Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Vô ưu và Vô tư.

Thịt chuột được bày bán ở chợ Núc, xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Ảnh 1.

Hôm nọ tôi đã đọc được một bài viết trên blog của anh bạn trẻ Nguyễn Huy Trường, bài viết có tựa là "Bắt chuột", nói về chuyện người quê bạn ở xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất xưa thuộc tỉnh Sơn Tây (bây giờ thuộc Hà Nội), cứ đến mùa thì mọi người đổ xô ra ngoài đồng bắt chuột, dĩ nhiên chuột ở đây là chuột đồng chuyên ăn lúa. Cũng giống như khi tôi có dịp về chơi vùng Đồng Tháp, sáng sớm ra chợ thấy chuột được bày bán trong những chiếc lồng sắt, cùng với rắn, rùa, thằn lằn... và khi vào nhà hàng, quán ăn cùng với bạn bè, người quen là người dân địa phương thì không thể thiếu món chuột đặc sản đãi khách (nhưng thú thật, bạn bè chê dở thì đành chịu, dù có được động viên, khích lệ, hay... khích bác cách mấy, tôi cũng chưa hề dám gắp đũa lấy một miếng).

Ở quê của bạn Huy Trường chuột đồng thui rơm được bày bán ở chợ quê, như chúng ta thấy trong hình cũng là một món đặc sản quê hương, và đọc bài viết của anh bạn trẻ tả lại thuở thiếu thời đi bắt chuột cùng với đám trẻ trong làng, những cái tên như "thằng Quyền, thằng Dương, Mạnh tí", đứa cầm cuốc xẻng để đào hang chuột, đứa xách thùng để múc nước đổ vào hang, đứa mang theo rơm rạ để hun khói, và cũng  không quên con Vện để vồ những con chuột bị ngạt nước, ngạt khói chạy ra khỏi hang. Anh bạn trẻ này tả lại từ cách đổ nước vào hang, đến hun khói cho chuột ngạt, và đào hang bằng cuốc, xẻng, thấy thật thú vị. Tuổi trẻ của các bạn trẻ ấy ở quê nhà thật vô ưu, cái vô ưu của một thời tuổi nhỏ thần tiên mà một đời người không dễ gì tìm lại được.

Món chuột luộc lá chanh. Ảnh 2.


Sáng nay (15-12-2014) vào trang Vietnamnet thấy có bài viết cũng về chuột đồng, và những hình ảnh thui chuột, bày bán ngay bên đường cao tốc (Cầu Giẽ-Ninh Bình). Bài viết cho biết đến mùa (rằm tháng chín âm lịch), đến vụ lúa mùa, người dân địa phương tổ chức đi bắt những con chuột đồng béo múp, và mang ra thui, bán ngay bên lề đường cao tốc. Chuyện thui chuột cũng thật đơn giàn, hết sức dã chiến, chỉ việc chất rơm xuống đám cỏ ngay bên đường, đốt, thui, rồi bày trên mâm cũng ngay dưới đất đó bán cho khách qua đường.




 Thui chuột ven đường. Ảnh 3&4.

Mâm chuột thui được bày bán dưới đất ven đường. Ảnh 5.

Con chuột đồng được thui vàng ươm như ta thấy trong tấm hình bên trên, khi có khách qua đường hỏi mua thì người bán mổ bụng cắt bỏ phần nội tạng, tuyến bài tiết rồi bán cho khách. Khách mua về chỉ việc chặt chuột thành miếng hoặc chế biến thêm, là có ngay một đĩa đặc sản hấp dẫn để lai rai.

Đĩa thịt chuột thui. Ảnh 6.

Bài viết tôi đã đọc trên báo cho thấy việc thui, bày bán chuột trên lề đường cao tốc cho thấy dân mình có những người thật vô tư. Rơm được đốt lên (như ta thấy trên hình), không biết lỡ có gió thổi bay vào dưới gầm xe hơi đang chạy trên đường hậu quả sẽ ra sao? Có khi chỉ một cái ẩu nhỏ sẽ gây ra một hậu quả lớn (như đã có nhiều đám cháy chỉ vì những tia lửa điện của thợ hàn, hay của việc đốt vàng mã). Rồi khi có khách hỏi mua người bán mổ bụng chuột vứt bỏ nội tạng và tuyến bài tiết của chuột, chắc cũng vứt ngay tại chỗ lại làm ổ cho ruồi nhặng, và chuột được thui bày bán dưới đất bên lề đường, chẳng che đậy gì hết  xe cộ chạy qua sẽ có biết bao nhiêu bụi bặm bám vào, ổ dịch bệnh từ đấy mà ra chứ ở đâu, người mua mang về cứ thế chặt miếng bày ra đĩa mà chén... Úi, vô tư quá! Hì hì!


Ghi chú:

- Ảnh 1 và ảnh 2 được copy bên trang nhà anh bạn trẻ Nguyễn Huy Trường.

- Ảnh 3, 4, 5, 6 được copy trong bài viết "Chợ chuột 'bắt mổ ngay' đầu cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình" (Kiều Dinh - Vietnamnet 15-12-2014).


32 nhận xét :

  1. Có thưởng Huân chương chiến công thì bu tui xin lạy thịt chuột thịt rắn cả tơi lẩn nón.
    Trong nhà bu có bà xã xơi lẩu rắn ngon lành, thằng con trai nhai nhện rán (ở Cam bốt) như ta nhai cốm rang ...hihi ba nó nhắm mắt biến cho xa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, ba cái đặc sản này thì tôi cũng vái, hồi tôi đi Căm Bốt cũng thế, nhìn thấy đám nhện, dế chiên giòn mà hãi. Vậy mà nhiều người ăn cứ như xơi sì nách, còn về miền Tây mà thấy chuột, rắn là khiếp vía rồi.

      Xóa
    2. Ăn uống chẳng qua là thói quen của dân địa phương . Nhện , dế ... thì M không dám đụng tới , nhưng chuột thì ngay từ bé được dưới quê gửi lên đã ăn rồi . Hồi bé đâu biết sợ là gì . Sau này cũng thấy ngán ngán vì không biết trong đám chuột đồng đó có lẫn con chuột nhà nào không . Vậy mà vừa rồi được người miền Đồng Tháp mang thịt chuột lên cho , định không ăn rồi , nhưng làm rô ti thơm phức ăn chấm với nước mắm băm xoài sống , ngon lắm bác à , hihi...
      Tuy nhiên , nhìn mâm chuột thui trong hình thấy cũng sợ sợ á . Chuột miền Tây khi làm chặt bỏ hết đuôi , đầu .
      À , vậy bác H có ăn thịt ếch không vậy ?

      Xóa
    3. Hì hì! Người miền Bắc xơi thịt chuột không chặt đầu chặt đuôi như dân Đồng Tháp. Cái đĩa thịt chuột thui ở hình cuối cùng (ảnh 6), khi tải về tôi đã cúp bớt đi một góc có 2 cái đầu con chuột với mắt mũi và 2 cái mỏ nhọn trông phát khiếp. Bạn Marg. vẫn trung thành với "truyền thống" ha?

      Thịt ếnh thì có ăn, ếch xào xả ớt, đùi ếch kho... nhưng không mặn mà gì cho lắm.

      Xóa
  2. Mấy món bác và bác Bu đang kể trên thì chỉ trừ gián và con bọ cạp là con chưa ăn. Còn nhện, dế, bọ xít, rắn là hồi nhỏ tụi con chơi đã rồi tất cả đều đem nướng ăn hết. Con nào cũng có trò chơi. Nhện thì bứt chân để làm kim đồng hồ. Nướng lên ăn người ta bảo chữa đái dầm nên ăn. Bọ xít thì dán vô chiếc lá nhãn bằng miếng nhựa đường hay bã singum cho chạy trên sân. Dế thì nhúng vô ly rượu rồi mới cho đá.., xỉn nó đá hăng( lý luânbkiểu con nít). Rắn thì tụi con bỏ miếng thuốc lào vô miệng, nó "xỉn" nên rượt dữ lắm.
    => chơi đã rồi là tất cả đều đc nướng lên và "đánh chén" 2 bác ạ. Chừ nghĩ lại con vẫn nghĩ nó như mới đây thôi, nguyên đám con nít mặc quần thủng đít. Chơi chán rồi uýnh lộn xong lại đi ra sông ra ao bơi lội, nô đùa như chưa hề có chuyện j xảy ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thuở nhỏ tôi cũng lê la đất cát, đi bắt dế, câu cá, chơi đánh khăng, đánh cù, đánh đáo... nhưng vì ở Saigon nên không dám bắt ăn con gì hết. Sống ở quê cũng có cái hay của nó.

      Xóa
    2. Con nít thành phố và con nít nhà quê khác nhau vậy đó bác. Hihi. Tụi con còn lượm cuống hoa xoài, ngắt lá sấu non về chấm muối ăn. Chua chua cũng thú vị lắm. Còn chơi thì con cũng chô đủ cả: bắn bi, đánh khẳng, đánh đáo, thả diều, bắn súng cao su, bắn chim, đá gà, dế, cá lia thia, bắt lươn chạch ếch về ăn, trèo me, trèo sấu. Ôi! Nhiều quá con kể không hết.
      Hồi nhỏ ở khu vực quanh nhà con nhà ai có cây gì ngon là tụi con biết hết. Hì

      Xóa
  3. Còn chuyện "vô ưu" mà bác Hiệp nói bên trên. Con cũng hết lời để nói. Nó diễ ra hàng ngày. Ở Hà Nội cứ tới mùa gặt là họ đốt rơm, khói bay hết vô nội thành, cảm tưởng như đang ở Anh Đại Lợi vậy. Đi đường về quần áo dính nguyên một màu xám tro.b
    Lại làm con liên tưởng tới chuyện Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du. Thần thông quảng đại như vậy mà vẫn bị Đường Tăng khống chế vì trên đầu có vòng kim cô của Bồ Tát. Khi thành Phật thì tự nó mất, tức là đã trở về bản ngã. Con người giờ cũng cần trở về bản ngã. Cứ tự mình "xây nhà tù" cho chính mình. Hu hu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái cách thui chuột như trong bài báo thì chắc có cả ngàn năm nay rồi. Bây giờ người ta sống vẫn "sơ khai" như thế, vẫn cứ "ăn xổi ở thì" như người kiếp nào bên đường cao tốc, là biểu tượng của hiện đại, hù hù.
      Được thoát khỏi vòng kim cô mà trở về cái "bổn lai diện mục" của mình thì hay lắm.

      Xóa
    2. Tuổi con nít chú mày quá tuyệt, những trải nghiệm ấy đi mãi với một đời người Trường à
      Nhưng bác biết bọ xít hôi lắm mà. ăn làm sao được hihi.

      Xóa
    3. Mấy loài động vật hoặc côn trùng (như bọ xít, cà cuống...) về "mùi" thì nó có những nguyên lý hoạt động đó bác Bu, mùi hôi như ở bọ xít hoặc mùi đặc trưng như ở cà cuống nó nằm trong một cái "tuyến" chứ không nằm trong "thịt" của côn trùng. Cho nên con bọ xít bỏ đi cái tuyến hôi (thường nằm ở chỗ bài tiết) sẽ hết hôi, cũng như con cà cuống, sau khi lấy đi cái tuyến tinh dầu mà người ta pha với nước mắm để ăn với "Bánh cuốn Thanh Trì" nổi danh, thì trẻ con nhà quê cũng nướng con cà cuống lên ăn ngom lành.

      Xóa
    4. Bu tui đã làm công nhân kích kéo đóng cọc cầu Ròn. Ban đêm điện sáng cà cuống bay vù vù quanh giá búa, giơ tay khoắng giữa không trung là tóm được vài con . Nhà Văn Thạch Lam làm bu tui mê cà cuống : " nước mắm cà cuống thơm thoang thoảng như một sự nghi ngờ" hihi

      Xóa
    5. Thuở tôi còn nhỏ buổi tối mùa mưa hay ra ngoài đường chỗ mấy cây cột điện để bắt dế. Loài côn trùng như dế, cà cuống, cào cào..., thường bị ánh sáng mê hoặc, tụi nhóc tì cùng xóm bắt được cà cuống thường nướng ăn. Bác Bu mà đi Căm Bốt trên đường đi Xiêm Rệp ngồi trên xe để ý đi qua những vùng người ta làm cái bẫy dế ven đường. Họ căng những tấm bạt bằng ny lông trong lên, thắp mấy cái đèn nê ông treo ở đó, phía dưới để cái máng đựng nước, con dế hay cào cào bị ánh sáng dẫn dụ bay đến, vướng vào tấm ny lông trong rơi xuống máng nước hết đường thoát.
      Bánh cuốn Thanh Trì chấm nước mắm cà cuống xưa là đặc sản đã đi vào văn chương.

      Xóa
    6. Con bọ xít chỉ cần ngắt đầu lôi cái bong bóng như bong bóng cá ra là hết hôi bác à. Nó là "tuyến xạ" của con Bọ xít bác Bu ơi! Như lời của bác Hiệp là đúng đó bác.
      Còn con cà cuống thì bây giờ rất hiếm bác à. Con này phải sống ở nước sạch. Tháng 10AL là nhiều lắm! Nhể cái bọng của nó ra mà cất thì tới bữa ăn chỉ cần bỏ 1 giọt vô chén nước mắm thì thơm "điếc mũi" đi được 2 bác ơi! Mắm cà cuống ăn bánh cuốn Thanh Trì, bún chả. Hồi nhỏ con cũng hay bắt cà cuống để nướng ăn. Nhất là khi nó đang có trứng. Cay dễ sợ nhưng ko như ớt. Nó cay dịu. Giờ nói lại mà con lại thèm. Hì hì

      Xóa
    7. Có một loài dế mà khi tôi còn nhỏ tụi nhóc gọi là con "dế cơm". Con dế cơm này rất to chứ không nhỏ như con dế mèn (dế đá), đến gấp năm gấp bảy lần, bắt nó không khéo hai cái càng có những cái gai sắc nhọn rất khỏe của nó búng cho chảy máu. Tụi nhóc tì cũng xơi con này, vặt đầu, cánh, chân càng, mổ bụng lấy ruột ra nhét vào mấy hột đậu phộng rang rồi đem nướng giòn, tụi nhóc ăn khen ngon mà tôi cũng không dám ăn luôn.
      Về dế thì có mấy loài, thứ nhất là dế đá mà nhà văn Tô Hoài gọi là dế mèn, có 3 loại dế đá, con đen tuyền là dế than, con có sắc cam đỏ là dế lửa, có một loại nữa lai giữa "than" và "lửa" đen không ra đen, đỏ không ra đỏ. Con nít xưa chỉ chơi dế mèn để đá, mà cũng chỉ bắt con đực, là con trên cánh có nổi những đường gân, gáy rất to (chúng gáy bằng cách cọ xát 2 cánh với nhau phát ra tiếng, con đực mới gáy). Cũng có đứa cho nó uống giọt rượu đế cho nó say xỉn đá cho hăng (!).
      Loại dế nữa chỉ có một màu hơi nâu nâu dỉn dỉn cùng cỡ với dế mèn, loài này không đá được, gáy cũng ri rỉ ri rỉ không to như dế mèn, bắt được chỉ cho gà ăn. Loại nữa là con dế cơm to đùng tôi đã tả bên trên.
      Còn con gọi là dế trũi, dế nhũi, hay dế nhủi nhà văn Tô Hoài cũng có nhắc đến trong Dế mèn phiêu lưu ký, là loại to như dế mèn, nhưng hình dạng lại không giống như dế mèn, dế chó hay dế cơm, nó có 2 cái càng to khỏe ở phía trước để chuyên đào đất, bởi thế nên được gọi là dế trũi, dế nhũi...
      Nhắc và nhớ đến những kỷ niệm xưa, hihi!

      Xóa
    8. Hehe ông này đúng là vua dế rồi.

      Xóa
    9. Hồi nhỉ đến mùa là tôi đi theo mấy đứa trong xóm đào đất bắt dế, được con nào đá chiến tụi nhóc gọi "khống" lên là "dế hang rắn", hì hì!

      Xóa
    10. dế cơm dễ thì hơn 20 năm rồi cháu chưa gặp lại

      Xóa
    11. Vậy Bố susu biết con dế cơm này, nó to khiếp, chắc giờ tuyệt chủng rồi. Đi Củ Chi mà được ăn món dế cơm chiên giòn không phải con dế cơm ngày xưa, dế cơm bây giờ y như con dế chó, chỉ bằng con dế đá (dế mèn).

      Xóa
    12. Hồi Giáo còn nhỏ, trong xóm toàn là con trai nên Giáo chạy theo chơi, cũng rành... 6 câu lắm nhe bác Hiệp. Giáo cũng một tay bắt dế và cho dế đá nổi danh đó. Cũng biết nuôi vài anh dế chiến và se đầu càng trước khi đá cho dế đá hăng hơn. Cũng một tay đánh khăng, đánh đáo ko thua bọn con trai chút nào, kể cả cầm kiếm gỗ chơi trò đánh giặc nữa, hehe... Con nít ở quê sống thần tiên hơn con nít thành thị. Có lẽ nhờ vậy mà nỗi nhớ quê sâu đậm hơn chăng...
      Còn vô ưu thì Giáo nhường cho các bác... bình loạn, Giáo hỏng dám lạm bàn!

      Xóa
    13. Hôm nào về Sè Gòong kiếm dế đá đi Giáo, hihi. Biết cả chơi đánh cù, đánh khăng, chơi u, tạt lon nữa là bá cháy bọ chét luôn đó :-)))
      Ở quê con nít tắm sông lội suối, đủ thứ trò chơi nên đi xa nhớ quê là phải.
      Kệ, cứ vô ưu đi, đừng... tâm tư như mấy ông tướng công an, hì hì!

      Xóa
  4. Ôi ! Nhìn khiếp quá ...sao lại có thể nào ăn được nhỉ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở xứ này gì cũng xơi được hết đó NangTuyet, hì hì!

      Xóa
  5. Hehe có người còn ăn cả sắt thép, phân đạm, hài cốt liệt sĩ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy họ phải có hàm răng cá sấu, hoặc răng cọp, kết hợp với cái nuốt của loài trăn, cái gì cũng có thể xé, nhai và nuốt được đó bác Bu, hì hì!

      Xóa
    2. Cho con bổ sung bác Bu ơi! Cành cây, bê tông, nước thải, khói bụi rồi cả rác thải trong bệnh viện nữa. Bao tử của họ mà nghiên cứu xem có chất gì trong đó mà họ ăn dữ rứa? Còn con chỉ ăn cái gì chưa chín kỹ thôi là đã đánh bạn với ông Tào Tháo rồi. hic

      Xóa
    3. chắc con người là loài động vật "ăn tạp" bậc nhất thế giới

      Xóa
    4. Hồi tôi ở Tây nguyên trong làng Thượng thì con gì họ cũng ăn, sâu, bọ, rắn rết, chuột rừng, cả chuột nhà cũng xơi luôn, họ không từ một con gì cả.

      Xóa
  6. Côn trùng bay được có tính chất "quang động hướng". Hai bên thân nó có "con mắt" rất dễ bị ánh sáng kích thích. Khi ánh sáng chiếu vào một bên thì nó không bay thẳng được mà phải vòng quanh, Con thiêu thân bay quanh bóng đén Hoa Kỳ là do vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó bác Bu, mấy con dế hay bay vòng vòng quanh bóng đèn ngoài đường, còn loài thiêu thân hay bay quanh cái bóng đèn dầu Hoa Kỳ rồi đâm xầm vào cháy cả cánh rớt xuống, loài rầy hại lúa cũng thế nên người ta dùng đèn để bẫy.

      Xóa

:) :( :)) :(( =))