuất bản năm 2009 viết: Khuôn viên đất Nam Giao hình chữ nhật, dài 390m, rộng 265m, giới hạn bởi một vòng rào tường thành xây bằng đá... Trong khi một cái sân bóng đá hiện nay có kích thước, dài 105m, rộng 68m. Như vậy chiều dài của toàn Đàn Nam Giao gấp khoảng 3,7 lần, và chiều rộng gấp khoảng 3,9 lần một sân bóng đá. Toàn cảnh di tích Đàn Nam Giao như hình bên trên. Nói lên kích thước của Đàn Nam Giao do chính nhà vua lập, để thấy Đàn Xã Tắc ở Hà Nội (hay bất cứ nơi đâu), cũng không thể to hơn Đàn Nam Giao của nhà vua. Đại Nam Nhất Thống Chí cũng cho ta biết một chi tiết khác. Khi xây kinh thành Huế, vua Gia Long đã cho vạt bớt chiều cao của thành Thăng Long, vì không muốn thành Thăng Long cao hơn kinh thành Huế.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí cho chúng ta biết về kích thước Đàn Xã Tắc lập tại Saigon vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832). "Đàn vuông mỗi chiều bốn trượng dư", trượng có nhiều con số tính, nếu tính kích thước của một trượng là khoảng 4m, cho đến tối đa 4,8m, thì mỗi cạnh của Đàn Xã Tắc tại Saigon chỉ khoảng độ trên dưới 20m. Như vậy diện tích Đàn khoảng 400 mét vuông, bằng một cái biệt thự tầm tầm.
Đàn Xã Tắc phát hiện mới đây ở Hà Nội như thông tin (nếu đúng là Đàn Xã Tắc) không rõ là đàn cũ từ thời Lý, hay đàn đắp thời Minh Mạng?. Nhưng theo sử sách cũ chúng ta có thể suy đoán ra được kích thước của một Đàn Xã Tắc, dù thời nào đi nữa cũng không quá lớn, bất quá cũng chỉ vài trăm mét vuông. Chắc chắn là không quá mênh mông như ý kiến của vị chuyên gia Cục Di Sản Văn Hóa mà trang mạng VNExpress đã trích dẫn.
2/ Ý kiến thứ nhì là của trang mạng VNExpress: có 2 ý:
2.1: "Đàn Xã Tắc là loại đàn tế cổ, được lập để tế thần Đất, thần Nông, chiếm vị trí quan trọng đối với các vương triều xưa. Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội." Có phải là Đàn Xã Tắc chiếm vị trí quan trọng đối với các vương triều xưa hay không? Có lẽ là không phải. Trong sử sách cũ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hay sách viết về địa chí cũ như Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi không thấy nhắc đến Đàn Xã Tắc. Như chúng ta đã biết sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn có nói đến, trên tất cả các tỉnh thành thời nhà Nguyễn đều có Đàn Xã Tắc, như vậy chỉ đến triều Minh Mạng (vương triều nhà Nguyễn, chứ không phải là các vương triều xưa) Đàn Xã Tắc mới được cho lập đều khắp trên các tỉnh thành của cả nước.
Còn câu "Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội.", điều này rõ ràng là không phải. Trước thời nhà Nguyễn thì chỉ có một Đàn Xã Tắc ở Thăng Long, đàn này tồn tại qua nhiều triều đại, đến tận thời nhà Nguyễn, và cho đến đời Minh Mạng thì tỉnh thành nào cũng có Đàn Xã Tắc. Chẳng lẽ các nhà sử học không biết điều này? Và câu "Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội", lại là những gì mà trang từ điển mạng WIKIPEDIA đã viết trong từ mục ĐÀN XÃ TẮC, có lẽ trang mạng VNEpress đã theo WIKIPEDIA, và để cho có trọng lượng bèn gán cho "Các nhà sử học cho biết". Điều này cũng cho thấy những thông tin trên những trang mạng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
2.2: "Đàn Xã Tắc tại kinh thành Thăng Long được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048), đến sau thời vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Sau hơn hai trăm năm mất dấu, Đàn tình cờ được các nhà khảo cổ phát hiện vào cuối năm 2006, khi xây dựng vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa.". Như đã viết, Đàn Xã Tắc cũ đời Lý "Nay nền cũ ở thôn Thịnh Hào vẫn còn", tức là đến đời nhà Nguyễn vẫn còn nền cũ (vẫn còn dấu tích), chứ không phải chỉ đến sau (?) thời vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu, và sau hơn hai trăm năm mất dấu thì Đàn được phát hiện vào cuối năm 2006. Đàn Xã Tắc thứ 2 ở Hà Nội được đắp ở phía Tây tỉnh thành năm Minh Mạng thứ 20 (1853). Không rõ năm 2006 có xác định được đúng là tìm lại được Đàn Xã Tắc không? Nếu đúng thì đây là Đàn cũ từ thời Lý, hay Đàn từ thời Minh Mạng?
Chỉ với vài thông tin trên chúng ta đã thấy cái hỗn loạn của vụ việc. Tại sao một đất nước có đến hơn bốn ngàn năm văn hiến như nước ta lại như thế? Đất nước cũng phải có một cái cơ quan chức năng chuyên ngành về văn hóa, khảo cổ... và quan trọng hơn là phải có những người giỏi, làm việc chính xác, có tâm huyết với đất nước, đúng đắn, xác định được vụ việc và có thẩm quyền đưa ra được cái giải pháp tối ưu cần phải làm nếu đúng đây là Đàn Xã Tắc.
Thật rõ chán!
haizzz, thật là rõ chán anh ạ
Trả lờiXóaVâng chán quá!
XóaĐúng là nói văng mạng, nói chả có kiến thức nào để thảo dân phải dạy bảo , mắng mở thế này, rõ chán anh Hiệp nhỉ...
Trả lờiXóaBài về Nam Việt Triệu Tổ em viết đăng báo đây, anh xem cho vui ạ.
http://congly.com.vn/van-hoa/du-lich/den-thuong-khu-di-tich-den-hung-phu-tho-nam-viet-trieu-to-hieu-sao-cho-dung-22002.html
Nói mà hình như không còn biết xấu hổ Toro à.
XóaTôi đã qua đọc bài Nam Việt Triệu Tổ, viết được lắm Toror à, phân tích vậy là đủ mọi góc độ rồi.
Riêng về chữ Việt Nam, tôi đã đọc được mấy ý kiến rải rác lâu nay, thỉnh thoảng người ta vẫn cố nói "tên nước Việt Nam" có từ trước thời Gia Long, với những chứng cứ trước thời Gia Long trong sử sách nước ta đã nhắc đến tên Việt Nam. Khổ, chuyện là phải nhìn cho đúng vấn đề Không ai nói đến thời Gia Long mới có chữ Việt Nam. Trước đó đã có, nhưng tên nước tức là quốc hiệu Việt Nam thì đến thời Gia Long mới có, và sử sách chép rành rành là do nhà Thanh áp đặt. Trước đó ai đã nói nước ta là Việt Nam, hoặc một vương triều trước Gia Long nào đã có ý định đặt tên nước ta là Việt Nam đi nữa mà không thực hiện được, thì tên Việt Nam này không có giá trị gì hết.
Toro đồng ý chứ. yêu nước, nhưng phải nhìn đúng vấn đề, đừng vì yêu nước mà làm sai lạc lịch sử.
" Tại sao một đất nước có đến hơn bốn ngàn năm văn hiến như nước ta lại như thế?"
Trả lờiXóaChúng ta hỏi, chúng nó chả trả lời!
Như một câu nhạc của Phạm Duy... Và không ai trả lời...
Xóa1/ Chuyện "bốn ngàn năm văn hiến" theo HN biết không phải là ý kiến của các nhà nghiên cứu lịch sử mà của những nhà chính trị, tuyên truyền ngày xưa: nâng quốc thống VN lân đến năm 2897 TCN để ngang ngữa với người Tàu mà tự hào dân tộc. Chỉ biết đến thế, không nhận định đúng sai.
Trả lờiXóa2/ Tin tưởng gì "đám" Vn.Express về trình độ, về nhu cầu tìm đến và dùng đến chân lý lịch sử hả bác NHP?
3/ Ngay sau 1975, đàn Nam giao ở Huế đã bị chính quyền Bình Trị Thiên đập phá với lý do xóa bỏ tàn tích phong kiến để thay vào đó là Đài liệt sĩ, do vậy, ngày nay đàn không còn nguyên dạng như xưa. Bác NHP có biết??
1/ Về chữ "Bốn ngàn năm văn hiến", mình hay nói thế, cũng là theo sử sách vì tính thời Văn Lang 18 đời Hùng Vương dài tới hơn hai ngàn năm. Có những ý kiến của những nhà sử học cho rằng thời này có lẽ chỉ vài trăm năm là hợp lý.
Xóa2/ Không phải chỉ VnExpress, mà có lẽ trên nhiều trang mạng khác cũng thế bác HN ạ, cái gì cũng có thể xuất hiện được hết, thượng vàng hạ cám. Tìm thông tin trên mạng cần phải dè dặt.
3/ Về Đàn Nam Giao thì sách vở cho biết trước sau có đến 5 cái. Cái đầu tiên từ thời Lý, đến thời Gia Long bị xóa sổ một phần, và rồi mất dấu. Bốn cái còn lại đều ở Huế, một của chúa Nguyễn Phúc Chu, một thời Tây Sơn Nguyễn Huệ. Sang đến thời Gia Long thì chỉ trong mấy năm 1803-1806 vua Gia Long đã đắp đến 2 cái Đàn Nam Giao, cái thứ nhất năm 1803 ở làng An Ninh, đến năm 1806 bỏ cái cũ đắp cái mới ở làng Dương Xuân.
Đàn này còn dấu vết cho đến ngày nay.
Đàn Nam Giao quan trọng hơn Đàn Xã Tắc mà ngày xưa vua muốn bỏ là bỏ, huống chi ngày nay? Điều cần thiết bây giờ là phải có những nơi giỏi về sử học, để biết cái gì thuộc về lịch sử phải giữ lại, không biết bác HN có nghĩ thế không?
Vâng, anh H nói đúng yêu nước thì phải làm cho cẩn thận, hiểu cho đúng, không hoắng. Em hy vọng vụ liều mạng đụng vào chỗ quan trọng, cả nước trông vào này của em có một hiệu quả tốt anh ạ. Dù ý kiến mình không đúng nhưng có người đủ uy tín ra bảo vệ, lý giải để bốn chữ đó giữ nguyên cũng là thành công.Còn nếu sai làm làm lại thì càng tuyệt.
Trả lờiXóaNhững ý kiến của bài viết Toro như tôi đọc rất xác đáng, nhưng như Toro thấy đó, hình như chẳng ai muốn xem xét điều gì, và cũng chẳng rõ cơ quan nào có quyền thay đổi những chuyện ấy, như cái vụ "hòn đá lạ" trong đền Hùng, cái ông về hưu thì ăn nói ấm a ấm ớ, người có trách nhiệm thì im lặng, bình chân như vại.
Xóa