Bản đồ Đô Thành SAIGON. Ảnh Internet.
"Những con đường nằm nghe nắng mưa...". TCS.
Sau năm 1975 thì có nhiều con đường ở Saigon đã đổi tên, như ông bạn Bulukhin đã viết trong một comment trước "đám tướng tá của Gia Long chống Tây Sơn đều bị thay đổi". Thay đổi ở đây là đa số những con đường ở Saigon trước năm 1975, mang tên những danh nhân dưới triều Nguyễn đều bị đổi tên, chỉ trừ lại vài ba người hiếm hoi. Các bạn nào lớn tuổi ở Saigon lâu năm chắc đã rõ. Tôi xin kể ra những tên tuổi sau đây, trước hết là các vị vua (theo thứ tự):
- Đường Gia Long: có hai con đường Gia Long, một ở trung tâm thành phố tại quận 1, và một ở tại quận Gò Vấp, đường ở quận 1 nay là đường Lý Tự Trọng. Đường ở quận Gò Vấp nay là đường Nguyễn Văn Nghi.
- Đường Minh Mạng: có đến ba con đường mang tên Minh Mạng, một ở quận 10, nay là đường Ngô Gia Tự. Đường thứ hai ở quận Phú Nhuận, nay là đường Nguyễn Đình Chính. Đường thứ ba ở quận Gò Vấp nay là đường Nguyễn Văn Lượng.
- Đường Thiệu Trị: có hai con đường mang tên Thiệu Trị, đường thứ nhất ở quận 6, nay là đường Nguyễn Văn Luông. Đường thứ hai ở quận Phú Nhuận, nay mang tên Trần Hữu Trang. Đường này có một ngôi chợ khá lớn cùng tên.
- Đường Tự Đức: có hai con đường mang tên Tự Đức, một ở quận 1, nay là đường Nguyễn Văn Thủ. Đường thứ nhì ở quận Phú Nhuận, nay mang tên Nguyễn Thị Huỳnh.
- Đường Đồng Khánh: ở quận 5, nay mang tên Trần Hưng Đạo B, để phân biệt với ông Trần Hưng Đạo A là tên đường phía quận 1. Hichic!
- Đường Thành Thái: ở quận 5, nay là đường An Dương Vương. Đây là vị vua bị người Pháp bắt đưa đi đày ở đảo Réunion ( ở Châu Phi thuộc Pháp) năm 1907. Bốn mươi năm sau (1947) nhà vua được về lại Việt Nam, bị quản thúc tại Saigon. Năm 1951 được về thăm Huế. Mất tại Saigon ngày 24-3 năm Giáp Ngọ (1954), thọ 65 tuổi. Thi hài được đưa về Huế.
- Đường Duy Tân: nằm trên quận 1 và quận 3, nay là đường Phạm Ngọc Thạch. Đây là vị vua lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào năm 1916. Bị bắt cùng năm và bị người Pháp đưa đi đày cũng tại đảo Réunion. Vua Duy Tân từng tham gia trong lực lượng đồng minh chống Phát xít Đức, và mất trong một tai nạn máy bay vào ngày 26-12-1945 tại Bắc Phi. Thi hài nhà vua được mang về Huế an táng cạnh mộ của vua Thành Thái. Đường Duy Tân trước năm 75 là một con đường đẹp tại Saigon, con đường có hai hàng cây sao cao vút, và những ngôi biệt thự kiểu Pháp, đã được nhạc sĩ Phạm Duy đưa vào trong một bài hát với câu: "Con đường Duy Tân cây dài bóng mát/ Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát...". Khuôn viên ở trong bài hát là sân trường Đại học Luật nằm trên đường Duy Tân (bây giờ là Đại học Kinh Tế). Ngày xưa thỉnh thoảng những ngày về phép, tôi hay ghé nơi đây rủ bạn bè đi uống cà phê.
- Đường Khải Định: nằm trên địa bàn quận 8 đến giáp ranh Bình Chánh, nay là đường Nguyễn Thị Tần. Khải Định là một vị vua theo Pháp, có một cái gout thẩm mỹ khá lạ lùng.
- Hoàng tử Cảnh: ngoài tên đường là các vì vua, Hoàng tử Cảnh cũng được đặt tên cho một con đường ở Saigon trước năm 1975. Đó là tên một con đường ở quận 8, nay là đường Bùi Minh Trực.
- Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần: là vị chúa Nguyễn thứ 4, đường Hiền Vương thuộc địa bàn quận 1, quận 3, nay là đường Võ Thị Sáu.
Trong những vị vua triều Nguyễn được đặt tên đường trước năm 1975 ở Saigon (trừ vua Bảo Đại và ba vị vua tại vị ngắn ngày là Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc không được đặt tên đường), và ngoại trừ một vị vua duy nhất triều Nguyễn được giữ lại tên đường tại vị trí cũ, đó là tên đường Hàm Nghi tại quận 1, là một con đường lớn thuộc trung tâm thành phố. Có lẽ bởi Vua Hàm Nghi là người chống Pháp rất quyết liệt, nhà vua đã xuất bôn lãnh đạo phong trào Cần Vương chống lại người Pháp. Vua Hàm Nghi đã bị bắt, người Pháp đày ông sang Algérie và ông đã mất tại đây, thọ 71 tuổi.
Tuy nhiên về sau, có lẽ thấy đối xử như thế là bất công với triều Nguyễn, nên khi chỉnh trang quy hoạch lại đô thị thì tên của hai vị vua triều Nguyễn chống Pháp bị bắt đi đày là Thành Thái và Duy Tân, đã được đặt cho những con đường mới mở. Tên vua Thành Thái đã được đặt cho một con đường ở quận 10, gần khu vực trường Đại học Bách Khoa và Cư xá Bắc Hải (Cư xá Sĩ quan Chí Hòa cũ). Tên vua Duy Tân cũng đã được đặt cho 2 con đường nhỏ mở về sau này tại quận Phú Nhuận và Tân Bình.
Tuy nhiên về sau, có lẽ thấy đối xử như thế là bất công với triều Nguyễn, nên khi chỉnh trang quy hoạch lại đô thị thì tên của hai vị vua triều Nguyễn chống Pháp bị bắt đi đày là Thành Thái và Duy Tân, đã được đặt cho những con đường mới mở. Tên vua Thành Thái đã được đặt cho một con đường ở quận 10, gần khu vực trường Đại học Bách Khoa và Cư xá Bắc Hải (Cư xá Sĩ quan Chí Hòa cũ). Tên vua Duy Tân cũng đã được đặt cho 2 con đường nhỏ mở về sau này tại quận Phú Nhuận và Tân Bình.
Cùng với tên đường của các vị vua nhà Nguyễn đã bị thay đổi kể trên, thì đa số các đại thần nhà Nguyễn được đặt tên đường ở Saigon trước năm 1975, cũng đã bị thay đổi. Chẳng hạn đường Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thoại, Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Văn Thành, Trương Vĩnh Ký, Pétrus Ký, Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký, Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy, Võ Tánh, Phan Thanh Giản...
Trừ một vài đại thần triều Nguyễn có lẽ do công lao đối với đất nước quá lớn nên tên đường vẫn còn được giữ lại, như Nguyễn Tri Phương vẫn còn giữ lại ở vị trí đường cũ. Đường Nguyễn Hữu Cảnh tại quận 1 đổi thành đường Nguyễn Văn Nguyễn, tuy nhiên ít năm trở lại đây thì tên của vị đại thần nhà Nguyễn có công lớn trong những ngày đầu lập nên miền Nam, đã được đặt lại cho một con đường mới mở nối quận 1 với xa lộ Hà Nội. Đường Nguyễn Hữu Cảnh, một con đường chất lượng quá tệ, và đầy tai tiếng trong việc xây dựng...
Trừ một vài đại thần triều Nguyễn có lẽ do công lao đối với đất nước quá lớn nên tên đường vẫn còn được giữ lại, như Nguyễn Tri Phương vẫn còn giữ lại ở vị trí đường cũ. Đường Nguyễn Hữu Cảnh tại quận 1 đổi thành đường Nguyễn Văn Nguyễn, tuy nhiên ít năm trở lại đây thì tên của vị đại thần nhà Nguyễn có công lớn trong những ngày đầu lập nên miền Nam, đã được đặt lại cho một con đường mới mở nối quận 1 với xa lộ Hà Nội. Đường Nguyễn Hữu Cảnh, một con đường chất lượng quá tệ, và đầy tai tiếng trong việc xây dựng...
Một vi chúa của nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Nguyên (người dân gọi là chúa Phật, chúa Sãi) cũng đã được lấy tên đặt cho một con đường mới mở về sau tại quận 3. Đoạn đường này nguyên trước năm 1975 là đường xe lửa nối từ ga Saigon đến ga Hòa Hưng. Sau dỡ bỏ nhà ga Saigon thành Công viên 23 Tháng 9, gỡ bỏ đường ray từ ga Saigon đến ga Hòa Hưng, và mở rộng đoạn đường xe lửa thành đường Nguyễn Phúc Nguyên...
Có lẽ đây là một chút an ủi đối với con cháu nhà Nguyễn... và cho cả những con người Saigon hoài cổ...
Có lẽ đây là một chút an ủi đối với con cháu nhà Nguyễn... và cho cả những con người Saigon hoài cổ...
Saigon, Tháng 4 - 2013.
nếu không có những bài viết của bác Hiệp, chắc em cũng sẽ không thể biết đc ngày xưa có những con đường đc mang tên của các bậc tiền nhân ngày xưa.
Trả lờiXóaNgười Saigon "cố cựu" mà, hihi!
Xóa10 con đường mang tên vua bị đổi tên, hơn 13 mang tên các công thần Nhà Nguyễn cũng vậy. Chỉ đọc tên thấy nước mình 'võ công' rực rỡ. Còn khai khẩn và dựng xây thì không. Bây giờ đang PHÁ.
Trả lờiXóaChào Bác!
Huhu, PHÁ, cũng đều do cái... ngu dốt mà ra cả, chán thế bác ạ.
XóaTình thân.
Đồng ý với bác Hiệp.
XóaHichic!
XóaNhững con đường xưa đã đi qua.
Trả lờiXóaVà với biết bao kỷ niệm...? :-)
XóaĐúng là người Sài Gòn cố cựu !
Trả lờiXóaCố cựu Sài Gòn đây, hihi
XóaBỏ vua Đồng Khánh theo Pháp nghe có lý còn hai ông vua Chống Pháp là Thành Thái và Duy Tân sao lại bỏ đi?? Bố cụ Hồ ( Nguyễn Sinh Sắc) ngày xưa đi thi bị đánh trượt vì bài văn có tư tưởng chống Pháp, chính vua Thành Thái nghe tham mưu Cao Xuân Dục mà cho ông ta đỗ Phó bảng, chế độ mới này không tri ân vua Thành Thái sao??
Trả lờiXóaNhư tôi đã viết bên trên đó bác Bu, mãi mấy năm gần đây thì tên vua Thành Thái và Duy Tân, là 2 vị vua chống Pháp và bị bắt đi đày ở đảo Réunon mới được đặt lại cho mấy con đường mới mở ở Saigon. Kể cả Công thần triều Nguyễn là Nguyễn Hữu Cảnh cũng được lấy tên đặt cho một con đường mới.
XóaPhá rồi sửa , sửa lại làm rồi làm lại sửa , lẹt đẹt lại lẹt đẹt , bên ngoài người ta đã tiến đến đâu rồi
XóaHihi, cứ thế, hết phá lại sửa, hết tách lại nhập, hết cải cách đến tái cơ cấu, càng giảm tải học sinh càng học le lưỡi... Ôi ôi!
XóaBạn PNH cho biết những điều rất hay.
Trả lờiXóaVới các nhà đổi mới thì hãy nhớ rằng: "Bấn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ nả vào anh một viên đại bác". Cứ đợi đấy !!
Sẽ đợi theo bác, hihi!
XóaCó đủ thời gian để đợi được hem đó!
XóaHehehe
XóaÁc giả ? ác báo
Thiện giả? thiện báo
Nhược hoàn bất báo, thời thời vị đáo.
Ráng đợi xem sao chớ, hìhì!
XóaTức là:
Trả lờiXóaLàm điều thiện sẽ có điều thiện đáp lại. Làm điều ác sẽ gặp điều ác đáp lại. Nếu còn thấy không đáp lại (là vì) giờ giấc chưa đến.
Cái này Kinh thánh nói "Mắt đền mắt, răng đền răng..."!
Xóađường Chường Trinh quận Tân Bình từ khúc ngã 4 Bảy Hiền trước năm 1975 tên gì vậy bác Hiệp ??
Trả lờiXóaĐoạn bây giờ là đường trường Chinh (Tân Bình), từ Ngã 4 Bảy Hiền đến khoảng Bà Quẹo (đường trước là quốc lộ đi Tây Ninh), từ năm 1955 đến 1975 tên là Phạm Hồng Thái, một cái tên ít người nhớ.
Xóabác có thể cung cấp dùm con một số lịch sử tên đường sài gòn xưa và nay được k ạ. Con đang cần tìm hiểu về một số tên đường như hùng vương, Tản đà, hồng bàng q5, đường Hàm Tử. con cảm ơn
Trả lờiXóaMay quá tôi có một số sách vở, tài liệu có nói về lịch sử những tên đường bạn muốn tìm hiểu. Vì hơi dài nên tôi sẽ viết vào entry sau, bạn chờ một vài ngày nhé.
XóaCó phải đường Gia Long đi ngang trường nữ sinh GL kg?
Trả lờiXóaNhớ trả lời giúp nhé!
Trả lờiXóaĐường Gia Long ở Saigon (trước năm 1975) lại không đi ngang trường nữ trung học Gia Long (Quận 3), mà là tiền thân của đường Lý Tự Trọng quận 1 bây giờ (khu vực gần chợ Bến Thành).
XóaChạy ngang trước mặt tiền trường Gia Long xưa là đường Phan Thanh Giản, nay là Điện Biên Phủ.
XóaNgọc Hiệp Phạm có biết trường Tam Dân nằm ở đường Đồng Khánh (Quận 5) bây giờ đổi tên thành trường gi không? Cảm ơn nhiều.
Trả lờiXóaTôi đã thử tìm trong vài tài liệu nhưng rất tiếc không thấy có tên trường này. Nằm trên đường Đồng Khánh, quận 5 trước đây thì có lẽ đây là tên trường của người Hoa (Tam Dân là chủ trương của Tôn Dật Tiên), có thể trường nằm chung nơi với một Hội quán (chùa Tàu) của họ chăng?
XóaTrường này đúng là trường người Hoa học. Mình có thêm thông tin, đường Đồng Khánh đổi tên thành Trần Hưng Đạo B (Quận 5), trường nằm trong chùa Hải Nam nhưng không hỏi thăm thêm được tên trường chính xác là gì? Ngọc Hiệp Phạm có thể giúp mình không. Cảm ơn bạn nhiều!
XóaĐường Đồng Khánh cũ bây giờ là Trần Hưng Đạo B, quận 5. Nếu bạn nói là chùa Bà hải nam thì tôi biết, còn có tên là Hội quán Quỳnh Phủ, tọa lạc tại số 276 Trần Hưng Đạo B, P. 11, Quận 5. Phía bên tay trái của chùa bây giờ (nhìn từ ngoài vào) là một trường THPT, Thỉnh thoảng tôi có đi ngang đây, đó là trường THPT Trần Hữu Trang. Bạn vào Google tìm tên và địa chỉ trường này sẽ thấy.
XóaCó lẽ ngày xưa bạn học ở trường ấy?
Cảm ơn thông tin của Ngọc Hiệp Phạm, mình đang tìm thông tin để bổ sung hồ sơ, cho xin hỏi thêm thông tin về nơi gọi là Thương binh xã hội (Quận 5) (viết tắt là THPH B- nhưng từ này mình không hiểu nghĩa là gì) nằm trên đường Ngô Quyền vào khoảng năm 1975 không? Được biết, nơi này do ông Trương Văn Hỏi và Ông Phùng Vũ Lợi làm thủ trưởng.
XóaVụ Thương binh xã hội này rất tiếc là tôi không rành nên không biết mấy chữ viết tắt THPH B- là gi.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMình Lê Ngọc Hiến
Trả lờiXóa- đường Gia Long ở trung tâm thành phố tại quận 1 nay là đường Lý Tự Trọng.
- cho mình hỏi số 277 đường Gia Long, Quận 1 cũ thuộc phường nào?
- nay số 277 là số bao nhiêu của đường Lý Tự Trọng và phường nào của Quận 1, thành Phố Hồ Chí Minh. (đang xác minh lý lịch)
Xin chân thành cảm ơn!
Theo Từ diển Địa danh Hành chính Nam bộ, thì phường Bến Nghé quận 1, trước năm 1975 là phường 8 và 10 quận 1. Phường Bến Thành là phường 11, 12 quận 1.
XóaKhông thấy có ghi số nhà bây giờ và số nhà cũ, nhưng theo tôi có lẽ số nhà ở đường Lý Tự Trọng quận 1 xưa nay không thay đổi, vì chỉ đổi tên đường và không thêm bớt đoạn nào hết.
Năm 1 960-1963 nhà tôi ở đoạn ngã tư Bảy Hiền tới Hương lộ 14, nhà đối diện trại lính dù Hoàng Hoa Thám, đoạn này hồi đó gọi là đường Lê Văn Duyệt nối dài
Trả lờiXóaBác Hiệp cho tôi chia sẻ lại bài này lên trang cá nhân của tôi trên G+ nha bác
Trả lờiXóaBạn cứ chia sẻ. Cám ơn bạn đã vào xem.
XóaKhoảng năm 1997 lập lại đường Hiền Vương ở quận Tân Phú.
Trả lờiXóaCho hỏi ngày xưa tại đường Thiệu Trị, số 61 có 1 nhà thờ Nhà họ Phan, nay là đường Trần Hữu Trang nhưng không rõ số mấy và ở khu vực nào, mọi người có ai biết xin cho giúp thông tin, xin cảm ơn :)
Trả lờiXóaTác giả còn nhớ dường Cường Để không?
Trả lờiXóa