Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Phục sinh (2).

Ngày mai là lễ Lá của người Thiên Chúa giáo, một tuần trước lễ Phục Sinh, trước khi Chúa Jesus bị nộp mình, chịu chết và sống lại. Trong Kinh thánh (Matthew 21: 1-11) viết về việc Chúa Jesus cỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem, việc cây vả bị Chúa chúc dữ đến chết khô, việc Ngài vào đền thờ đuổi hết những người buôn bán ra ngoài. Trước khi Ngài chết và phục sinh. Đây cũng là dịp Ngài gặp những thầy Biệt phái, khi họ đưa cho Ngài một đồng bạc La Mã có hình Hoàng đế Ceasar. Ngài hỏi: Hình và ai đây? Họ đáp: Hoàng đế La Mã. Ngài nói với họ: Hãy trả lại Hoàng đế những gì của Hoàng đế. Hãy trả lại Thượng đế những gì của Thượng đế. Bây giờ vẫn còn truyền lại câu nói đó: "Những gì của Ceasar hãy trả lại cho Ceasar, những gì của Thiên chúa hãy trả lại cho Thiên chúa".

Đấy là chuyện trong Kinh thánh về dịp lễ Phục Sinh của ngườiThiên Chúa giáo. Tôi muốn được giới thiệu tiếp những ngôi nhà thờ có kiến trúc Châu Âu, được xây dựng cả trăm năm nay, những kiến trúc một thời, rất đẹp ở Saigon...

- Nhà thờ Cha Tam:

                                        Nhà thờ Cha Tam ngày nay. Ảnh Internet.

                                          Nhà thờ Cha Tam xưa. Ảnh Internet.


Là ngôi nhà thờ ở khu vực trung tâm quận 5, TP HCM, thuộc giáo hạt Chợ Quán, gần chợ Bình Tây (ngôi chợ xưa ở Chợ Lớn do nhà tư sản người Hoa Quách Đàm xây dựng), và cũng gần những ngôi chùa Ông, chùa Bà của người Hoa. Bổn mạng của nhà thờ là Thánh Phanxicô Xaviê. Thế kỷ thứ 19 khu vực Chợ Lớn đã có nhiều người Hoa theo đạo Thiên Chúa sinh sống, thoạt tiên những người Hoa này thường đến dự lễ tại nhà thờ Chợ Quán ở cách đó khá xa, cách mấy cây số. Ở vào thế kỷ 19 thì phải cuốc bộ đi mấy cây số đến nhà thờ có lẽ mất nhiều thời giờ, nên số giáo dân giảm đi nhanh chóng. Giám mục Dépierre cử linh mục Pierre d'Assou (lấy tên tiếng Hoa là Đàm A Tố), mà giáo dân gọi bằng tên Việt là Cha Tam, đứng ra mua một khu đất rộng ba hecta ngay tại khu vực trung tâm Chợ Lớn, và xây một  ngôi nhà thờ theo kiến trúc Châu Âu. Nhà thờ được khánh thành ngày 3-12-1900, giáo dân quen gọi là nhà thờ Cha Tam.

Ngôi nhà thờ này có một sự kiện đặc biệt, gắn liền với một khoảnh khắc lịch sử của chính quyền Ngô Đình Diệm và miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 60. Vào rạng sáng ngày 2-11-1963, sau một cuộc đảo chính vào ngày 1-11-1963, anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu đã đến nhà thờ cầu nguyện, sau đó bị những người lật đổ chính quyền bắt, và anh em ông Diệm đã bị những người này hạ sát. Khoảng năm bảy năm trước ghé thăm nhà thờ, tôi còn thấy một tờ giấy nhỏ bọc plastic gắn ở hàng ghế cuối nhà thờ  bằng tiếng Pháp. Đại khái viết, nơi đây Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã đến cầu nguyện, sau đó đã bị bắt và giết chết trong một xe thiết giáp trên đường phố...

- Nhà thờ Ngã Sáu:



                                            Nhà thờ Ngã Sáu - Chợ Lớn. Ảnh Internet.

Nằm trong khu vực quận 5, thuộc giáo hạt Chợ Quán. Bổn mạng Thánh Jeanne d'Arc, một vị nữ thánh của người Pháp, đã bị chính Giáo hội kết tội và hỏa thiêu  năm 1431. Sau khi nhà thờ Cha Tam được xây dựng vào năm 1900, có lẽ nhận thấy giữa nhà thờ Chợ Quán và nhà thờ Cha Tam vẫn còn khoảng cách khá xa, cho nên đến năm 1922 nhà thờ Ngã Sáu được xây dựng theo kiến trúc Gothique, trên đất một nghĩa trang của người Hoa, mà người Pháp gọi là Plaine des tombeaux, khu đất nằm giữa ba con đường chạy xéo nhau nên được gọi là Nhà thờ Tây Ngã Sáu. Vị trí của nhà thờ ở khoảng giữa nhà thờ Chợ Quán và Nhà thờ Cha Tam. Đến  năm 1928 hoàn thành, sau này giáo dân quen gọi là Nhà thờ Ngã Sáu.

Những ngôi nhà thờ xưa kiến trúc kiểu Châu Âu bên trên, và trong entry Phục Sinh trước đều là những nhà thờ thuộc khu vực trung tâm Saigon-ChoLon. Xa hơn thuộc khu vực khi xưa là ngoại thành mà dân Saigon quen gọi là ngoại ô, cũng có những ngôi nhà thờ kiến trúc Châu Âu khác rất đẹp, tiêu biểu là những nhà thờ:

- Nhà thờ Hạnh Thông Tây:



                                            Nhà thờ Hạnh Thông Tây-Gò Vấp. Ảnh Internet.

Thuộc giáo phận Gò Vấp, quận Gò Vấp. Bổn mạng Thánh Giu Se. Đất do điền chủ Tổng Chua dâng cúng. Nhà thờ do điền chủ Denis Lê Phát An (ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu Thérèze Nguyễn Hữu Thị Lan) bỏ tiền xây dựng. Kiến trúc cổ điển Châu Âu. Tượng, tranh ảnh, đều đặt mua từ Pháp.

Nhà thờ hiện nay được gọi tên là Hạnh Thông Tây, cùng với tên khu vực. Tuy nhiên đây là cách gọi không đúng, trong sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có viết đây là thôn Hanh Thông Tây (Hanh chứ không phải Hạnh), là một trong 76 xã, thôn của Tổng Bình Trị thuộc Trấn Phiên An. Hanh Thông là lấy từ chữ trong Kinh Dịch "Hanh Thông Lợi Trinh", tạm dịch là "Thông suốt tốt đẹp".

- Nhà thờ Thủ Đức:



                                                          Nhà thờ Thủ Đức. Ảnh Internet.

Thuộc giáo hạt Thủ Đức, nhà thờ nằm gần chợ Thủ Đức. Bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Được xây dựng năm 1879 theo kiến trúc Châu Âu.

- Tòa Tổng Giám Mục Saigon:

                                        Toà Tổng Giám Mục Saigon ngày nay. Ảnh Internet.

                                         Nhà nguyện xưa trong khuôn viên Tòa Tổng Giám Mục.

                                                             Bên trong nhà nguyện.

                                               Tòa Tổng Giám Mục ngày xưa. Ảnh Internet.


                                                     
Nhắc dến nhà thờ Công giáo xưa tại Saigon, có lẽ không thể không nhắc đến Tòa Tổng Giám Mục. Tọa lạc tại quận 3. Là phần còn lại của Giáo phận Công giáo sau khi đã cắt bớt để lập những Giáo phận mới. Giáo phận Nam Vang (1850), Giáo phận Vĩnh Long (1938). Giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho (1960), Giáo phận Phú Cường (Bình Dương) Xuân Lộc (Long Khánh) (1965). Giáo phận Phan Thiết (1975). Từ năm 1844 đến năm 1955 đã qua 8 đời Giám Mục người Pháp. Vị Giám mục người Pháp đầu tiên cai quản Giáo phận tây Đàng Trong (trong đó có Saigon) từ năm 1844 là Giám mục J. Lefebre Ngãi.

Có một chi tiết về ngôi nhà nguyện nhỏ với kiến trúc Việt Nam, mái lợp ngói, cột gỗ xây theo kiểu nhà rường như các bạn đã thấy trên hình phía trên. Có nhiều sách vở cho rằng đây là ngôi nhà của Nguyễn Ánh xây cho Giám mục Bá Đa Lộc, còn gọi là Cha Cả, để ở và dạy Hoàng tử Cảnh học. Vị trí ở ngay ngôi nhà Bảo tàng nằm trong Thảo Cấm Viên Saigon. Ngôi nhà này gọi là Dinh Tân Xá, sau này được dời về trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục. Tương truyền rằng đám tang của Bá Đa Lộc ở Saigon bắt đầu từ ngôi nhà khi còn nằm trong Thảo Cầm Viên.

Trong Saigon Năm Xưa thoạt tiên học giả Vương Hồng Sển cũng viết như vậy, nhưng sau đó ông chú thích  như sau: "Tôi vừa điều tra lại, rõ ra tòa nhà gỗ năm căn cất trong vòng rào nhà Linh mục đường Phan Đình Phùng, như hiện nay ta thấy tu chỉnh làm tiểu giáo đường, vốn là nhà xưa của đức cha Lefebre, chứ không phải của đức cha Bá Đa Lộc. Nhà cũ Lefebre nầy, như vậy thuộc đời Tự Đức (1847-1883). Học giả Vương Hồng Sển viết như thế, nhưng cũng không cho biết thêm điều này ông lấy từ nguồn tư liệu nào. Như chúng ta đã biết Giám mục Lefebre là vị Giám mục Pháp đầu tiên cai quản Giáo phận tây Đàng Trong từ năm 1844. Có lẽ cũng có một cơ sở nào đó để học giả Vương Hồng Sển kết luận như thế.

Những thông tin về những ngôi nhà thờ xưa kiến trúc Châu Âu ở Saigon hy vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn phương xa, một khi các bạn có dịp ghé Saigon...

PNH.



31 nhận xét :

  1. ...Cây vả bị Chúa chúc dữ đến chết khô. Lần đầu tiên em nghe được từ "chúc dữ", nghĩa của nó là như thế nào hả bác Hiệp?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấy là một việc làm có vẻ lạ lùng của Chúa Jesus mà Kinh thánh đã chép. Nội dung tóm tắt: Buổi sáng Chúa và các môn đệ vào Giê-Ru-Sa-Lem, lúc ấy Chúa đói. Khi thấy một cây vả bển đường Ngài đến gần nhưng cây chỉ có lá không có quả. Chúa liền quở: cây này chẳng ra trái nữa. Cây vả liền chết khô. Khi các môn đệ ngạc nhiên hỏi, Jesus đáp, nếu có lòng tin không những bảo cây vả chết khô, mà núi dời xuống biển cũng dời.

      Đại khái như thế, ấy là Chúa thể hiện sức mạnh của Niềm tin.

      Xóa
    2. Nhưng một ví dụ như thế thì thiếu tính Bác ái quá! Amen.. thiện tai thiện tai, M lại phê bình Chúa rồi.

      Xóa
    3. Đấy là cái mà nhiều người đã nói đến... Biết sao, khi Tôn giáo đã muốn đề cao một việc gì đó...

      Xóa
  2. nhà thờ Hạnh Thông Tây thuộc giáo hạt Gò Vấp, giáo phận TpHCM bác Hiệp ơi :)

    Trả lờiXóa
  3. Đẹp thật, như Châu Âu. Anh về quê Nam định đi, có nhiều nhà thờ cổ, tuy không to đẹp như SG.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nam Định, Phát Diệm cũng là "cái nôi" của đạo TC ở miền Bắc, thể nào cũng có dịp ra mà Toro. Chào mừng Toro đến nhà.

      Xóa
  4. Đã mang đủ hình ảnh nhà Thờ ở trong Nam chưa anh PN-Hiệp ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm sao đủ được chị M. à, tôi chỉ muốn đưa lên một số nhà thờ kiến trúc Châu Âu xưa ở Saigon, để thấy rằng những nhà thờ mới xây bây giờ... kiến trúc tạp lục quá.

      Xóa
    2. Haha.. lại thích chuẩn mực trong kiến trúc nữa rồi.

      Xóa
    3. Hihi, không phải "chuẩn", nhưng có những kiến trúc bây giờ... ngộ lắm, các nhà thiết kế sao chép một chút Tàu, một chút Tây, một chút Ta, một chút Ấn, một chút Hồi... Chị Bà Già thử tưởng tượng một ông mặc cái áo vét, bên dưới mặc cái quần... the thâm, chân đi đôi dép... Lào, đầu dội cái nón... cối thì giống ai?. -)))

      Xóa
  5. Hay quá , gặp lại ở đây nhà nguyện trong khuôn viên Tòa Tổng Giám Mục . Nhớ những buổi sáng trước giờ làm việc, Marg đi dạo ngang đây , đặc biệt để ý ngôi nhà nguyện này với kiến trúc cổ xưa của nó . Marg rất muốn vào nhìn ngắm ... Nay bác đưa hình và một phần nội thất bên trong hay quá .

    Nhà thờ Ngã sáu có lần được sơn phết đủ màu phải không bác ? Mới đây đi vào UBND quận 5 , bác tài xế hỏi người bên đường họ chỉ là UBND Q5 bên cạnh nhà thờ Cha Tam. Làm mình cứ cãi với tên tài xế trẻ , may quá cuối cùng sau khi chạy lòng vòng , hắn cũng đưa tới đúng chỗ , bây giờ bác nói mới biết tên là Nhà thờ Ngã sáu . Ở SG không rành những địa danh đôi khi cũng mệt nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngôi nhà nguyện trong tòa Tổng Giám mục Saigon, nếu của GM Lefebre, được dựng vào thời vua Tự Đức (1847-1883) (đây là những năm làm vua của vua Tự Đức chứ không phải năm sinh, năm tử), thì cũng xứng là ngôi nhà cổ nhất ở Saigon rồi.

      Đấy, nhà thờ Ngã Sáu là gần bên UBND Q5, còn nhà thờ Cha Tam ở cuối đường Học Lạc, phía chợ vải Soái Kinh Lâm bây giờ.

      Dân Saigon mấy mươi năm đi cùng khắp đường phố cũng không rành Saigon ha?

      Xem tôi có thể làm hướng dẫn du lịch ở Saigon được không? :-)))

      Xóa
    2. Nhà thờ Ngã Sáu có lần được sơn phết trông như cái... Discothèque, hihi, cũng như nhà thờ Tân Định, sơn màu thấy... ớn :-)))

      Xóa
  6. Cũng qua entry này bây giờ mới biết câu " Hãy trả lại cho César những gì của César " là của Chúa Jesus. Marg ngoại đạo nên không biết rõ chuyện Phục sinh , nhưng câu nói này thì đúng là bất tử ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một câu rất quen thuộc, thường nghe nhưng không rõ của ai ha.

      Tôi cũng dân ngoại đạo vậy :-)))

      Xóa
    2. Không chỉ thường nghe thôi mà còn rất tâm đắc ( nói theo từ ngữ bây giờ )

      Nhớ có lần đọc trong một đặc san của Sở Nhà đất cũ, một câu chuyện vui : Một nhân viên phụ trách nhà đất báo cáo với sếp tình hình các hộ dân làm đơn đòi lại nhà đất đã bị trưng thu . Sếp bảo : " Hãy trả lại cho César những gì của César " . Sau đó nhân viên báo cáo lại với sếp : " Đã rà soát hết danh sách ở đơn vị , không có chủ hộ nào mang tên César để trả nhà ạ "

      Xóa
    3. Haha, àà, cái ông César này hình như có mà, dân Chà Ấn Độ, hồi ổng về nước bị lấy nhà, bây giờ con ông ấy qua đòi lại, hihi!

      Xóa
  7. Nhà thờ Cha Tam thì biết chớ , vì có xem về cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm
    Còn hôm vô UBND Q5 thì báo hại tài xế chạy lòng vòng . Ban đầu nói ở gần khu Đại Thế Giới, sau nghĩ ra không phải . Tài xế bảo : nơi đó ra sao , chị diễn tả đi , tôi sẽ nhận ra . Thế là nói nhà UB hình vòng cung , nơi hồi đó có trẻ con vui chơi . Thế là tài xế chạy một mạch tới cung văn hóa thiếu nhi Q5 ở đường Trần Hưng Đạo B , hihihi...

    Trả lờiXóa
  8. Hihi, bác tài này cũng... bá cháy thật, không phải dân Saigon rồi. Nhà thờ Ngã Sáu nhìn qua bên đường hồi đó là trường Chu Văn An, một ngôi trường TH cũng khá nổi tiếng trước năm 75, cùng với trường Pétrus Ký, giống như Gia Long và Trưng Vương vậy. Sau 75 trường này mất tên.

    Trả lờiXóa
  9. Anh PH-Hiệp ơi! anh qua xem lại hộ cái bức hoành phi này nhé. M thấy lạ quá đi thôi.

    http://phamhungdung.blogspot.com/2013/03/mon-quoc-gio.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã vào xem và gõ mấy dòng rồi chị Bà Già. :-)))

      Xóa
  10. "Giám mục Dépierre cử linh mục Pierre d'Assou (lấy tên tiếng Hoa là Đàm A Tố), mà giáo dân gọi bằng tên Việt là Cha Tam"
    Nhà thờ này là chứng tích sự ra đi của anh em ông Ngô Đình Diệm, bây giờ mới biết được xuất xứ của nó
    Cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, có bác tham gia là khoái rồi, hồi này không thấy bác viết gì mới?

      Xóa
  11. Anh Hiệp ơi,hôm nay mới vào được nhà anh để thăm anh đây, còn bên Opera thì tự nhiên nó biến mất không vào được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá gặp chị Mai ở đây, bên Opera nó sao sao ấy chị Mai, ba hồi giở chứng tôi cũng không vào được. Làm sao rủ chị Phụng và mấy bạn kia qua đây ha?
      Hồi này chị Mai khỏe không?

      Xóa
    2. Anh Hiệp ơi, hôm trước BT ghé nhà chỉ cách vào nhà các bạn bên này, nên ghé thăm anh,sau đó trở vào thì không thấy comment của mình,tưởng đâu nó biến mất,không vào được nhà anh, hôm nay vào nhà mình bấm phiếm thấy các bạn ghi mình vào vòng kết nối nên vào lại thì thấy có comment củ.Hôm trước nàng Gốc Mai có nói tội nghiệp chị Phụng, không biết mở mạng bên này mà tôi thì mù tịt làm sao nói với chị Phụng được. Còn các bạn kia đa số ở bên FB hết rồi.

      Xóa
    3. Chị Mai ơi vậy là vào đây được rồi ha, chị ghé thường xuyên đi. Bên Opera vắng vẻ quá.

      Chị coi hôm nào nhờ nàng Marg. tạo cho chị Phụng một trang bên này đi, nhiều bạn hơn. Chứ bên ấy vắng quá tội nghiệp chị ấy. Chị và Bác vẫn khỏe chứ?

      Xóa
    4. Anh Hiệp và Tuyết Mai ơi!
      HÔm nào M rãnh thì sẽ tạo một trang cho chị Phenix đó.
      Chờ nhé.

      Xóa
    5. Aa, nếu được "chiên gia bờ lốc" giúp thì hay lắm đấy.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))