Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Thời sự.


Ảnh Internet.

Mấy ngày qua đọc trên mạng về những chuyện thời sự nóng bỏng, có khi vừa buồn cười, vừa tức giận, vừa ngán ngẩm, chẳng hạn chuyện ông họ Dương được gởi sang Việt Nam, truyền thông của họ ví von là để kêu gọi "đứa con hoang đàng trở về nhà". Hihi, trịch thượng hết mức, trước đây cũng có người thuyết giảng hai nước như anh em (dĩ nhiên là ta chịu phận làm em), đã bị cư dân mạng ném đá, nay thì cái gã láng giềng xấu tính được cho là anh này còn tự nhân làm cha thì đúng là cái giống muốn làm... cha thiên hạ thiệt!

Bỏ qua chuyện đại sự vì đấy là chuyện lớn, không phải là việc của thảo dân, như thường lệ chỉ dám bàn chuyện chữ nghĩa. Cái câu "đứa con hoang đàng trở về" nghe quen quen. A tôi nhớ ra rồi, câu này nằm trong Kinh thánh, hì hì, như anh bạn trẻ Bố susu chắc biết. Đây là một dụ ngôn của Chúa Jésus được chép trong Kinh thánh với tựa "Đứa con phóng đãng". Câu chuyện như sau:

Người kia có hai con trai. Đứa con thứ đòi chia gia tài phần của nó, người cha bằng lòng. Ít ngày sau nó lấy hết của cải được chia lên đường đến xứ lạ, ở đó chỉ ăn chơi phung phí hết tiền bạc. Sạch túi, vừa gặp xứ ấy bị nạn đói, túng quẫn phải đi làm công cho người bổn xứ. Họ sai ra đồng chăn heo. Bụng đói muốn ăn vỏ đậu của heo nhưng không ai cho.

Nó chợt nghĩ lại, ở nhà cha ta, bao nhiêu người làm công cũng có cái ăn dư dật, mà ta ở đây sắp chết đói. Ta phải trở về thưa với cha: Con thật có lỗi với Trời, với cha, không đáng làm con của cha nữa. Xin cha nhận con làm đầy tớ.

Nó liền trở về nhà. Khi nó còn ở đàng xa, cha vừa trông thấy vội chạy ra ôm chầm lấy con mà hôn.

Nó thưa với cha như đã nghĩ, nhưng người cha ngắt lời, bảo đầy tớ: mau đem quần áo tốt đến, đeo nhẫn vào tay, mang giày vào chân. hãy bắt bò con béo làm thịt ăn mừng, vì con ta ví như đã chết mà bây giờ trở về. Và tiệc vui bắt đầu...

Lúc ấy đứa con lớn từ ngoài đồng trở về, gần đến nhà thấy nhạc rộn rã, liền gọi đày tớ hỏi. Đày tớ nói: Em cậu mới về, ông chủ vui mừng cho giết bò con ăn mừng.

Đứa con lớn tức giận không chịu vào nhà, người cha phải ra năn nỉ. Nhưng nó nói: bao nhiêu năm con làm việc cực nhọc, chưa hề dám cãi lệnh cha. Thế mà cha chẳng cho một con dê để đãi bạn hữu. Còn thằng khốn kia đã tiêu sạch tiền cha với bọn điếm đàng rồi dẫn xác về, cha còn làm bò con béo ăn mừng.

Người cha ôn tồn: Con ạ. Con luôn luôn ở cạnh ta, tất cả tài sản của ta là của con. Nhưng chúng ta nên mở tiệc ăn mừng, vì em con đã chết nay lại sống, đã lạc mất mà bây giờ trở về.

 (Luca 15: 11-32).

Đại khái câu chuyện trong Kinh thánh về Đứa con hoang đàng trở về là như thế, Nhà văn Pháp André Gide* cũng có một tác phẩm lấy ý từ tựa câu chuyện trên, với tựa Le retour de l'Enfant prodigue (Đứa con đi hoang trở về, 1907). Ông cũng còn một tác phẩm nữa dựa theo Kinh thánh, quyển La porte étroite (Khung cửa hẹp, 1909). Dụ ngôn Khung cửa hẹp của Chúa Jésus: "Phải gắng sức đi qua khung cửa hẹp mà vào Nước Trời". (Luca 13, 24).

Ngày xưa từ mấy ngàn năm nay, gã láng giềng to xác luôn tìm cách xâm chiếm hàng xóm, trong khi miệng vẫn đề cao Đạo Nho, lấy nhân nghĩa làm đầu. Nay một mặt hô hào xuất khẩu "Viện Khổng Tử", nhưng lại muốn dạy cho thiên hạ thêm bài học Kinh thánh? Hù hù, đúng là hết biết!


* André Gide (1869-1951): Nhà văn Pháp, đoạt giải Nobel văn chương năm 1947, một số tác phẩm quen thuộc đã được dịch sang tiếng Việt:

- La symphonie pastorale (Hòa âm điền dã, Bùi Giáng dịch).
- La porte étroite (Khung cửa hẹp, Vân Mồng dịch).
- Le retour de l'Enfant prodigue (Đứa con đi hoang trở về).
- Les faux monnayeurs (Bọn làm bạc giả, Bửu Ý dịch).
........



10 nhận xét :

  1. "đứa con hoang đàng" đúng là một ngụ ngôn trong Kinh thánh để nói đến sự xám hối và lòng vị tha.

    còn thằng láng giềng láo của VN mình thì chỉ có bố láo, tham lam.. chẳng có một tí ti xám hối hay vị tha gì hết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, cái gã láng giềng to xác nhưng không gà tồ mà rất đỗi đểu cáng và xấc láo này giọng lưỡi nào gã cũng nói được, miệng Nam mô nhưng cả bồ dao găm trong bụng, dây thần kinh xấu hổ của gã bị đứt từ lâu rồi :-(((

      Xóa
  2. Trở về với ông bố đại Hán này dân việt được ăn kẹo diệt chủng, như cộng sản Pôn pốt cho dân căm phu chia ăn vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kể ra thì báo chí đại Hán gọi thế cũng không đúng, mình... ngoan thế cơ mà, hì hì! Thật là chán ngán :-(((

      Xóa
  3. Mấy ông lãnh đạo ngoan chớ dân thì không ngoan mới bị nó cho xơi kẹo...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng quá bác Bu, dân hư quá cho nên bị nó cho xơi kẹo... đồng cháy ca bin và đâm chìm cả tàu :-(((

      Xóa
  4. Chuyện tay Dê Khiết Ao sang ta không giống chuyện trong Kinh Thánh anh H nhỉ...
    Nói chuyện anh em với Tàu, xưa hay dùng thành ngữ "môi hở răng lạnh", tại sao quan hệ Ta Tàu không dùng :"Anh em như thủ túc" mà lại dùng"môi răng", xem ra có ý của nó anh ạ. Môi mềm, không làm gì được răng, còn răng, nếu muốn nó cắn nát được môi anh à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó cắn ta thế đấy Toro, hù hù! Cái "hay" của ta là sự "nhẫn nhịn", 2 tháng nay cứ dơ mặt ra cho nó vả :-((((

      Xóa
    2. Vẫn kiên trì, kiên trì... cho đến gục xuống... chết. Hii.

      Xóa
    3. Đến QH (đại diện cho dân) còn không dám ra nghị quyết chống giặc (giặc chứ còn gì nữa), huhu!

      Xóa

:) :( :)) :(( =))