Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Chuyện chữ nghĩa.


Tịnh xá Ngọc Điền, thôn Long Bình, thị trấn Long Điền, huyện Long Đất (nay là Long Điền) Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh chụp lại từ sách 100 ngôi Tịnh xá tiêu biều, NXB Tổng Hợp TP.HCM - Quý I-2014. 

Ở entry trước tôi có giới thiệu về quyển sách "100 ngôi tịnh xá tiêu biểu" của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Ông bạn Bulukhin vào xem và phát hiện ra trong từ điển Hán-Việt không có chữ Tịnh xá, mà chỉ có chữ Tinh xá (    ) (chữ Tinh  bộ Mễ, như trong Tinh túy, Tinh thông, Tinh tế), và chữ Tinh xá theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội-1931) giải nghĩa: Tinh xá    là: Nhà học: Giảng đạo ở Tinh xá. Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh giải nghĩa: Tinh xá    là: Nhà học, nhà chùa

Chữ Tịnh  bộ Thủy có nghĩa là sạch sẽ, tinh khiết, thuần, ròng, trong Thanh tịnh 清淨 (trong sạch, yên lặng), Tịnh thổ (Tịnh độ: đất Phật) 淨土, Tịnh thất 淨室 (chỗ tu hành - Từ điển Trích dẫn trên mạng, Từ điển Hán-Việt Thiều Chửu). 

Thoạt đầu ông bạn Bulukhin nghĩ chữ Tịnh trong Tịnh xá chỉ nơi tu hành (chùa) của Hệ phái Khất sĩ, tiếng Hán-Việt cũng viết giống như chữ Tịnh  trong Tịnh Thổ (Tịnh độ淨土, hay như chữ Tịnh thất 淨室, nhưng không ngờ chữ Tịnh trong Tịnh xá nếu đọc đúng âm Hán Việt và theo Từ điển phải viết và đọc là Tinh , không có dấu nặng. Thoạt tiên tôi cũng nghĩ như ông bạn Bu, nhưng rồi có suy nghĩ thêm, hay chữ Tinh xá    là từ ngữ Hán-Việt xưa, còn chữ Tịnh xá để chỉ nơi tu hành là từ sau này của hệ phái Khất sĩ (sáng lập từ năm 1944), là chữ Tịnh như trong chữ Tịnh thất?. Bởi cũng có một số nơi tu hành của hệ phái Khất sĩ thay vì gọi là Tịnh xá thì được gọi bằng Tịnh thất, như Tịnh thất Liên Hoa ở Cần Thơ, Tịnh thất An Lạc ở Hậu Giang... Cách tốt nhất là phải tìm được cho ra chữ Tịnh viết bằng chữ Hán trong Tịnh xá nơi các ngôi Tịnh xá bây giờ, bởi chữ quốc ngữ thì chữ Tịnh nào cũng giống chữ Tịnh nào.

Tôi tìm trong quyển sách 100 ngôi tịnh xá tiêu biểu mới mua, gần như không mấy hy vọng bởi các Tịnh xá chỉ thấy ghi chữ quốc ngữ, không thấy viết chữ Hán. May thay có ngôi Tịnh xá Ngọc Điền ở Bà Rịa Vũng Tàu có viết tên bằng chữ Hán-Việt (hình chụp phía dưới). Dưới mái trên cao có hàng chữ quốc ngữ TỊNH XÁ NGỌC ĐIỀN, còn dưới mái thấp phía dưới có hàng chữ Hán, tuy hơi mờ nhưng vẫn còn đọc được, theo âm Hán-Việt từ phải qua là NGỌC ĐIỀN TINH XÁ (nếu đọc đúng âm theo từ điển là TINH XÁ chứ không phải TỊNH XÁ)


Hàng chữ quốc ngữ dưới mái cao là TỊNH XÁ NGỌC ĐIỀN. Hàng chữ Hán phía dưới từ phải qua (nếu đọc đúng âm Hán-Việt) là NGỌC ĐIỀN TINH XÁ (chữ TINH không có dấu nặng, chữ thứ ba từ phải qua). Như vậy chữ TINH trong TINH XÁ, được đọc là TỊNH

Entry bên trên tôi chỉ tra sách vở về chuyện chữ nghĩa, để thấy chữ nghĩa trong trường hợp này đúng như ông bạn Bulukhin viết trong comment "Chữ nghĩa rắc rối thiệt"

Ghi chú: xin bổ sung thêm, trong những quyển từ điển tôi có (Từ điển Việt Nam xưa nay xuất bản trên cả 2 miền đất nước, cũng như Từ điển Hán-Việt, kể cả Từ điển chữ Nôm, khoảng trên 20 quyển đều không thấy giải nghĩa chữ Tịnh xá).



20 nhận xét :

  1. Vừa vừa mới đọc xong chưa nói gì được nhiều vì phải đi công an làm lại khai sinh ....huhu sắp về gặp các cụ mà bây giờ vẫn chưa có giấy khai sinh huhu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, giờ này mà bác còn chưa có giấy khai sinh, giờ đi làm thì thành... em bé rổi :-)))

      Xóa
    2. hehe... em bé... Bu! huhu...

      Xóa
    3. Trời, tôi cười theo mém... té ghế, hí hí!

      Xóa
    4. Hihi ...em cũng vậy anh Hiệp ơi ..nước mắt nó chảy hù hù ...chắc tối nay em ngủ hổng được quá rùi ...đau cái pụng quá hè ....anh Bu ui ...

      Xóa
    5. Lâu lâu có dịp cười một cái cho no sảng phái tâm hồn NangTuyet :-)))))

      Xóa
    6. Bác làm giấy khai sinh làm gì nữa...

      Xóa


  2. 1- Những Tịnh xá, Tinh xá, Tịnh thổ, Tịnh độ, Thánh thất (Cao Đài) Tịnh Thất…..ta tạm cho qua vì cả ngàn năm nay nó thế rồi, nay nói khác đi cũng không ai nghe
    2- Được biết ngoài hệ phái Nam Truyền, Bắc Truyền , ở Viêt Nam còn có hệ phái Khất sĩ do tổ sư Thích Minh Đăng sáng lập năm 1944
    3- Đấy là những gì sách giấy và sách mạng viết ra nhưng bu tui cứ phân vân rằng KHẤT SĨ mà gọi là một hệ phái nghe không xuôi cho lắm vì:
    - Thời Đức Phật thượng tại ngài cũng đi khất thực đó là luật quy định. Phật giáo thời đó không xem Khất sĩ đi khất thực là một hệ phái
    - Sau này phát sinh ra Nam tông chuyên đi khát thực và Bắc Tông tự túc để sống, hoặc do Phật tử nuôi. Như vậy Khất sĩ đi khất thực là việc làm để tồn tại sắc thân, không có triết lý gì quá cao siêu để gọi nó là hệ phải.
    - Và như vậy Bắc tông tự làm để sống cũng thành ra một hệ phái sao, hệ phái gì? “Hệ phải tự lực” hihi
    - Như vậy chỉ có Việt Nam mới “tự biên từ diễn”ra hệ phải Khất sĩ, thậm chí Phật giáo khất sĩ từ năm 1944 mà thôi.
    - Tất cả các từ điển Phật giáo định nghĩa Khất sĩ rất đơn giản “Danh từ chỉ các vị xuất gia học đạo lang thang khất thực hang ngày, dùng chung cho Phật đạo và ngoại đạo. Tại Ấn Độ người ta thường dùng ba danh từ để chỉ một người khất sĩ: Vô gia cư, Tỉ kheo, Sa môn” (Chân Nguyên, Ng. Tường Bách) không có từ điển nào nói tới hệ phái Khất sĩ.
    - Hai chữ hệ phái sao không thấy từ điển nào gải thích. Ta tự giải thich lấy: Hệ: liên quan, ràng buộc, Phái: dòng chảy, hiểu là một tập thể người cùng chung mục đích chí hướng.
    (Bé Bu lại đi công an làm khai sinh huhuhu)


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Bu đã vào comment và nói được nhiều điều :-)))

      Xóa
  3. Đúng là Tinh Xá, quen đọc là Tịnh Xá, có phải do âm từ miền Trung quen đọc Tinh ra Tịnh, khi vô Nam cũng đọc rứa chăng?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phái Khất sĩ được sáng lập ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho nên cũng không hiểu sao đọc Tinh xá ra Tịnh xá, hay bởi đã có chữ Tịnh thất từ trước, nên mới đọc thế?

      Xóa
    2. TORO à, ngoài bắc không có Tịnh xá chỉ miền nam mới có. Xá, gốc nó là nhà ở, nơi ở. Hồ Xá ở Vĩnh Linh là nơi người họ Hồ ở., Võ Xá, Trần Xá ở Quảng Bình là nơi người họ Võ ,họ Trần ở Trong sách cội nguồn chữ Hán thì Xá được minh họa bằng một mái nhà một cột như cái ô vậy.
      Đúng là miền trung có nơi thêm dấu nặng vào các từ: Dĩa nói thành dịa, Xã nói thành xạ. Theo bu trong Phật giáo có cách đọc riêng. Tịnh thổ đọc là ịnh độ, nam vô đọc là nam mô....Thổ thành độ, vô thành mô đâu có phải do tiếng miền trung biến hóa ra...

      Xóa
    3. Cách giải thích của bác Bu rất có lý :-)))

      Xóa
  4. Quả là phức tạp chuyện chữ nghĩa. Nhưng dù là Tinh hay tịnh thì vẫn có chung yếu tố "xá" là cái nhà, là chỗ ở. Chỗ để học, hay chỗ để tu ( tu hành cũng cần học) thì ý nghĩa vẫn như nhau thôi. Cho nên TINH XÁ quen đọc là TỊNH XÁ cũng chẳng sao.
    Dù sao vẫn cám ơn bác Hiệp, bác Bu tra rõ ngọn ngành...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó bác Vũ Nho, "thất" và "xá" có ý nghĩa là nhà ở, thì "tịnh thất" hay "tịnh xá" thì cũng thế, ở đây là mình muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành thôi :-)))

      Xóa
  5. Tinh hay Tịnh, hệ phái hay không phải hệ phái thì đều vui nhưng vui nhất là BÁC BU PHẢI ĐI LÀM KHAI SINH LẠI! Có lẽ bác Bu nên có một bài nói kỹ chuyện này chứ quần chúng đang chờ đợi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, đúng đó bác HN, thuở nhỏ khi đi học tiểu học tôi cũng từng phải đi làm giấy THẾ VÌ KHAI SINH, bởi khai sinh gốc của tôi là mang từ miền Bắc vào, chính quyền miền Nam lúc đó không chịu, nhưng trường hợp bác Bu không rõ vì sao phải làm lại giấy khai sinh? bác Bu nên kể cho mọi người nghe với.
      Còn bác HN thì chuyện đảo chính tại Thái Lan đê.... :-)))

      Xóa
    2. Bác HN và bác PNH
      Hai bác đã có ý kiến thì bu tui sẵn sàng nói chuyện tại sao sang bên kia dốc cuộc đời rồi còn phải làm khai sinh hihihi

      Xóa
    3. Hoan hô! Bác Bu có một entry vè cái khai sinh "em bé Bu" đi... :-)))

      Xóa

:) :( :)) :(( =))