Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Chuyện nhỏ.


Ảnh Internet.

Tôi đọc trong một quyển sách viết theo loại bút ký* của nhà văn Nguyên Ngọc một câu chuyện ngắn khá hay, bài viết có tựa "Biết mình muốn gì". Tôi tóm tắt bài viết dưới đây (tôi tóm tắt nội dung, giữ nguyên ý, chữ viết nghiêng là ghi nguyên văn):

Nhà văn kể trong một chuyến đi nước ngoài (một nước Châu Âu, tác giả không nói rõ nước nào), ông có gặp một chuyện ngồ ngộ, một cặp vợ chồng trẻ người Việt có một cậu con trai mới lên năm sinh và lớn lên ở đấy, ông ngoại cháu mới sang thăm sống trong nhà mấy tháng. Ông cụ là một cán bộ nhà nước đã về hưu, thuộc loại người cực tốt trong xã hội ta, suốt đời thanh bạch, giản dị, tận tụy với việc nước cũng như việc nhà. Con gái, con rể và cháu cũng hết sức quý bố quý ông. Nhưng rồi khi mới qua chưa được một tháng thì xảy ra một chuyện chẳng đâu vào đâu, thật nhỏ nhặt, thậm chí hơi buồn cười, nhưng rồi ngày bỗng trở nên phiền phức một cách chẳng ai ngờ. Ông cụ là một người quen sống không bao giờ có ý kiến, sao cũng được. Hỏi ông muốn đi chơi đâu, mua quà gì cho bà ông nói đi đâu cũng được, mua gì cũng được. Hỏi ông muốn xem tivi hay tắt đèn đi ngủ ông nói tùy các con. Hỏi ông ăn gì ông nói ăn gì cũng xong, bữa ăn hỏi ông muốn uống bia hay rượu ông cũng nói tùy các con. Thậm chí trong bữa ăn hỏi ông muốn ăn thêm nữa không ông trả lời ăn cũng được mà thôi cũng chẳng sao... Cô con gái biết tính bố, bởi suốt đời ông vẫn thế, không bao giờ có ý kiến riêng về điều gì ở bất cứ nơi đâu, ở nhà cũng như khi ra ngoài xã hội. Còn cậu con rể có hơi lúng túng bởi chẳng biết ông muốn gì để mà chiều, nhiều khi thấy khó xử, nhưng là người lớn nên nghĩ cụ sang chơi ở với mình chẳng bao lâu, không nên để ý làm gì.

Nhưng đứa cháu trai mới năm tuổi của ông lại không nghĩ thế. Năm tuổi nhưng nó lại hiểu hết cả. Nó thuộc một lớp người khác, một thế hệ sống trong một xã hội khác, được giáo dục khác. Cho đến một hôm thằng bé đột ngột chỉ vào mặt ông, nói như quát: Chính ông cũng không tự biết ông muốn cái gì, như vậy là ông làm phiền người ta lắm, ông có hiểu không? Ông phải có ý kiến của ông chứ. sao ông lại không bao giờ có ý kiến gì cả, vậy ai có ý kiến thay cho ông?!

Bố mẹ đứa bé không kịp bịt miệng con, còn ông cụ thì sững người. Bố mẹ đứa bé biết nó nói như vậy là hỗn, nhưng lại đúng. Nó thuộc một thế hệ khác, một xã hội khác, một nền giáo dục khác, tuy nó chưa đi học, chưa đến trường, nhưng nền giáo dục đó thấm trong toàn xã hội và môi trường xã hội ấy như không khí để thở, đã quy định cách ứng xử tự nhiên hằng ngày của nó. Một xã hội tạo nên từng con người độc lập. Từng con người tự do..., ông đã quen với việc không có ý kiến riêng là rất đạo đức. Suốt đời ông không tự quyết định việc gì cả, mọi sự lớn nhỏ đều là do "người khác", do cộng đồng, do tập thể quyết định thay cho ông...

Tác giả viết tiếp, sau cái bi kịch bé tẹo ấy thì ông ngơ ngác. Ông đã quá tốt theo cách của một thời để có thể hiểu được còn có một cách tốt khác hẳn, hoàn toàn ngược lại.

Nhà văn Nguyên Ngọc kết luận bài viết:

Riêng tôi, tôi nghĩ lẩn thẩn: hay là những vấn đề của nền giáo dục chúng ta, mà bao nhiêu người đang rất lo lắng, có thể bắt đầu từ chính cái chỗ bé tẹo này đây chăng?  Từ chỗ chúng ta định tạo ra những con người như thế nào, những con người suốt đời sẵn sàng giao phó cho ai đó suy nghĩ và quyết định mọi việc thay mình, hay những con người tự biết mình muốn gì và tự quyết định về mọi việc lớn nhỏ của mình. Chúng ta định dạy cho trẻ em từng em tự mình biết rõ mình muốn gì và dám tự quyết định lấy, hay dạy cho chúng chỉ biết vâng lời?

Hình như chuyện nhỏ trông chừng chẳng đâu vào đâu của cái gia đình nhỏ nọ có thể lại chẳng nhỏ chút nào.

Đấy là câu chuyện của nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi chưa bao giờ được đến các nước Âu Mỹ, cũng không rành gì về nền văn hóa, giáo dục của họ. Có điều bà xã tôi đã mấy lần đến nước Mỹ bởi gia đình, anh chị em đã ở hết bên ấy từ mấy chục năm nay, bà xã tôi đã có lần sống ở bên ấy hằng nửa năm, có kể, mấy đứa cháu sinh ở Mỹ, tuy trong gia đình Việt Nam biết nói tiếng Việt, nhưng cũng suy nghĩ và hành xử như trẻ con Mỹ. Chẳng hạn có lần dự sinh nhật một đứa cháu con cậu em, khi các dì, các bác cho quà đứa bé đều cám ơn, thank you  rất lễ phép, nhưng lúc đứa bé mở quà nó nói ngay cái này con thích, cái kia con không thích, cái gì không thích nó quẳng vào một xó, thậm chí là bỏ vào thùng rác ngay trước mặt người cho quà. Một hành động nếu xảy ra ở Việt Nam sẽ được xem là hỗn, là "mất dạy".

Thế người lớn nghĩ sao về hành động đó? Thì ra ở bên Mỹ đó là chuyện bình thường, chị em đã quen sống bên ấy nói, cho quà là chuyện của mình, còn thích hay không là chuyện của nó, một khi mình đã cho thì món quà là của nó, thích thì nó giữ, không thích thì nó muốn làm gì thì làm, vứt đi cũng được, đấy là chuyện của nó chứ không phải của mình. Trẻ con bên Mỹ được dạy sống "thật" như vậy từ bé, chuyện gì cũng rất rõ ràng,  hơi đâu mà để ý suy nghĩ chi cho mệt...



Ghi chú:

* Quyển Nghĩ dọc đường, Nguyên Ngọc, NXB Văn Nghệ - 2006.




10 nhận xét :

  1. Em bé ấy còn nhỏ, hành xử theo kiểu tự nhiên, nhưng người dân Âu Mỹ thật sự, thì họ cư xử còn phải có phép tắc lịch sự nữa. Không phải ở bển ai cũng hành xử kiểu trẻ con như vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một cách nhìn về một sự việc.

      Tuy nhiên tôi nghĩ ở đây nhà văn không muốn nói về cách xử sự "trẻ con" hay "người lớn" (dĩ nhiên là người lớn sẽ xử sự lịch sự hơn trẻ con, như ông con rể), mà ở đây là họ đã giáo dục cho trẻ biết tư duy độc lập, chứ không chỉ biết vâng lời.

      Xóa
  2. Có lần, HN gặp một đứa cháu gọi bằng ông trẻ đi với bố, nó không chào mình, HN chỉ trích ngay, bố nó bảo: "Cháu nó không thích sao lại bắt phải chào?" Thiệt ngớ người, mà bố nó cũng học bên Tây về chứ nhưng chuyện nhà văn NN và bác NHP kể thì đúng là chuyện không nhỏ xuất phát từ dị biệt văn hóa. HN chấp nhận dị biệt nhưng dầu gì, mình là người VN thì ít nhiều phải giữ chút bản sắc VN. HN vừa có bài mới có lẽ có vài ý đại loại như vấn đề mà bác NHP đề cập. Bác vào xem sao nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, chuyện bác HN hình như nằm trong một cái "triết lý" khác chứ không phải là dị biệt về văn hóa như của nhà văn NN và chuyện bà xã tôi gặp bên Mỹ (dị biệt văn hóa thì người mình không quen thường cảm thấy khó chịu), còn ông bố đi học bên Tây nói vậy là "ngụy biện" cho con, bởi trong vấn đề chào hỏi, xin lỗi, cám ơn thì Tây phương hơn hẳn ta, đấy là những câu "cửa miệng" của họ, dù thích hay không thích.
      Thấy bác post bài mới có qua nhưng mới đọc sơ nên chưa còm, sẽ qua đọc lại kỹ hơn :-)))

      Xóa
  3. Trẻ con ở Mỹ hay ở Châu Âu đều giống nhau như thế ! Ngay từ bé chúng đã được hình thành tính tự lập và cách cư xử của chúng rất thẳng thừng ..mà đối với các bậc sinh thành là người Việt đều phải bó tay , không làm được gì vì nhân quyền ở đây rất cao . Cha mẹ sinh con , chứ không có quyền quyết định về vấn đề nào cả ! Mấy đứa cháu của OX em cũng thế , mới 5 tuổi thôi ...chịu hết nỗi ...có thể nói là " hỗn '" ...nhưng thật ra nền giáo dục và văn hóa của họ là thế đấy ! Nhiều khi em nghĩ nếu là con trai em thì em sẽ đánh cho một trận nên thân ...qua ngày sau nó sẽ chấm dứt ngay ...nhưng mình không thể làm được ...còn nhiều chuyện buồn cười nữa là có một chi người Việt : có đứa con trai sinh ở bên đây ...có một lần chị la rầy nó , nó cãi lại ...thế là chị ấy tức giận đưa tay định " sán " cho nó một tát ...thế là cậu ta đưa tay nắm chặt lấy tay của chị ...và kết quả là chị bị gãy ngón tay út !!! Chị ấy nói với em coi như con trai chị ấy chết rồi !!! Nhiều trường hợp lắm anh ơi ...điển hình là em nè : em đi dạy học ở bên đây ...em hiểu rất rõ về nền giáo dục bên đây ....nhiều lúc em đã phải tức tối vì chúng nó : chúng nó phát biểu một cách tự do giống như đang nói chuyện với bạn bè chứ không phải nói chuyện với thầy , cô của mình ...vì đã quen với nền văn hóa và cách giáo dục ở đất nước mình rồi ..nên em không thể nào phù hợp được ở đây được ..thôi thì nghĩ dạy là hơn ..chứ đi dạy với kiểu như thế có ngày em sẽ " phát điên " vì chúng đấy ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một người đã sống khá lâu ở bên Tây như NangTuyet nhận xét chắc là chính xác rồi. Đúng là cái khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, và nền văn hóa nào xem ra cũng có cái ưu và nhược điểm. Nhưng mà còn có một nền văn hóa khác nữa, cái "văn hóa" chỉ biết vâng lời tuyệt đối, nó triệt tiêu mọi thứ, chừng như nhà văn NN muốn nói đến cái này đây :-)))

      Xóa
  4. Cái ông gìa ấy là biểu tượng cho nền giáo dục XHCN, nó biến con người mất hết cá tính, người nọ na ná người kia, cứ như đúc trong khuôn ra. Ta xem các đại biểu họp quốc hội thì thấy rõ lắm.
    Toàn dân phẩn nộ chống Tàu xâm lược. Quốc hội là cơ quan tối cao của dân im như hạt thóc. Không ai dám mở miệng đề nghị QH ra nghị quyết chống Tàu xâm lược. Tại sao vậy ? vì sợ không đúng ý đảng, sợ cấp trên khiển trách, sợ mất chức, giàm lương...
    Chỉ có một người dám nói ra, ông này xứng đáng là anh hùng nhưng ông Sinh Hùng làm như không nghe thấy. Thằng bé việt kiều bên Tây dạy ông nó, dạy cho những thể chế trì trệ , cổ hủ , mất nhân quyền , một bài học nhớ đời . Ông Ngọc thâm lắm, phục!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng bác Bu ạ, ông NN thâm ở chỗ ấy. Không biết câu chuyện bên Tây có thật không? Nhưng qua chuyện này ta thấy ông ấy muốn nói ông cụ kia đại diện cho một thế hệ đã qua, không còn thích hợp cho một xã hội mới. Ông NN rất đề cao tư tưởng tiến bộ của cụ Phan Chu Trinh, trong cách suy nghĩ phải thay đổi nền giáo dục VN, vừa rồi ông ấy hội thảo gì đó mà bị "lề phải" đả dữ quá.

      Xóa
    2. Nước Nam ta có Hội nhà văn do ông Hữu Thỉnh (vốn là lính lái xe tăng) đứng đầu. Hội này dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng. Bên cạnh có có Ban "ní nuận" trung ương chỉ giáo. Vậy mà ông Nguyên Ngọc lập ra "Văn đoàn độc lập" tức không chịu sự kiềm tỏa của đảng thì báo lề phải la trời là đúng ý đảng rồi... hihihi.

      Xóa
    3. Bác bu thấy không, sau vụ VĐĐL coi như ông NN đã bị đẩy sang "lề trái", mà trong chiến đấu mấy mươi năm gian khổ ông ấy đã là Đại tá chứ đâu có ít, những người như ông ấy rất rất yêu nước, muốn cho dân giàu, nước mạnh, hợp với thời thế thì phải thay đổi trước tiên cái tư duy lệ thuộc, vâng lời tuyệt đối, đúng quá chứ còn gì nữa, hihi!

      Xóa

:) :( :)) :(( =))