Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Tranh kiếng Nam bộ.

Mấy hôm trước tôi có ghé chùa Xá Lợi tại Saigon để xem một cuộc triển lãm khá độc đáo, đó là triển lãm tranh kiếng Nam bộ, một dòng tranh nghệ thuật dân gian được vẽ trên kiếng (kính - đọc theo âm Nam bộ). Dò hỏi thì được cho biết dòng tranh kiếng dân gian này đã có trên 100 năm nay tại miền Nam, chủ yếu phục vụ cho Nam kỳ lục tỉnh, từ Biên Hòa, Bình Dương, đến vùng Sóc Trăng, Trà Vinh nơi có đa số người thuộc dân tộc Khmer và Trung Hoa..., cũng được cho biết tranh kiếng Nam bộ không phải là loại nghệ thuật có nguồn gốc địa phương, mà do người Hoa mang sang, phát triển...

Tranh kiếng có kiểu vẽ rất độc đáo, là vẽ mặt sau của tấm kiếng trong, mà phải vẽ ngược, đến khi xem mặt trước mới thành mặt phải. Thuở nhỏ tôi nhớ nhất là những tấm tranh kiếng nơi những xe hủ tiếu mì của người Hoa ở Chợ Lớn, vẽ Quan Công, Triệu Tử Long cưỡi ngựa múa đao, hay Tề thiên Đại thánh đằng vân múa thiết bảng... Tranh kiếng chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng của người Việt, người Hoa, và người Khmer ở Nam bộ, và trang trí trong gia đình, những điển tích xưa... Trong nhà thể nào những gia đình thờ Tổ tiên, Thần tài, Táo quân, Mẹ sanh mẹ độ, Bà chúa thai sanh... cũng có những tấm tranh kiếng treo nơi mỗi bàn thờ. Tôi chụp và post lên đây một số hình ảnh về dòng tranh độc đáo này, mà hiện nay, theo thời gian đã có phần mai một...



































11 nhận xét :

  1. thật độc đáo, đọc bài này e mới biết thêm về dòng tranh này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dòng tranh kiếng này bây giờ cũng mai một dần, do không cạnh tranh nổi với những tranh ảnh hiện đại, có lẽ lớp bạn trẻ trưởng thành sau năm 75 ít chú ý đến, bởi đa phần tranh kiếng phục vụ cho việc thờ cúng dân gian, người có tuổi rành hơn :-))

      Xóa
  2. Vẽ xuôi đã khó đằng này vẽ ngược mới tài
    Mặt mũi người trong tranh đặc Tàu

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là vẽ ngược khó thật, nó tương tự như tranh in mộc bản, hoặc bản in mộc bản chữ Hán chữ Nôm ngày xưa, phải khắc ngược trên gỗ, khi in mới thành xuôi.
    Mặt mũi trong tranh đặc Tàu là đúng rồi, bởi nguồn gốc loại tranh này do người Hoa mang từ Tàu sang, và có lẽ bao nhiêu năm họ cũng đã hành nghề tranh kiếng ở miền Nam, đặc biệt các lò sản xuất ở Chợ Lớn, cũng giống như dòng gốm Cây Mai vậy.

    Trả lờiXóa
  4. Hồi trước , đi vào xóm người Hoa , nhà nào cũng có treo một bức tranh kiếng vẽ bát quái hoặc hình Quan công hay ông Thần Tài gì đó đặt trên trang thờ trước cửa nhà .

    Mà hình như Marg cũng ấn tượng nhất mấy tấm tranh kiếng ở những xe hủ tíu mì bà Tàu , M thích tranh vẽ Long Phụng hơn là tranh thầy trò Tề Thiên , hihi ...

    Trả lờiXóa
  5. Người Hoa thì khỏi nói, nhà họ có rất nhiều bàn thờ, mỗi bàn thờ đều có một bức tranh kiếng, còn ở cửa ra vào chính nhà họ thể nào cũng có một tấm tranh kiếng âm dương bát quái trấn yểm, trừ tà...

    Xe mì tàu có những bức tranh kiếng điển tích như Quan Công, Triệu Tử Long múa đao... hoặc hình trang trí như Long Phụng, cũng là có cái ý nghĩa viên mãn, hay lắm chứ.

    Trả lờiXóa
  6. Cám ơn chủ trang về bài viết, đặc biệt là công phu sưu tầm tranh kiếng, một dòng tranh độc đáo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác VuNho, văn hóa và những gì thuộc về văn hóa là những gì tôi luôn quan tâm, cho nên bây giờ biết bác tôi cũng hay qua bác xem.

      Xóa
  7. Mình thích tranh kiếng lắm !!! Thích sưu tầm nữa

    Trả lờiXóa
  8. Tranh kiếng vẽ phong cảnh khỗ 1.5 x 1.5 m.. treo trên bàn thờ của người miền quê Nam phần...Không biết ngày nay.. có gia đình nào lưu giữ ???

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))