Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Trẻ con.

Ảnh trên VTC New.

Sáng nay tôi coi trên Sáng Phương Nam (VTV9 - 3/4/2016), một tin khá thú vị. Đó là chuyện mới đây, khi trực thăng của cảnh sát truy đuổi 2 tên cướp bị mất dấu, thì ở bên dưới đất một đám trẻ con tuổi từ 6 đến 12, đang chơi trò đi tìm những quả trứng Phục sinh trên một cánh đồng ở nước Anh, biết được chỗ trốn của những tên cướp, đã rất thông minh, nhanh trí dùng chính bản thân mình nằm xuống đất tạo thành hình một mũi tên chỉ về phía những tên cướp đang ẩn nấp (ảnh bên trên), nhờ đó trực thăng cảnh sát ở trên cao đã biết được chỗ ẩn núp, và bắt được những tên cướp.

Câu chuyện thú vị trên đây khiến tôi nhớ lại chuyện cách nay ít năm tại Indonesia, khi thảm họa sóng thần xảy ra, trên một bãi biển trước khi sóng dữ ập vào, nước đã rút ra xa. Những người dân tò mò đã chạy ra xa xem, nhưng nhờ có những đứa trẻ du khách phương Tây có hiểu biết về hiện tượng sóng thần, đã kêu gọi mọi người chạy trở lại, nhờ thế đã cứu được nhiều người khi sóng thần ập vào.

Qua những câu chuyện trên, ta có thể đặt một câu hỏi "Tại sao những đứa trẻ (ở đây là trẻ con phương Tây) lại có những ứng xử thông minh, kịp thời, mà có khi chính bản thân người lớn chúng ta không biết, hay không nghĩ ra?". Câu trả lời không gì khác hơn là những đứa trẻ này đã được học hỏi, rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống... Chắc chắn những đứa trẻ này không tự biết được những điều ấy, mà phải thông qua giáo dục, từ gia đình đến học đường, xã hội...

Một vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ...







10 nhận xét :

  1. Về kỹ năng sống thì phải được rèn luyện, trải nghiệm từ thực tế, bác nhỉ? Nghe những câu chuyện về trẻ con chúng ta những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ thấy cũng cực kỳ thông minh, nhanh trí, phải không bác? Giờ nhiều em bị nhốt trong phòng, bị tra tấn bởi bao nhiêu bài tập, có lẽ việc rèn luyện kỹ năng sống thật khó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi, thì kỹ năng sống được h2nh thành từ hai nguồn: một là từ trải nghiệm thực tế như NT nghĩ, hai là từ giáo dục (gia đình, trường lớp, xã hội). Cả hai đều rất quan trọng tuy có đôi chút khác biệt.
      Kỹ năng sống được hình thành từ kinh nghiệm thực tế (ví dụ như trẻ con trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ NT đã đưa ra), kỷ năng sống sống này thường nghiêng về "bản năng", trong khi Kỹ năng sống hình thành từ giáo dục thường nghiêng về "lý trí".
      Trong thực tế tôi nhận thấy qua con cháu, người quen... từ ngoại quốc về VN, thì con trẻ ở ngoại quốc, như Mỹ, Úc, Pháp, Nhật (những nước tiên tiến) được giáo dục tốt về Kỹ năng sống, chúng còn nhỏ mà xử sự khá "chuẩn" (tôi không đề cập đến cá tính). Trong khi con cháu, người quen ở VN không đến nỗi hư hỏng, nhưng không được như thế. Tuy vậy ra công đồng, tụi nhóc ngoại quốc không "lanh, lỏi" bằng nhóc tì trong nước.
      Đây chỉ là những nhận xét chủ quan cá nhân của một người... già, hì hì!

      Xóa
  2. Một câu chuyện tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại toát lên một nền giáo dục tốt ở xứ người anh Hiệp nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vâng, đơn giản như thế đấy NangTuyet.
      Tôi có một nhận xét nhỏ, xã hội VN hình như đang chuyển động với chiều hướng tích cực trong nhiều lãnh vực. Hy vọng điều này được duy trì.

      Xóa
  3. đã thấy GĐ Phật Tử, Hướng Đạo, Thiếu nhi Thánh Thể... rục rịch hoạt động trở lại. Ơn giời cho các em có chỗ học kỹ năng sống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi phải công nhận là ở vào thời mình, thì những đoàn thể mà cụ Nô vừa nhắc đến, đã giáo dục, hướng dẫn mình rất nhiều trên đường đời.

      Xóa
  4. Mấy đứa trẻ dễ thương , giống như chúng đang chơi trò chơi dùng mật mã đi tìm kho báu trong sinh hoạt Hướng đạo vậy . Những trò chơi Hướng đạo đã thật sự giúp ích cho đời thật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những trò chơi như Đi tìm mật mã kiểu sinh hoạt Hướng đạo thời trẻ con lại chính là những bài học giúp ích cho đời, thay vì bắt trẻ "ra rả" "nhân chi sơ tính bổn thiện", hoặc "yêu tổ quốc yêu đồng bào" suông...

      Vừa rồi tôi có một buổi nói chuyện với cô em út từ Úc về, cô em dạy nhóm trẻ mẫu giáo 3 tuổi bên ấy. Trẻ mẫu giáo nói chung ở mình chủ yếu thấy được dạy múa hát, nhưng trẻ mẫu giáo bên Úc đã được dạy tự suy nghĩ, phát biểu (chẳng hạn mỗi đứa mang một món đồ chơi vào lớp, tự giới thiệu về món đồ chơi, các bạn khác đặt câu hỏi về món đồ chơi để trả lời). Và từ tiểu học trở đi cho đến lớn chương trình học của họ quá hay. Lớp 6 trở lên đã được học luật, cách khai thuế (dĩ nhiên phù hợp với tuổi của chúng), luôn được học cách tự suy nghĩ, giải quyết những vấn đề của bản thân.

      Xóa
  5. Lâu quá khg về Blog, nay về em ghé sang chào anh hiệp và các Bạn nha....Hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn MTB, lâu lâu thấy xuất hiện là mừng. Chúc mạnh giỏi :-)

      Xóa

:) :( :)) :(( =))